Du học Nhật Bản cơ hội vừa học vừa làm.
Những bạn du học sinh khi học tập tại Nhật Bản có nhiều cơ hội được làm thêm. Các bạn có thể làm những công việc như phục vụ tại các nhà hàng, bán hàng ở các cửa hàng hoa, siêu thị… Nếu bạn có trình độ tiếng Nhật tốt bạn có thể dạy tiếng Việt cho người Nhật.
Đối với những bạn mới học tiếng Nhật các bạn có thể tìm được việc tại các nhà máy sản xuất mỳ hoặc nhà máy đóng cơm hộp. Mức lương trung bình cho một tháng làm thêm là khoảng 80,000 yên (Tương đương 16,000,000VND). Với những bạn có trình độ tiếng Nhật tốt mức lương của các bạn sẽ cao hơn. Việc đi làm thêm này đã được cho phép nhưng bạn phải tuân theo một số những quy định dành cho du học sinh như thời gian được làm là khoảng 28 tiếng/tuần và làm những công việc được cho phép. Bạn phải đảm bảo những giờ học trên lớp đầy đủ và việc đi làm thêm này không được làm ảnh hưởng đến thành tích học tập. Lợi ích của việc làm thêm này là giúp bạn có thêm khả năng giao tiếp với người Nhật và thu nhập từ việc làm thêm sẽ hỗ trợ bạn tiền học phí khi học lên cao và những chi phí cho sinh hoạt hàng ngày.
Nơi học sinh của trường làm thêm tại cửa hàng hoa Nakayama
Nhà máy mỳ Chidoriya nơi học sinh của trường làm thêm
Học viện Văn hóa Quốc tế TOYO là trường Nhật ngữ thuộc tỉnh Miyagi thành phố Sendai thông báo về hội thảo du học Nhật Bản tuyển sinh kỳ tháng 4 và kỳ tháng 7 năm 2014
Điều kiện tuyển sinh:
Tốt nghiệp PTTH trở lên, yêu thích và chăm chỉ học tiếng Nhật
Trình độ tiếng Nhật NAT- TEST 5 KYU, TOP J sơ cấp B trở lên
Lịch thi và thời hạn đăng ký của kỳ thi NAT- TEST (Dành cho những học sinh có dự định thi NAT-TEST) và muốn nhập học kỳ tháng 4/2014.
Kỳ thi NAT- TEST ngày 8 /12/2013 hạn đăng ký ngày 8 /11/2013
Học sinh Việt Nam đang học tại trường TOYO
- Đảm bảo 100% công việc làm thêm (Đối với những học sinh có khả năng giao tiếp tiếng Nhật với người Nhật)
- Có phần thưởng cho những học sinh chăm chỉ và học tập tốt
- Số tiền chuẩn bị cho một năm đầu tiên là khoảng 176,000,000 VND ( Bao gồm tiền học phí, phí cơ sở vật chất , tiền bảo hiểm 6 tháng tiền ký túc xá )
Video đang HOT
- Phí tuyển sinh và chi phí cho việc làm hồ sơ sẽ được phổ biến trong hội thảo
Thời gian và địa điểm tổ chức hội thảo
Cô hiệu trưởng Hikichi Kay trực tiếp sang nói chuyện và hướng dẫn học sinh làm hồ sơ tại hội thảo
Tại Hà Nội
Ngày 9 tháng 11 năm 2013 ( Thứ Bẩy ) từ 9h30 đến 13h30 Tại phòng họp tầng 1 Khách sạn Lake side số 23 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.
(Vui lòng liên hệ: 0985821838 (Gặp Ms Lan ) để đăng ký tham gia hội thảo)
Tháng 7 năm nay có 16 bạn học sinh Việt Nam nhập học vào trường Nhật ngữ TOYO và trong đợt nhập học tháng 10 này có 21 bạn nhận được giấy phép nhập học từ cục xuất nhập cảnh đạt tỷ lệ gần 100%
Hình ảnh các bạn học sinh Việt Nam nhập học kỳ tháng 7 năm 2013 tại trường TOYO
Học sinh của trường học cách mặc áo Kimono và cắm hoa trong giờ sinh hoạt ngoại khóa
Những bạn có dự định nhập học vào trường chúng tôi khi đi hội thảo cần mang theo:
Đối với trường hợp lần đầu tiên làm thủ tục đi du học:
Mang theo giấy bút, CMT và bản sao (cả hai mặt), ảnh (34cm) 6 chiếc, bản sao văn bằng cao nhất, bản sao hộ khẩu, chứng chỉ năng lực tiếng Nhật, trường hợp đã đăng ký thi năng lực tiếng Nhật mang giấy đăng ký dự thi hoặc hóa đơn thu lệ phí thi (bản gốc bản sao). Sẽ được hỏi về nghề nghiệp của người bảo lãnh chi phí.
Đối với trường hợp đã từng bị trượt và tu nghiệp sinh
Mang theo giấy bút, CMT và bản sao (cả hai mặt), ảnh (34cm) 6 chiếc, bản sao văn bằng cao nhất, bản sao hộ khẩu, chứng chỉ năng lực tiếng Nhật, trường hợp đã đăng ký thi năng lực tiếng Nhật mang giấy đăng ký dự thi hoặc hóa đơn thu lệ phí thi (bản gốc bản sao). Sẽ được hỏi về nghề nghiệp của người bảo lãnh chi phí. Ngoài ra mang theo tất cả những giấy tờ, hồ sơ đã từng làm của lần trước và hồ sơ trong thời gian tu nghiệp.Chuẩn bị giải thích về việc Hồ sơ đã từng được làm như thế nào và những phần trong hồ sơ bị thay đổi.
Để biết thêm thông tin về trường chúng tôi xin mời tham khảo qua trang web tiếng Việt của trường phía dưới đây:
http://www.toyo-kokusai.com/vietnamese/
Theo TNO
Nghị lực phi thường của 3 chị em mồ côi
Ai có dịp về xã Long Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) sẽ được nghe người dân vùng quê nghèo này kể lại "kỳ tích" của 3 chị em mồ côi cả cha lẫn mẹ. Vừa học, vừa làm, khi hai chị tốt nghiệp ĐH, CĐ cũng là lúc cậu em út bước vào giảng đường Trường ĐH Y Dược Huế. Dù niềm vui nối tiếp, nhưng phía trước của ba chị em vẫn còn không ít nỗi lo...
Mồ côi cả cha, lẫn mẹ
Chúng tôi tìm đến gia đình cô giáo Trần Thị Thủy, chị gái của em Trần Văn Đức- cậu bé mồ côi vừa thi đậu 2 trường đại học với điểm số khá cao. Chị Thủy cho biết cậu em trai đã lên đường vào Huế nhập học trước đó mấy ngày, và vừa rồi có mấy người đồng hương ở Hà Nội biết được hoàn cảnh của Đức đã về tặng một ít tiền để lo chuyện tàu xe và các khoản chi phí những ngày đầu nhập học.
Dù đã biết được phần nào hoàn cảnh nhưng chúng tôi vẫn ngỏ ý muốn được chị Thủy trực tiếp kể lại những tháng ngày vất vả, gian nan. Khóe mắt rưng rưng, cố gắng kìm nén sự xúc động, chị kể lại hoàn cảnh bi đát và tuổi thơ bất hạnh của cả 3 chị em...
Trần Văn Đức (thứ 2, từ phải qua) trong buổi lễ tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi quốc gia và học sinh đậu đại học điểm cao năm 2012 do UBND tỉnh Nghệ An tổ chức
Bố mẹ đến với nhau khá muộn, bởi lẽ cả hai người đều đi ra từ cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước. Bố tên Trần Văn Tam (sinh năm 1947) là chiến sĩ giải phóng quân, một cựu tù Côn Đảo và là một thương binh với 24 % tỷ lệ thương tật. Còn mẹ là cựu Thanh niên xung phong Nguyễn Thị Chung (sinh năm 1951). Tình yêu của ông Tam và bà Chung đã đơm hoa, kết trái khi hai bé gái là Trần Thị Thủy (1982) và Trần Thị Luận (1984) lần lượt chào đời.
Không lâu sau đó, cả hai vợ chồng ông Tam nhận được quyết định nghỉ hưu mất sức.
Trước tình cảnh đó, ông Tam quyết định đưa gia đình về quê (xã Long Sơn- Anh Sơn) để làm ăn, sinh sống. Về đây, hai vợ chồng bắt tay vào gây dựng cơ nghiệp bằng cách khai phá đồi hoang trồng chè, vỡ ruộng trồng lúa và mở quán nhỏ bán hàng vặt...Dẫu vất vả và có phần lam lũ nhưng ngôi nhà ấy luôn êm ấm và ăm ắp tiếng cười con trẻ. Nhìn các con ngoan ngoãn và lớn khôn từng ngày, ông Tam- bà Chung rất đỗi hạnh phúc.
Nhưng bất hạnh đã giáng xuống mái ấm ấy khi cả ông Tam và bà Chung xuất hiện hàng loạt các triệu chứng bệnh tật nguy hiểm. Hai vợ chồng đi khắp các bệnh viện và cùng chăm sóc nhau để các con yên tâm học hành. Thành quả lao động tích lũy được lâu nay lần lượt ra đi cùng với các đơn thuốc chưa bệnh và vô vàn các khoản chi phí khám- chữa bệnh....
Đến năm 1999 đã bị bệnh tật quật ngã sau một cơn đau tim. Ra đi ở độ tuổi 48, bà Chung để lại người chồng đau yếu và 3 đứa con thơ. Chưa đầy 1 năm sau ngày vợ mất, ông Tam đã trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Quân y 103. Từ đây, 3 đứa con nhỏ của ông Tam- bà Chung rơi vào hoàn cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Chị thay mẹ nuôi em
Bố mất đúng ngày Trần Thị Thủy - người con gái đầu nhận được tin vui trúng tuyển vào Trường CĐ Sư phạm Nghệ An. Gánh nặng mưu sinh và việc nuôi dạy các em từ nay đặt lên vai người con gái tuổi 18. Có lúc, chị đã nghỉ đến việc từ bỏ ước mơ trở thành cô giáo, ở nhà chăm lo sản xuất để nuôi dạy các em nên người.
Bà con họ hàng, bạn bè động viên. Lo xong tang bố, chị Thủy xuống TP Vinh nhập học. Còn Luận- người con gái thứ 2 cũng lên lớp 11, Đức bắt đầu vào lớp 1.
Ba chị em (Thủy, Luận và Đức) trong thời gian trọ học ở Thành phố Vinh
Gia tài ông Tam- bà Chung để lại cho các con là ruộng vườn, ao cá. Và khi bố mẹ đau ốm, chi em Thủy đã bắt đầu làm quen với ông việc ruộng đồng nên lúc này đã không còn bỡ ngỡ với công việc nhà nông. Mọi việc từ gặt lúa, hái chè, trồng rau đến nuôi cá, chăn lợn, gà... cả Thủy và Luận đều làm rất thuần thục. Vì vậy, thóc gạo, rau quả không lúc nào thiếu, thậm chí có lúc còn dư giả, đủ nuôi sống 3 chị em.
Hai năm sau, khi chị Thủy bước sang năm cuối cũng là lúc Luận trúng tuyển vào ngành Sư phạm Địa lý (Trường ĐH Vinh). Lúc này Đức vào lớp 3.
Hai chị đều học ở Vinh nên quyết định đưa Đức xuống theo để tiện việc sinh hoạt, nuôi dạy và chăm nom em. Thế là cậu bé Đức trở thành học sinh Trường Tiểu học Hưng Lộc (TP Vinh). Ba chị em sống trong một căn phòng trọ nhỏ, hẹp nhưng hàng ngày vẫn nuôi dưỡng khát vọng vươn lên và thành đạt để bố mẹ được ngậm cười nơi chín suối. Gửi lại nhà cửa, ruộng vườn cho bà con họ hàng, chị Thủy và Luận thay nhau về trông nom, chăm sóc ruộng lúa, vườn chè, ao cá.
Vào dịp nghỉ hè, nghỉ lễ- tết, trong khi bạn bè vui vẻ dạo chơi, chị em Thủy lại tất tả lao vào công việc đồng áng, hết gieo trồng rồi thu hoạch, vòng quay ấy dường như không có sự ngơi nghỉ.
Khi có thời gian rảnh, chị Thủy lại đi dạy kèm (gia sư) để có thêm tiền nuôi bản thân và các em ăn học. Nhờ sự giúp đỡ của người thân trong việc gieo trồng, thu hoạch và sự chăm chỉ lao động cùng khoản trợ cấp chính sách đã giúp 3 chị em Thủy đứng vững trên con đường học tập.
"Vất vả nhiều rồi cũng thấy quen, có khi thấy rất bình thường. Nhưng mỗi khi nghĩ đến cảnh mất bố, mất mẹ thì tủi cực đến phát khóc, nhất là vào những ngày lễ tết, bạn bè được sum vầy cùng bố mẹ, còn chị em mình thì côi cút..."- chị Thủy nói trong xúc động.
Còn Đức, có lẽ do được sinh ra khi người mẹ đã qua độ tuổi 40, lại bị căn bệnh tim mạch hành hạ nên thể trạng của em yếu hơn nhiều so với các bạn cùng trang lứa. Đang học lớp 3 (năm 2002), Đức bị đau bụng dữ dội, phải đưa vào Bệnh viện Nhi Nghệ An. Các bác sĩ ở đây bảo rằng triệu chứng bênh của Đức rất hiếm gặp, khó xác định nên phải chuyển lên tuyến trên.
Đến nay, tuy Đức mới 18 tuổi nhưng mái tóc đã bạc phân nửa, đó là di chứng của căn bệnh thận bẩm sinh, là do một quả thận không chịu hoạt động.
Sau giảng đường ĐH là nỗi lo mưu sinh
Chị Thủy tốt nghiệp CĐSP, trở về quê và được lãnh đạo Phòng Giáo dục bố trí công tác tại Trường THCS Phúc Sơn, cách nhà hơn 1 km. Ngay sau đó, Luận cũng nhận công tác tại Trường THPT Nghi Lộc 2.
Trần Văn Đức bên tập giấy khen về thành tích học tập
Dù hai chị đã lập gia đình nhưng vẫn chăm lo cho Đức, đặc biệt là về chuyện học hành.
Không phụ lòng anh chị, Đức luôn chăm ngoan, học giỏi. Dù sức khỏe không được tốt nhưng Đức vẫn theo học các lớp chuyên và kết quả học tập luôn đứng tốp đầu. Trong kỳ thi tuyển sinh ĐH năm nay, Đức đã trúng tuyển vào Trường ĐH Y dược Huế với số điểm 23,5 và ĐHQG Hà Nội với số điểm 20,5 (chưa tính điểm ưu tiên).
Theo ý nguyện của bố mẹ lúc sinh thời, Đức đã lên đường theo học nghề y để chữa bệnh, cứu người...
Lúc tiễn khách ra ngõ, chị Thủy tâm sự: "Có thể nói những nhọc nhằn, vất vả và tủi cực đã qua, cuộc sống giờ đây đã dễ thở hơn nhiều lần. Nhưng phía trước vẫn còn nhiều nỗi lo...". Nhìn nét mặt rắn rỏi, nhiều nếp nhăn, già hơn so với độ tuổi 30 của chị Thủy, chúng tôi cầu mong chị luôn mạnh khỏe, bình an để tiếp tục là chỗ dựa vững chắc cho một bác sĩ tương lai...
Theo VNN