Du học sinh chia sẻ bí quyết giành học bổng danh giá Singapore
Đừng vội thi IELTS hay luyện SAT, các ứng viên nên tập trung xây dựng kết quả học tập và hoạt động ngoại khóa chất lượng, mới mong vượt qua vòng hồ sơ.
Hội Học sinh, sinh viên Việt Nam tại Singapore (VNYA) vừa tổ chức hội thảo online “ Du học Singapore 2021″ nhằm cung cấp thông tin, chia sẻ kinh nghiệm học tập và xin học bổng tại đảo quốc sư tử.
Học sinh có thể du học bậc trung học hoặc đại học với hai học bổng ASEAN và A*STAR. ASEAN là học bổng của Bộ Giáo dục Singapore dành cho học sinh các nước Đông Nam Á, còn A*STAR do Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Nghiên cứu của nước này trao cho học sinh lớp 9 và 10 ở các nước thuộc khối ASEAN, Nam Á.
Theo Phạm Thái An, Phó chủ tịch VNYA, đây là hai học bổng dành cho học sinh Việt Nam, nằm trong top 10 học bổng giá trị nhất ở khu vực châu Á.
Phạm Thái An tốt nghiệp Đại học James Cook và hiện làm cho một công ty tuyển dụng nhân sự tại Singapore. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Thời hạn nộp hồ sơ cho học bổng ASEAN là từ đầu tháng 3 đến giữa tháng 6. Sẽ có khoảng 20 suất cho học sinh Việt Nam, cấp cho bốn năm học, bao gồm hai năm phổ thông và hai năm dự bị đại học, tại các trường chọn của Singapore.
Trong khi đó, học bổng A*STAR có 30-50 suất hàng năm. Các bạn lớp 10 sẽ thi tháng 9, còn lớp 9 sẽ thi tháng 1. Học bổng liên kết với các trường chuyên ở Việt Nam, có lộ trình tuyển chọn và các vòng thi khá giống ASEAN.
“Các ứng viên được chọn đều phải trải qua hai vòng thi để giành học bổng, gồm bài thi ba môn (Toán, tiếng Anh và IQ) và phỏng vấn”, Thái An, cũng là cựu sinh viên Đại học James Cook, cho biết.
Kỳ thi tuyển hàng năm do Bộ Giáo dục Singapore và Đại sứ quán Singapore tại Việt Nam trực tiếp làm hội đồng tuyển sinh. Cả hai học bổng đều bao gồm hỗ trợ sinh hoạt phí, ký túc xá, bảo hiểm và phí dự thi lấy Chứng chỉ giáo dục phổ thông bậc cao GCE. Học sinh được hỗ trợ vé máy bay khứ hồi hai lần vào năm cuối trung học và dự bị đại học.
Hoàng Việt Giáng Hương, đang học dự bị đại học tại St. Joseph’s Institution, cho biết đây là hai trong số ít những học bổng toàn phần trước đại học, không chỉ trong Singapore mà còn trên toàn thế giới. Do đó, hai học bổng này có tính cạnh tranh cao.
Từng nhận học bổng ASEAN năm 2018, Hoàng Việt Giáng Hương sang Singapore học chương trình Secondary 3, 4 (tương đương lớp 9, 10 ở Việt Nam) sau khi tốt nghiệp lớp 9 ở Phú Thọ. Năm Hương thi có khoảng 2.000 hồ sơ khắp cả nước nhưng chỉ 20 ứng viên xuất sắc được chọn.
Video đang HOT
Hương cho biết, ứng viên nên chú ý xây dựng kết quả học tập tốt . Hương từng học chuyên Anh, hai lần đạt học sinh giỏi cấp tỉnh môn tiếng Anh năm lớp 8 và 9, ba lần huy chương vàng cuộc thi tiếng Anh trên mạng năm lớp 7,8,9.
Do học bổng yêu cầu nộp bảng điểm hai năm gần nhất nên nếu có ý định du học, cần có lộ trình học tập từ sớm để đảm bảo điểm tổng kết cuối năm đạt 8.0-9.0 mới mong qua được vòng hồ sơ.
“Mục tiêu của học bổng là thu hút nhân tài và thắt chặt quan hệ ngoại giao với các nước ASEAN, do đó họ sẽ tìm những người trí tuệ và nhìn vào mục đích du học của bạn, xembạn có chí hướng cống hiến cho cộng đồng hay không”, Hương nói.
Sau khi giành học bổng năm 2018, Hoàng Việt Giáng Hương sang Singapore học trung học và hiện học dự bị đại học tại St. Joseph’s Institution. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Theo nữ sinh, các bài thi của học bổng kiểm tra năng lực, tư duy bằng tiếng Anh và không yêu cầu điểm IELTS hay SAT nên học sinh không cần đầu tư học những chứng chỉ này từ sớm. Thay vào đó, nên học thêm Toán tiếng Anh, luyện IQ cho bài test.
Ngoài thành tích học tập, Bộ Giáo dục Singapore cũng đánh giá qua các hoạt động ngoại khóa . Tuy nhiên, ứng viên không cần quá căng thẳng về số lượng mà nên tập trung vào chất lượng của hoạt động.
“Hội đồng tuyển chọn không quá kỳ vọng ứng viên có nhiều hoạt động vì còn phải tập trung nhiều cho học tập. Do đó, bạn có thể nói đến một môn thể thao mình hay chơi hoặc chia sẻ đam mê trong lĩnh vực nào đó”, nữ sinh cho hay.
Không du học từ trung học, Nguyễn Xuân Nguyên giành học bổng ASEAN sau khi kết thúc chương trình A level ở trường Dân lập Quốc tế Việt Úc tại TP HCM. Nguyên hiện là sinh viên năm nhất Đại học Công nghệ Nanyang (NTU).
Nam sinh Sài Gòn lên kế hoạch học ngành Business ở Singapore từ cuối năm lớp 9. Nguyên phấn đấu có điểm IELTS ít nhất 7.5 (không môn nào dưới 6.5), SAT1 đạt 1470 và A level được 3A* và một A, còn SAT subjects gồm Toán 800, Hóa 800, Vật lý 780/800. Nguyên cũng có điểm A level cao nhất Việt Nam ở môn Business.
Có ý định du học Singapore, Nguyên tới thăm một số trường đại học tại đây năm 2019. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Sau khi nộp hồ sơ trực tiếp cho trường hồi tháng 2, Nguyên vào vòng phỏng vấn và được học bổng 100% cùng 5.600 SGD sinh hoạt phí một năm. Cậu sang Singapore nhập học hồi tháng 8.
Bên cạnh việc vạch ra lộ trình từ sớm, Nguyên khuyên ứng viên chuẩn bị một câu chuyện để gây ấn tượng tại buổi phỏng vấn . Nam sinh cho hay điều khiến cậu khác biệt với thí sinh khác là đã thể hiện mong muốn nhận được học bổng tại NTU qua việc từng đến thăm trường hồi lớp 11.
Nguyên từng thất bại sau lần ứng tuyển đầu, nhưng không bỏ cuộc, cậu tiếp tục nộp hồ sơ vào năm sau. Lần này, nam sinh cùng em trai tới thăm NTU, tìm hiểu kỹ hơn và có thời gian ngắn trải nghiệm ở đây để hiểu hơn về việc học cùng cuộc sống tại trường. Chuyến trải nghiệm đó khiến cậu càng củng cố tình yêu với trường.
“Chính việc tới thăm trường và quyết tâm thi lại đã giúp em chinh phục hội đồng tuyển chọn trao học bổng cho mình”, Nguyên nói.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục Singapore, hàng năm có hàng nghìn hồ sơ ứng tuyển cho hai học bổng này. Từ năm 2017, học sinh xuất sắc có thể đăng ký học bổng ASEAN online trên website của Bộ Giáo dục Singapore.
3 lời khuyên để chinh phục học bổng du học Singapore
Hiểu rõ chương trình học bổng; biết đánh giá bản thân để nổi bật hơn so với các ứng viên khác, luôn đặt mình vào vị trí của hội đồng đánh giá, theo Lan Hương, là những yếu tố giúp học sinh "apply" thành công học bổng du học.
Mới đây, tại hội thảo "Du học Singapore 2021" do Hội Học sinh Sinh viên Việt Nam tại Singapore (VNYA) tổ chức, các sinh viên, cựu sinh viên Việt đã có những chia sẻ về kinh nghiệm học tập và xin học bổng du học tại Singapore.
'Singlish' không ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục
Từng đi du học từ khi còn học cấp hai, Nguyễn Phương Chi (SN 2002), hiện đang là sinh viên chuyên ngành Kinh tế, Đại học Quốc gia Singapore (NUS) cho rằng, ở một đất nước có nền giáo dục được xem là hàng đầu thế giới, có rất nhiều khó khăn du học sinh có thể gặp phải.
Theo Phương Chi, đối với những bạn có ý định đi du học từ cấp 2, cấp 3, cần phải xem xét kỹ về việc liệu mình có đủ tự lập và vượt qua được những khó khăn trong học tập, những khác biệt về văn hóa và sự cô đơn trong một môi trường mới hay không. Ngoài ra, vấn đề tài chính gia đình, theo Chi, cũng là điều du học sinh cần phải cân nhắc bởi ở lứa tuổi này, việc đi làm thêm tại Singapore là điều không được cho phép.
Đối với bản thân Chi, điều khó khăn nhất nữ sinh từng gặp phải khi tới Singapore là vấn đề ngôn ngữ. "Ở Singapore, mọi người chủ yếu nói "Singlish". Do đó, khi mới sang, có rất nhiều tình huống dở khóc dở cười mình từng gặp phải như không thể hiểu những cô chú ngoài khuôn viên trường nói gì".
Tuy vậy, Chi cũng đảm bảo rằng, ở trong trường học hay những môi trường làm việc khác, giáo viên và sinh viên đều dùng Tiếng Anh tiêu chuẩn. Vì thế, "Singlish" sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Ngược lại, khi đã ở Singapore một thời gian khá dài, Phương Chi còn cảm thấy tiếng "Singlish" khá dễ thương và có chút thân thuộc giống như các từ đệm "á, ý, à, nha" ở Việt Nam.
Ngoài ra, Phương Chi cũng cho rằng, điều quan trọng nhất khi đi du học là phải tin vào bản thân và không ngừng cố gắng. "Mình đã từng ăn nhiều điểm S cho môn Toán, tương đương với điểm 4 ở Việt Nam trong năm lớp 12. Mình nhớ mãi, giáo viên đã nói với mình rằng: "Lý do em làm không tốt là vì em nghĩ mình không làm được chứ không phải vì em không có khả năng". Sau đó, mình đã tự thuyết phục bản thân và nỗ lực nhiều hơn để kéo được điểm lên tới 4 hạng", Chi chia sẻ.
Mặc dù có nhiều khó khăn khi học tập trong môi trường quốc tế, nhưng theo Chi, điều cô cảm thấy thích thú là nền giáo dục ở đây cũng rất đầu tư vào hoạt động ngoại khóa nhằm thúc đẩy kỹ năng sống cho học sinh.
Trong những năm cấp 2, Phương Chi đã là thành viên ban giao hưởng của trường và tham gia vào một cuộc thi trí nhân tạo khi học cấp 3. Phương Chi tin rằng, việc tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, dù ở lĩnh vực gì, cũng sẽ giúp học sinh có thêm những khoảnh khắc đáng nhớ, mở rộng quan hệ và còn giúp học sinh có thêm điểm cộng khi "apply" vào các trường đại học.
Hội thảo "Du học Singapore 2021" do Hội Học sinh Sinh viên Việt Nam tại Singapore (VNYA) tổ chức
Cấu trúc 'STAR' khi viết bài luận du học
Không đi du học từ thời cấp 2 như Chi, Nguyễn Lan Hương (SN 1998) từng là sinh viên của Trường Đại học Ngoại Thương. Sau 1 năm học tập tại Việt Nam, Hương mới bắt đầu hành trình du học của mình với học bổng toàn phần ở Học viện Quản lý Singapore, sau đó là Đại học RMIT.
Chia sẻ về kinh nghiệm giành học bổng 100% của mình, Lan Hương cho rằng: "Khi "apply" học bổng, các bạn cần lưu ý 3 điều: Hãy hiểu rõ chương trình học bổng; biết đánh giá bản thân để làm mình nổi bật hơn so với các ứng viên khác và cuối cùng là hãy đặt mình vào vị trí của hội đồng đánh giá".
Riêng về bài luận cá nhân, Lan Hương đã đưa ra một vài "tips" nhỏ để giúp các bạn học sinh chăm chút hơn cho bài luận của mình.
"Đừng chỉ liệt kê thành tích, hãy trở thành một người kể chuyện và truyền cảm hứng để nói lên đam mê của mình. Một cách thường thấy và cũng là cách mình đã sử dụng khi viết bài luận nộp tới trường đại học Singpore là sử dụng hình ảnh ẩn dụ để đại diện cho bản thân hay một sự kiện quan trọng nào đó".
Ngoài ra, Hương cũng khuyến khích mọi người có thể tham khảo cấu trúc STAR khi viết luận cũng như phỏng vấn để giúp câu trả lời được chặt chẽ hơn.
Cấu trúc STAR trong bài luận cá nhân, theo Hương, gồm S (Situation, mô tả tình huống cụ thể), T (Tasks, mô tả trách nhiệm của bạn trong tình huống đó), A (Action, hành động cụ thể để giải quyết vấn đề/ nhiệm vụ), R (Results, kết quả và bài học rút ra cho bản thân).
Cả Phương Chi và Lan Hương đều cho rằng, những học sinh có mong muốn đi du học phải chuẩn bị cho mình một năng lực ngoại ngữ thật tốt để có thể tiếp thu bài giảng và hoàn thành bài tập được giao. Thực tế, có những sinh viên dù đạt 7.0-7.5 IELTS, nhưng khi sang nước ngoài vẫn gặp phải những vấn đề về giao tiếp hay học tập. Vì thế, Phương Chi cho rằng, học sinh cần phải chú trọng đều vào các kỹ năng thay vì chỉ chăm chút vào ngữ pháp hay từ vựng.
Bí quyết chinh phục 8.5 IELTS tiếng Anh của nữ sinh trường chuyên Hà Tĩnh Không chỉ xuất sắc đạt số điểm 8.5 Overall trong kỳ thi IELTS, nữ sinh Trần Linh Giang (học sinh lớp 12A1, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh) còn là một học sinh giỏi toàn diện với ý chí học tập cao. Trần Linh Giang (học sinh lớp 12A1, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh) đạt 8.5 Overall trong kỳ thi IELTS. Trần Linh Giang...