Du học sinh Việt nhận lời mời làm việc của Facebook từ năm 3 đại học
Dù xuất phát chậm hơn so với bạn bè một năm, nhưng chỉ sau một kỳ thực tập Lưu Nghiệp Chinh đã được Facebook nhận vào vị trí chính thức ngay khi cậu hoàn thành chương trình học.
Lưu Nghiệp Chinh được Facebook nhận làm việc chính thức từ năm 3 đại học – NVCC
Du học trường top dưới nhưng không ngừng nỗ lực
Tốt nghiệp Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, trong khi hầu hết bạn bè đều giành học bổng và du học ở những trường danh tiếng thế giới thì Lưu Nghiệp Chinh (22 tuổi, TP.HCM) chọn học ngành khoa học máy tính ở Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM.
Đến 2017, khi bạn bè đã bước sang năm thứ 2 đại học thì Chinh mới hoàn tất hồ sơ làm thủ tục định cư ở Mỹ và bắt đầu lại từ đầu bằng việc đăng ký học ở một trường cao đẳng cộng đồng tại Houston Community College gần nhà để tiết kiệm thời gian và chi phí.
Suốt thời gian đầu, vì gia đình mới sang Mỹ định cư, mong muốn hỗ trợ cha mẹ nên Chinh vừa làm thêm vừa đi học. Chinh cũng gặp không ít khó khăn vì rào cản về ngôn ngữ. “Thậm chí có lúc em còn bị đuổi việc vì khả năng giao tiếp của mình với khách hàng, nhiều lúc em không hiểu được khách hàng nói gì”, nam sinh nhớ lại và cho biết mất hơn nửa năm Chinh mới khắc phục được điểm yếu ngôn ngữ của mình.
Biết bản thân theo học cao đẳng cộng đồng thì cơ hội xây dựng bản thân sẽ khó khăn hơn nên Chinh luôn nỗ lực hết mình. Từ tháng 8.2019, nam sinh chuyển lên học đại học tại Trường ĐH Texas A&M để bản thân có nhiều cơ hội hơn. Cậu từng bước, từng bước xây dựng kỹ năng cũng như nâng cao kiến thức để không thua thiệt so với bạn bè của mình.
Năm 2019, sau một cuộc gặp tình cờ với một người bạn đang làm việc tại Facebook, Chinh càng có thêm động lực và quyết tâm sẽ vào thực tập ở công ty này. Nói là làm, Chinh tham gia các dự án chuyên ngành của trường, các cuộc thi khoa học máy tính, mở rộng các kỹ năng và mối quan hệ cũng như học hỏi từ các công ty nhỏ. Cũng trong năm 2019, khi tham gia kỳ thi HackHouston 2019, Chinh giành giải nhì về ốp điện thoại thông báo va chạm dành cho người khiếm thị.
“Bản thân em thích chơi game, khi chơi game thì ngoài việc chơi em còn tìm tòi viết ra các thuật toán để thử sức mình và làm thành những dự án”, Chinh chia sẻ.
Video đang HOT
Bằng nỗ lực không mệt mỏi, nam sinh sau đó cũng nhận được thông báo về lịch phỏng vấn. Để không tuột mất cơ hội này, mỗi ngày Chinh dành 4-5 giờ đồng hồ chỉ để luyện các kỹ năng cần thiết cho việc phỏng vấn ròng rã trong 2 tháng liền. Trong đó, Chinh tập trung nâng cao các kỹ năng về chuyên ngành có liên quan đến nội dung mình xin thực tập.
Ngoài ra, lời giới thiệu của những người đã làm trong công ty này cũng là một điểm nhấn. Chinh cho biết bản thân may mắn quen được một số anh chị đã làm trước đó và họ sẵn sàng viết thư giới thiệu.
“Hôm đó, khi đang ngồi học ở hành lang của trường thì em nhận được email từ Facebook thông báo mình được chấp nhận thực tập. Em đã không kiềm chế được cảm xúc mà hét lên và phải mất một ngày sống trong cảm giác lâng lâng khi nghĩ đến việc đặt bước chân đầu tiên vào ngôi nhà lớn này”, Chinh nhớ lại. Cậu chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thực tập 3 tháng trong mơ của mình tại Facebook.
Kỳ thực tập không như mơ nhưng kết quả lại bất ngờ
Háo hức, mong chờ và có phần tưởng tượng về một kỳ thực tập trong mơ ở môi trường chuyên nghiệp, nhưng vào tháng 5.2020 khi chính thức bắt đầu kỳ thực tập thì Chinh như nhận một gáo nước lạnh vào mặt vì thực tế không như mơ.
Kỳ thực tập bắt đầu trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh ở Mỹ cùng lệnh cấm hạn chế ra đường phòng dịch. Chinh bắt đầu kỳ thực tập của mình bằng hình thức… trực tuyến.
“Em nộp hồ sơ vào Facebook vì thích được học hỏi cũng như trải nghiệm văn hoá công ty, được học hỏi kinh nghiệm từ những đồng nghiệp đi trước. Nhưng thực tế, khi bắt đầu trao đổi nhận dự án, mọi giao tiếp đều qua online, thậm chí có lúc em stress nặng và tự kỷ vì phải ngồi làm việc một mình trong khoảng thời gian dài. Nhiều lúc có thắc mắc hay gặp khó khăn đều rất khó trao đổi khi không thể trực tiếp làm việc được với mọi người. Lúc đó em rất chán nản”, Chinh kể lại và cho biết công việc của Chinh thuộc dự án viết phần mềm cho Facebook app trên hệ điều hành Android.
Nhưng sau hơn một tuần chán nản, khi nghĩ lại hành trình cố gắng của mình trong nhiều năm qua chỉ để được đặt chân vào công ty này, Chinh đã quyết xốc lại tinh thần, tự lên kế hoạch cho bản thân. Nam sinh đã tự lên kế hoạch làm việc khoa học và tự bản thân phải điều tiết công việc và cuộc sống một cách khoa học.
Xuất phát điểm của em rất thấp, thậm chí là đi sau các bạn du học sinh cả năm trời nhưng em vẫn luôn kiên trì và cố gắng để bản thân mỗi ngày tốt hơn một chút…
“Em không cho phép bản thân mình buông lỏng hay làm việc một cách vô kỷ luật. Dù khó khăn rất nhiều khi phải làm việc trực tuyến nhưng em vẫn dành thời gian 7-8 tiếng mỗi ngày cho công việc, báo cáo tiến độ và cố gắng trao đổi nhiều nhất có thể với các anh chị đồng nghiệp. Em cũng nhiệt tình tham gia và trải lòng chia sẻ những khó khăn bản thân đang gặp phải. Điều quan trọng là em luôn cố gắng hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất có thể”, Chinh nói.
Trong 3 tháng thực tập, dù ngắn ngủi nhưng bản thân nam sinh học hỏi được rất nhiều từ cách tổ chức công việc, đến thái độ chuyện nghiệp của các anh chị đi trước. Làm việc với thái độ cầu thị và luôn luôn sẵn sàng học hỏi, Chinh cuối cùng cũng hoàn thành xuất sắc phần thực tập của mình. Và đặc biệt, bất ngờ hơn cả là ngay sau kỳ thực tập kết thúc, Chinh chính thức nhận được lời mời làm việc của Facebook vào năm tới, khi cậu hoàn thành chương trình học.
Với kết quả ngoài mong đợi, Chinh cho biết sẽ cố gắng hoàn thành tốt việc học và các dự án ở trường, chuẩn bị cho mình những kỹ năng tốt nhất khi quay trở lại.
“Việc xin việc trong thời điểm dịch bệnh rất khó, lại được nhận vị trí chính thức khi mới là sinh viên năm 3 khiến em rất vui. Xuất phát điểm của em rất thấp, thậm chí là đi sau các bạn du học sinh cả năm trời nhưng em vẫn luôn kiên trì và cố gắng để bản thân mỗi ngày tốt hơn một chút”, nam sinh này chia sẻ.
Nữ sinh 'rớt từ vòng hồ sơ' trở thành kỹ sư của Facebook ở Anh
Sau những nỗ lực không mệt mỏi, Đỗ Thanh Lam (24 tuổi, Bà Rịa - Vũng Tàu) đã trở thành kỹ sư phần mềm cho 'ông lớn' Facebook tại Anh. Google cũng đề xuất cho cô một công việc toàn thời gian tại Đức.
Thanh Lam (bìa trái) trong chuyến đi dự hội thảo Grace Hopper Celebration (GHC) ở Mỹ. Đây được xem là một trong những hội thảo về công nghệ dành cho phụ nữ lớn nhất thế giới - Ảnh nhân vật cung cấp
Đầu năm 2021, phóng viên Tuổi Trẻ "xông nhà" Thanh Lam nhân dịp bạn về Việt Nam nghỉ lễ.
* Ý định chinh phục các công ty công nghệ lớn của Lam có từ lúc nào?
- Tôi nhập học Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) đúng vào năm trường có sáu anh sinh viên được Google nhận thực tập. Các anh tiếp cho tôi một khát khao lớn và một cơ sở để tin rằng đường đến các công ty công nghệ lớn không phải là giấc mơ, mà là thực tế có thể đạt được.
Năm hai ĐH, tôi có thời gian dạy kèm về thuật toán cho một số du học sinh. Các bạn động viên tôi có tiềm năng và nên ứng tuyển vào Google. Thế là tôi bắt đầu nộp hồ sơ lần đầu tiên.
* Kết quả lần đầu đó thế nào?
- Tôi rớt ngay vòng hồ sơ. Người ta nhận xét tôi chưa có nhiều kinh nghiệm dù đã có thời gian đi làm cho một số công ty từ năm nhất. Năm ba ĐH, tôi vượt qua vòng hồ sơ của Google nhưng không đậu phỏng vấn. Cùng lúc, tôi dự tuyển thực tập sinh cho Facebook. Tôi qua vòng phỏng vấn đầu nhưng dừng lại ở vòng sau. Lý do là ngoại ngữ cần rèn luyện thêm.
Năm thứ tư tôi tiếp tục thử sức. Lần này Facebook "gật đầu" cho tôi một suất thực tập 3 tháng ở Anh, sau đó đề nghị tôi ở lại làm việc. Google cũng đề xuất cho tôi một công việc toàn thời gian tại Đức. Sau khi cân nhắc, tôi quyết định chọn Facebook.
* Theo bạn thì vì sao mình được chọn?
- Lý do cụ thể tôi cũng không rõ. Theo tôi, điểm GPA không quan trọng lắm. Thay vào đó, hồ sơ cần có một số điểm nổi bật và thể hiện được bản thân có thể thích nghi với môi trường quốc tế. Chẳng hạn trong những năm ĐH, tôi cố gắng tham gia các kỳ thi lập trình online, nhiều hoạt động học tập, giao lưu để tăng kỹ năng.
Ngoài ra, mỗi năm tôi đều thực hiện một số dự án. Có thể là dự án riêng hoặc của một nhóm, có thể là dự án nhỏ hoặc lớn. Không cần làm những gì khổng lồ. Trước hết mình phải thích, phải có ý nghĩa và bản thân phải học được nhiều điều qua dự án đó.
Những mục khác trong hồ sơ cũng không cần thật sự hoành tráng nhưng cần cho thấy mình tiến bộ qua từng năm. Các công ty thích tìm một ứng viên chịu khó học hỏi. Cũng không nên "nhảy" quá nhiều công ty mà không để lại những thay đổi tích cực nào.
* Về chuyên môn, học hoàn toàn ở Việt Nam bạn có bị "lép vế" trước các đồng nghiệp từ những nước phát triển hay không?
- Trước khi sang Anh tôi có chút băn khoăn như thế. Nhưng sang rồi mới biết những kiến thức học được ở ĐH trong nước trang bị cho tôi nền tảng khá chắc chắn. Người ta thường nói ĐH ở Việt Nam thiên về lý thuyết nhưng mặt khác sẽ giúp hiểu biết rất sâu. Thậm chí có đồng nghiệp nước ngoài còn tưởng tôi đã học thạc sĩ!
Tuy nhiên, về kỹ năng thì không bằng. Các bạn châu Âu rất tự tin, giỏi hơn về nhiều mặt như khả năng thuyết trình, hỏi đáp, tư duy và cách xử lý tình huống...
Có lộ trình rõ ràng
Những năm phổ thông, Đỗ Thanh Lam giành giải nhất Hội thi tin học trẻ toàn quốc, hai huy chương vàng và bạc cuộc thi Olympic truyền thống 30-4 và giải khuyến khích kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn tin học. Thầy Phạm Nguyễn Sơn Tùng - giảng viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) - nói Thanh Lam luôn biết cách làm cho mình trở nên đặc biệt. Từ cách làm việc đến cách học tập, Lam luôn rõ ràng cụ thể và luôn có lộ trình để đạt được cái mình mong muốn.
Giáo dục - đào tạo 2020: Vượt bão bằng công nghệ Theo thống kê, khoảng gần 80% học sinh (HS) Việt Nam đã học trực tuyến, 240 cơ sở đào tạo đại học đã áp dụng phương thức đào tạo trực tuyến theo các mức độ khác nhau. Việt Nam xếp thứ 17/200 quốc gia và vùng lãnh thổ kịp thời ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục để ứng phó đại...