Du học sinh Việt Nam hoãn ngày trở lại Trung Quốc
Trước tình trạng virus corona gây bệnh viêm phổi đang lan rộng, các trường học ở Trung Quốc đã ra thông báo lùi thời gian học. Nhiều du học sinh người Việt Nam quyết định chưa trở lại đất nước này.
Trường thông báo hoãn ngày nhập học
Ông Võ Hải Anh – Chủ tịch Hội lưu học sinh Việt Nam tại Vũ Hán cho biết, tính đến thời điểm hiện tại có khoảng có khoảng 400 du học sinh là người Việt Nam đang theo học ở thành phố Vũ Hán. Lo sợ virus corona gây bệnh viêm phổi đang lan rộng, nhiều trường học ở Trung Quốc thông báo cho sinh viên hạn chế tụ tập, khuyến khích sinh viên chưa nên quay trở lại trường trong dịp này.
“Theo lịch thì đến ngày 16/2, phần lớn du học sinh Việt Nam sẽ quay trở lại Vũ Hán để tiếp tục việc học. Tuy nhiên, trước việc bùng phát dịch viêm phổi do virus Corona, các trường học ở Vũ Hán vừa có thông báo học sinh, sinh viên tạm thời chưa nên vội vàng trở lại đất nước này”, ông Hải Anh nói.
Trường ĐH Nông nghiệp Hoa Trung khuyến cáo học sinh chưa nên trở lại trường
Bạn Nguyễn Đặng Xuân Oanh, hiện đang theo học tại Trường Đại học Nông nghiệp Hoa Trung (Vũ Hán) cho biết, theo lịch thì trường em sẽ quay trở lại học vào ngày 10/2, nhưng mới đây trường lại phát thông báo hoãn thời gian quay lại học. “Trường gửi email cho học sinh là chưa nên mua vé trở lại trường, nếu đã lỡ mua vé thì trường sẽ hoàn tiền 100%. Còn hoãn đến bao giờ thì tạm thời chúng em chưa được biết”, bạn Oanh nói.
Theo bạn Oanh, đa phần du học sinh Việt Nam tại Trường Đại học Nông nghiệp Hoa Trung đều về quê ăn tết, khoảng gần 10 người ở lại thì được khuyến cáo không nên tụ tập nơi đông người, hạn chế đi ra ngoài để đối phó với virus corona.
Không chỉ riêng Vũ Hán, nhiều trường tại các thành phố lớn của Trung Quốc cũng khuyến cáo du học sinh chưa nên trở lại đất nước này. Anh Võ Mạnh Hà, hiện đang theo học tại Trường Đại học Bắc Kinh cho biết, tình hình trở nên căng thẳng, hiện trường đại học này đã đóng cửa và kiểm soát chặt chẽ nguời ra vào trường.
“Mọi người gần như không được tụ tập, trường đã có lệnh giới nghiêm, nếu ra đường không đeo khẩu trang sẽ bị bắt. Những người vì lý do nào đó mà đi ra ngoài thì phải mang theo đầy đủ giấy tờ tùy thân, thông tin cá nhân”, anh Hà nói thêm.
Sinh viên Việt Nam được hỗ trợ tối đa
Theo bạn Xuân Oanh cho biết, những du học sinh Việt Nam tại Vũ Hán được hỗ trợ tối đa. Ký túc xá Trường Đại học Nông nghiệp Hoa Trung vẫn mở cửa để bán lương thực cho sinh viên trong thời gian này. Những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được ưu tiên, phát đồ ăn.
Video đang HOT
“Bạn của em liên lạc về thường xuyên, các bạn được cung cấp suất ăn miễn phí. Nhà trường khuyên sinh viên nước ngoài không nên ra ngoài nhiều. Sinh viên ở các trường khác cũng được yêu cầu ở lại tại ký túc xá, tạm thời không nên ra ngoài đường để đối phó với virus corona. Nhà trường sẽ cấp phát lương thực miễn phí cho sinh viên trong thời gian chờ đợi dịch bệnh được kiểm soát”, bạn Oanh nói thêm.
Sáng ngày 29/1, Tân Hoa Xã đưa tin. Tính đến hết ngày 28/1, Trung Quốc có 5.974 người nhiễm coronavirus mới, ở tất cả 31 tỉnh thành của nước này, trong đó có 132 ca tử vong.
VÕ HÓA
Theo Tiền phong
Vui buồn chuyện làm thêm của du học sinh Australia
Du học sinh Việt Nam đi làm thêm ở Australia đối mặt với nhiều chuyện không hay, như: bị nợ, quỵt lương, nhân viên đố kỵ, về khuya đón xe vất vả...
Thời gian học cử nhân Kế toán và thạc sĩ Quản trị kinh doanh ở Đại học Victoria (Melbourne, Australia), chị Trương Nguyễn Thoại Giang (47 tuổi, quê Bình Dương, hiện làm việc cho Chính phủ Australia) đã làm thêm nhiều công việc. Chị chia sẻ những góc khuất của việc du học sinh đi làm thêm.
Việc làm thêm đầu tiên của tôi sau vài tuần tới Australia là bán lẻ trái cây ở chợ Queen Victoria. Tôi vốn dở tính nhẩm, tiền bạc cũng chưa quen, lại phải đổi từ tiếng Anh qua tiếng Việt khi cộng trừ nhân chia tính tiền, rồi lại đổi ngược lại từ tiếng Việt qua tiếng Anh lúc nói chuyện với khách, stress quá nên làm được vài ngày thì tôi xin nghỉ.
Nghỉ bán trái cây, tôi xin được một chân chạy bàn cho nhà hàng Vietnam Hut ở Carlton, thời gian từ 7h tới 11h đêm. Tuy nhiên, có một điều bất tiện là đúng 11h thì có một chuyến xe tram (xe điện) về city (trung tâm thành phố), nên tôi thường đi sớm năm phút để nghỉ sớm năm phút. Tới sớm thì bà chủ tươi cười nhưng về sớm thì bà không được vui, tôi cũng phớt lờ.
Trong năm phút đó tôi phải thay quần áo, giày dép, đi toilet rồi phóng ra trạm xe tram gần đó. Nếu không bắt kịp chuyến này thì 20 phút nữa mới có chuyến kế tiếp. Tới city tôi lại phải đổi sang tram khác để về nhà. Những lúc đông khách phải tăng ca hay khi tram bị hủy, về tới city thì chỉ còn chuyến cuối cùng lúc 12h đêm nên tôi phải rượt theo xe.
Có đôi lần tôi còn phải chạy đuổi theo chiếc xe tram đến cả hai trạm, mỗi trạm cách nhau khoảng 500 m và tốc độ tram tầm 30-40 km/h. Cứ tranh thủ nên không khi nào tôi phải đi bộ từ city về nhà (7 km). Còn bắt taxi thì kể như bốc hơi một buổi lương nên tôi chưa bao giờ dám nghĩ tới.
Nhưng lúc làm phục vụ đám cưới ở North Melbourne, tôi đã cuốc bộ về nhà một lần. Tiệc cưới thường bắt đầu lúc 8h mặc dù thiệp mời ghi 6h. Chương trình gồm có làm lễ, đãi 10 món ăn chia làm ba hiệp xen kẽ với ca hát và khiêu vũ, cho nên sớm nhất là 11h khuya tiệc mới tan. Khi khách lục đục ra về thì chúng tôi bắt đầu quét dọn, rồi chuẩn bị cho tiệc ngày hôm sau nên khoảng 1h sáng mới xong.
Tôi đi ké bạn ở gần nhà có xe hơi nhưng tối đó bạn không đi làm, cũng không có ai tiện đường cho quá giang, mà giờ này thì đã hết xe tram nên tôi đành lê lết bốn cây số về nhà. Đường sá vắng tanh vắng ngắt như trong phim ma của Mỹ. Tôi nghĩ thầm nếu ai ở trong bụi nhào ra thì mình phải vừa chạy vừa la làng. Có điều lao động cật lực từ 4h chiều, thân xác rã rời, đi còn muốn không nổi thì lấy đâu ra hơi sức mà chạy. Cũng may không có chuyện gì xảy ra.
Du học sinh Việt làm thêm ở tiệm bánh mì Như Lan vùng Footscray, Melbourne. Ảnh: Thoại Giang
Em của bạn tôi thì không được may mắn như vậy. Một buổi sáng, hai chị em tăng ca nên đi làm sớm. Mùa đông 6h trời vẫn tờ mờ. Vừa đậu xe trong bãi của công ty ở Collingwood thì có một người đàn ông Tây trờ tới nói phía sau xe bị gì. Em tưởng thật đi xuống xem thì bị ông ta sàm sỡ rồi bỏ chạy. Mặc dù Melbourne nằm trong top 10 thành phố an toàn nhất thế giới, tỷ lệ tội phạm đang có chiều hướng giảm, du học sinh vẫn nên cẩn thận khi ở nơi vắng vẻ, tối tăm.
Đi làm thêm, du học sinh không tránh khỏi chuyện người làm ghen ghét, đố kỵ. Khi tôi làm phục vụ đám cưới, nhân viên là người local (Việt kiều, dân lao động) và du học sinh (chỉ làm thêm tạm thời trong lúc đi học) rất ghét nhau. Bữa đó đang giữa tiệc, tôi chán nản quá nên xin nghỉ ra về. Tôi rủ người bạn cùng cảnh ngộ tẩy chay nghỉ luôn, nhưng bạn ấy rơm rớm nước mắt trả lời "làm chỗ khác biết ra làm sao, không khéo tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa".
Qua bạn bè tôi biết có một bạn từng làm cho nhà hàng nổi tiếng ở Melbourne được một cửa tiệm mới khai trương ở South Yarra (khu thượng lưu) thu nhận với mức lương cao như Tây. Không may quán vắng, lượng khách ít hơn mong đợi nên sau khi học hết những bí quyết nấu ăn từ nhân viên này, bà chủ kiếm cớ cho nghỉ việc mà không trả lương. Sau mấy tháng bị áp lực từ nhiều phía thì họ đành trả nhưng chỉ hơn phân nửa số tiền đã thỏa thuận.
Bạn tôi mới vào làm ở một lò bánh mì ở khu Footscray thì xin nghỉ vì không quen dậy sớm (1h sáng). Còn tuần lương cuối, ngày nào bạn ấy cũng kiếm bà chủ để đòi. Phàn nàn thì họ nói có mấy trăm đồng ai mà giựt, làm gì dữ vậy!
Cách đây vài tháng có một thành viên Hội Sinh viên Việt Nam Australia cũng bị nợ lương tuần cuối khi xin nghỉ. Bạn ấy kiên trì nhắn tin đòi lương thì bà chủ cũ nổi xung đòi đánh. Phải cho đến khi Hội can thiệp, bà ta mới phân trần là chỉ dọa giỡn thôi và bận quá quên trả chứ không cố ý làm khó dễ hay muốn quịt.
Chuyện thử việc không lương rất phổ biến đối với chủ người Việt. Tôi đi thử việc ở một tiệm fish and chips (cá và khoai chiên) ở Braybrook. Sau ba tiếng bà chủ nói em về đi khi nào cần chị gọi. Tôi hỏi tiền công thì họ nói ở đây thử việc làm gì có trả lương.
Có bạn làm bartender ở một tiệm cà phê ở Richmond, quản lý nói ngày đầu thử việc không lương, hai ngày tiếp training cũng không lương. Hỏi thăm mấy bạn nhân viên cũ thì được biết khi nào nhớ hết tên sản phẩm trong tiệm thì mới bàn tới chuyện tiền bạc. Bạn ấy đã làm được bốn ngày vẫn chưa rành rọt nên đang băn khoăn không biết có nên phóng lao thì phải theo lao hay nghỉ tìm việc khác.
Rút kinh nghiệm, bạn tôi xin việc chạy bàn cho một quán ăn ở Footscray liền hỏi trước là thử việc có trả lương không. Chủ quán khẳng định trả đầy đủ nên bạn ấy vào làm. Nhưng lương tám tiếng có $30, trong khi tiền xe buýt hơn $7.
Nhưng nói qua thì cũng nên nói lại cho công bằng. Du học sinh Việt Nam đa số là nhà có điều kiện, ở quê nhà chỉ có học và chơi là chính, việc nhà đã có người làm đảm trách, không quen lao động, không chịu khó, không biết việc nên huấn luyện mất rất nhiều thời gian.
Trước đây tôi có người bạn ở TP HCM, dáng dấp thư sinh, qua Australia cũng thử đi làm farm. Sáng 4h bạn đã ra khỏi nhà vì farm ở xa thành phố. Bạn bị say xe nên lên tới nơi thì khật khừ. Lại không quen nắng gió, cộng thêm hái dâu cứ phải đi lom khom đau lưng, nên bạn nghỉ nhiều hơn làm. Kết quả là không hái được bao nhiêu, sau khi trừ tiền xe anh bạn còn $40, trong khi trung bình người ta kiếm được hơn $100 một ngày.
Một bạn nam khác làm dọn phòng khách sạn ở city. Quy định một phòng 15 phút nhưng bạn mất tới nửa tiếng mới xong nên không có thời gian nghỉ ngơi hay ăn uống. Bạn ấy hoang mang, hỏi thăm mấy anh chị đi trước thì họ chỉ cho vài mánh trong nghề nhưng cũng nhấn mạnh điều quan trọng là phải thay đổi tác phong làm việc, cố gắng làm nhanh, không được lề mề.
Du học sinh Việt làm thêm ở siêu thị Coles vùng Yarraville, Melbourne. Ảnh: Thoại Giang
Tôi từng ở trọ cùng với một em con nhà có điều kiện. Công việc đầu tiên em ấy xin được là phụ bán trong tiệm thịt. Trong khi ông bà chủ và hai nhân viên khác tay làm miệng đon đả chào mời khách hàng còn em cứ lơ ngơ. Nhìn đống thịt máu me là em co rúm người lại. Sau hai tiếng thì ông chủ đuổi khéo: "Anh nghĩ chắc việc này không thích hợp với em".
Kế đó em ấy xin được việc phụ bếp ở một tiệm bánh mì ở Sunshine, ai sai gì làm đó, làm xong lại đứng chờ người khác chỉ dẫn trong khi ai nấy đều tất bật với hàng núi công việc của họ. Được hai ngày chủ cũng cho em ấy nghỉ.
Rút kinh nghiệm, khi xin được chân phụ bếp ở một tiệm giò chả ở Footscray, em ấy thấy việc gì cứ nhào vô làm thoăn thoắt không ngơi tay, buông chỗ này làm liền chỗ khác, quần quật cả ngày nào là rửa chén, nhặt rau, rồi cắt chả. Tới lúc gọt cà rốt thì được ông chủ khen "quá nhanh, quá nguy hiểm" (chiêu gọt cà rốt mới học được ở tiệm bánh mì).
Chia sẻ như vậy, nhưng du học sinh chớ nên lo sợ. Việc làm thêm không khó, cứ cố gắng thì sẽ sớm thích nghi. Ngoài ra, đi làm thêm cũng có nhiều chuyện vui. Ông chủ nhà hàng thấy tôi sinh viên nghèo nên hay cho đồ ăn thức uống mang về. Thời gian tôi làm ở đây hầu như không phải nấu nướng gì nhiều.
Bạn tôi làm ở tiệm bánh mì, cuối ngày hàng bán còn lại được chia đều cho nhân viên. Dịp lễ, Tết bà chủ cũng tặng bánh trái, hoa quả. Cuối năm thì dẫn nhân viên và gia đình đi nhà hàng. Người bạn khác bán seafood ở chợ South Melbourne kể ông chủ Tây thỉnh thoảng cao hứng lì xì cho nhân viên vài chục. Làm farm thì ăn trái cây tươi thỏa thích, không giới hạn.
Nhưng vui nhất có lẽ là khi về Việt Nam bạn nào cũng được gia đình khen nhờ đi du học mà giỏi giang, nhanh nhẹn, siêng năng hơn hẳn.
Thoại Giang
Theo VNE
Kiều bào tại Nga chia sẻ bí quyết tìm việc cho sinh viên Việt Với việc chính phủ Nga cấp gần 1.000 học bổng cho công dân Việt Nam đi đào tạo tại Nga, con đường học tập ở xứ sở Bạch Dương đang rộng mở với sinh viên Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp, vấn đề tìm việc làm trên nước sở tại là điều nhiều bạn trẻ quan tâm. Du học sinh Việt Nam ăn...