Du học: Đường thẳng và đường vòng?
Theo anh Lê Nam – Nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Dublin, Ireland, đa phần các bạn trẻ Việt thường thích đi du học ở các nước Mỹ, Anh, Tây Âu… Tuy nhiên, việc nộp hồ sơ sang các quốc gia này vô cùng cạnh tranh. Do đó, bạn trẻ phải cân nhắc kỹ lưỡng mình là ai, nguồn lực của bản thân ra sao để chọn lộ trình “đường thẳng” hay “đường vòng” nhằm đi đến đích.
Nói về chủ đề du học, hầu hết các bạn trẻ Việt Nam đều thích đi Mĩ – Anh – Tây Âu. Tuỳ thuộc bạn là ai (có điều kiện kinh tế không, năng lực cá nhân tương quan ra sao,…) sẽ có nhiều lựa chọn trong mục tiêu ngắn – dài hạn khác nhau.
Nhưng nói chung đi du học giờ cũng có nhiều cách tính toán. Mà nổi lên thì cũng không nhất thiết phải đi đường thẳng, từ Việt Nam -> Đại học top ở Mĩ – tuyến đường này phải cạnh tranh rất nhiều về hồ sơ học tập cũng như tiền.
Apply Đại học còn ổn vì bằng Phổ thông Việt Nam được recognised (công nhận), học sinh phổ thông Việt Nam (cũng như các anh da vàng Đông Á) có tiếng là chăm học và được dạy nhiều kiến thức ở bậc phổ thông hơn so với đa số các học sinh phổ thông phương Tây. Với các bạn apply du học bậc sau ĐH (thạc sĩ, tiến sĩ) ở Mĩ hay Tây Âu, mà cầm bằng đại học Việt Nam, nhất là với ai mà học cả thạc sĩ trong nước nữa, thì quả thực là… hơi khó (trừ trường hợp xin Học bổng Chính phủ hoặc liên doanh Nhà nước, cái này mình không bàn ở đây).
Lê Nam, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Dublin, Ireland (trái) – tác giả bài viết.
Những bạn ở Việt Nam mà xuất sắc cả ngoại ngữ lẫn chuyên môn thì mình tin là họ đã rõ con đường và sẽ tự tin đi đường thẳng.
Nhóm còn lại là những bạn “chưa kịp” xuất sắc ở thời điểm đó, có thể là có nhiều bối rối về tương lai du học.
Thay vì đường thẳng, các bạn có thể đi những con đường vòng.
Video đang HOT
Với các bạn muốn học ĐH bên Mĩ, có thể nghĩ đến việc học các trường Community College (Cao đẳng cộng đồng) 2 năm, cố gắng đạt thành tích top đầu các trường này (mình nghĩ, khá dễ với học sinh Việt Nam) sẽ có điều kiện xét tuyển vào các ĐH của bang đó, tuỳ trường. Đây được coi là hình thức giống Liên Thông Cao đăng – Đại học ở Việt Nam. Mình cho là rất hay, kể cả học tự túc Cao đẳng cộng đồng thì chi phí cũng rất rẻ.
Các bạn muốn đi học thạc sĩ/ tiến sĩ ở các quốc gia, đại học lớn mà chỉ có bằng ĐH/Ths ở Việt Nam (và cũng “chưa kịp” xuất sắc) – mà lại không muốn hoặc không thể đi học theo diện ngoại giao/Chính phủ, có thể đi đường vòng: Vietnam -> 1 nền giáo dục trong khu vực châu Á (Malaysia, Thailand, Ấn Độ,…) -> Mĩ hoặc Tây Âu.
Ví dụ từ Việt Nam -> Ấn độ học Thạc sĩ IT 2 năm, nâng cao cả ngoại ngữ lẫn chuyên môn. Sau đó tấm bằng Ấn Độ kết hợp chuyên môn có thể apply đi Âu Mĩ “thả ga”, chỉ tuỳ thuộc vào năng lực của bạn.
Có bằng cấp được recognised/accredited (công nhận/ tín nhiệm) là nỗi đau đầu. Đi đường vòng cũng không quá tệ. Mình biết có anh thích Mĩ lắm, nhưng khi đó ví nhiều lí do, hồ sơ chưa đủ mạnh nên xin đi học ở Malaysia. Học thạc sĩ có 1 thầy hướng dẫn luận văn quý, sau đó thầy này được 1 trường bên Mĩ phong giáo sư, thế là kéo luôn trò cưng qua Mĩ làm tiếp PhD (tiến sĩ), giờ ở Mĩ luôn.
Đó, đường vòng, nếu quyết tâm thì nó vẫn là quá trình phát triển của bạn, đừng quá đặt nặng vấn đề: phải thế này/thế kia… nếu như bạn chưa đủ các “yếu tố”, các “nguồn lực cơ bản” (tri thức, tiền, quan hệ).
Mình chia sẻ tóm lược hai con đường để du học ở các nước có nền giáo dục cao ở châu Âu nhưng không hàm ý nói rằng: học ở Việt Nam hay bằng ĐH Việt Nam thì 100% không thể apply thành công. Chỉ nói rằng: bằng cấp Việt Nam có thể có thể bất lợi hơn trong hồ sơ. Những bạn nào giỏi, thì đã tự làm mạnh kiến thức và các kĩ năng khác (ngoại ngữ…) apply đường thẳng hết rồi.
Những bạn nào “chưa kịp giỏi”, hay mình dùng từ các nguồn lực chưa đủ, thì thay vì ngồi chờ thời cơ, có thể nghĩ thêm phương án đường vòng.
Lê Nam
(Nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Dublin, Ireland)
Theo Dân trí
Đào tạo trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo ở các trường ĐH, CĐ còn hạn chế
Trong khi năng lực đào tạo về trí tuệ nhân tạo (AI) của Việt Nam còn rất giới hạn nên không thể tăng chỉ tiêu thì ĐH Singapore những năm gần đây tăng 5 lần quy mô đào tạo mà chất lượng không thay đổi.
TPHCM đặt mục tiêu xây dựng chương trình phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) giai đoạn 2019-2025. Theo nhiều chuyên gia, yếu tố quan trọng quyết định thành công hay không chính là yếu tố con người trong khi để đào tạo nhân lực lĩnh vực này vẫn còn không ít khó khăn.
Còn khoảng cách giữa số lượng và chất lượng trong đào tạo nhân lực AI
PGS.TS Vũ Hải Quân, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM cho rằng có ba vấn đề chiến lược để phát triển AI: con người, công nghệ và khởi nghiệp, trong đó quan trọng nhất là yếu tố con người. Điều tất nhiên phải bắt nguồn từ đào tạo, nếu tầm nhìn đặt ra 10 năm thì cần có lộ trình thực hiện, bắt đầu từ bậc phổ thông trước với việc đẩy mạnh các môn như lập trình. Đối với học sinh chuyên, thậm chí có thể đưa AI vào dạy từ sớm. Ở bậc đại học (ĐH), yêu cầu đặt ra là phải đổi mới chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức mới về AI giảng dạy cho sinh viên. Những nghiên cứu cơ bản phải nắm bắt công nghệ mới để truyền tải cho người học.
PGS.TS Vũ Hải Quân phát biểu tại một hội nghị bàn về phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho TPHCM mới đây
Ông Quân cũng nhìn nhận, còn nhiều rào cản trong đào tạo lĩnh vực AI ở các trường ĐH, CĐ hiện nay. Ông Quân chia sẻ: Chỉ tính riêng ĐH Quốc gia TP.HCM, mỗi năm đào tạo khoảng 2.000 kỹ sư CNTT. Hằng năm, các doanh nghiệp tuyển dụng yêu cầu nhân lực phải chứng minh được sự am hiểu về blockchain, AI... Tuy nhiên, để sinh viên đáp ứng các kỹ năng đó đòi hỏi các trường ĐH, cao đẳng phải thay đổi chương trình đào tạo, giảng viên phải cập nhật kiến thức mới.
"Đúng là hiện nay năng lực đào tạo của chúng ta còn rất giới hạn. Bởi vì biết bao năm rồi thì chỉ tiêu các trường không tăng trong khi đó nhìn sang ĐH quốc gia Singapore những năm gần đây họ tăng 5 lần từ quy mô ban đầu 300 chỉ tiêu tăng lên 1500 sinh viên. Dù tăng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Họ chia sẻ rằng bởi vì công nghệ thông tin (CNTT) hiện nay là lĩnh vực rất hấp dẫn, và tuyển được nhiều sinh viên giỏi. Trong khi đó, chúng ta đã hạn chế về chỉ tiêu nhưng cũng còn giới hạn trong đội ngũ chuyên gia về lĩnh vực AI. Hiện nay số lượng chuyên gia về AI được đào tạo bài bảng hiện vẫn còn hạn chế. Do đó, cách để mở rộng là các trường chủ động mở các khoá học cho sinh viên học online, trên nền tảng mở để các giáo sư uy tín, chuyên gia hàng đầu về AI truyền tải các bài học. Đúng là vẫn còn khoảng cách giữa số lượng và chất lượng trong việc hướng tới tầm nhìn trí tuệ nhân tạo trong thời gian tới", ông Quân nói.
TS Nguyễn Hoàng Tú Anh, Hiệu trưởng ĐH CNTT, ĐH Quốc gia TPHCM cũng chia sẻ rằng: "Tôi tin tưởng vào trường đại học có nguồn lực có đủ, cái chúng tôi thiếu là sự đầu tư vầ nguồn lực tài chính và bài toán cụ thể để giải quyết. Chúng tôi đề nghị TPHCM đưa ra bài toán, chúng tôi sẽ giải bài toán đó, đưa giải pháp, doanh nghiệp dựa trên giải pháp đó xây dựng sản phẩm cụ thể. Chứ đòi trường ĐH làm từ A-Z là không thể nổi. Tôi mong đợi có quỹ đầu tư phát triển AI của TP, gồm 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà đầu tư. Quỹ này là cầu nối chặt chẽ của 4 nhà, đưa ra những bài toán của thành phố có lời giải nhanh, tạo ra "quả đấm thép".
Cũng theo bà Tú Anh, ngay từ những ngày đầu, trường đã có môn Trí tuệ nhân tạo nên thời điểm đó chưa được xem là quốc sách nhưng 3 năm trở lại đây đã khác. "Chúng tôi thực hiện chuyển đổi chương trình đào tạo để đưa trí tuệ nhân tạo vào tất cả các ngành, đặc biệt 2 ngành có liên quan trực tiếp đến AI: Khoa học dữ liệu tuyển sinh từ 2018 chỉ tiêu tối thiệu là 50, Khoa học máy tính. Sinh viên đào tạo đại trà và tinh hoa. Phòng thí nghiệm xử lý đa phương tiện đã thực hiện nhiều thí nghiệm dự thi trên thế giới", bà Tú Anh chia sẻ.
Bồi dưỡng về AI cho giáo viên bậc phổ thông
Trước câu hỏi nên đưa AI vào dạy từ bậc học phổ thông nhưng chương trình phổ thông tổng thể đã được soạn xong và sẽ áp dụng trong thời gian tới vậy có chậm không? PGS.TS Vũ Hải Quân cho rằng CNTT - ngành học mang tính ứng dụng, giáo dục kỹ năng thực hành thì có nhiều cách để đưa vào giảng dạy. Có thể giảng dạy ngoại khóa, kỹ năng, hướng nghiệp trong những giờ học tăng cường. Thêm nữa, có những chương trình giáo dục được dạy theo hình thức trực tuyến, người học có thể lựa chọn học theo sở thích, năng lực mà không cần đợi một bộ sách giáo khoa.
Còn TS Phan Tấn Quốc, Phó trưởng khoa phụ trách khoa CNTT Trường ĐH Sài Gòn, chia sẻ tại hội thảo Nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tại TPHCM giai đoạn 2019-2025 diễn ra mới đây, rằng chương trình phổ thông mới sẽ áp dụng từ năm 2021, trong đó, chương trình cốt lõi đã được đưa vào định hướng khoa học máy tính, CNTT cũng được chú trọng.
Với nguồn lực giáo viên hiện nay, việc truyền tải kiến thức này chắc chắn sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, cần bồi dưỡng giáo viên đáp ứng chương trình phổ thông mới, nhất là khả năng lập trình cho thầy cô. Ông Quốc cho rằng cần có chính sách mà cụ thể chúng ta cần có học bổng. Mỗi năm, trường ông tuyển 500 sinh viên ngành CNTT, có thể lựa chọn vài chục em cấp học bổng để đào tạo trình độ cao.
Lê Phương
Theo Dân trí
Nhiều lựa chọn sau phổ thông cho học sinh song ngữ Pháp - Việt Ngày 23.3, trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai đã tổ chức ngày hội hướng nghiệp "Bonjour la France" ("Chào nước Pháp") cho học sinh chương trình tiếng Pháp. Đại diện Tổ chức Đại học Pháp ngữ trình bày về các hướng đi sau chương trình trung học phổ thông cho các em học sinh chương trình song ngữ Pháp - Việt - LAN...