Du học, coi chừng không được công nhận bằng cấp
Tốt nghiệp các chương trình du học ngắn ngày hoặc đào tạo từ xa, nhiều người ngã ngửa khi bằng cấp của mình không được công nhận.
Nhiều người Việt Nam tham gia khóa học ‘tiến sĩ ngắn ngày’ tại Hong Kong – Ảnh: N.T.
PGS. TS Trần Văn Nghĩa – phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, cho biết thời gian qua nhiều người gửi hồ sơ đến bộ đề nghị công nhận văn bằng cấp ở nước ngoài. Tuy nhiên, rất nhiều trong số đó không được công nhận tại Việt Nam.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nghĩa nói học tập ở nước ngoài cần lưu ý tới xu hướng thương mại hóa trong giáo dục ở nhiều nước. Bên cạnh những trường chất lượng cao cũng có những trường tổ chức đào tạo theo kiểu “bán bằng” (diploma mill).
Các chuyên gia giáo dục đã cảnh báo điều này. Và việc tổ chức đào tạo của nhiều trường ở nước ngoài qua các chương trình liên kết cũng không được chất lượng như tại chính quốc.
* Ông có thể nói rõ hơn việc nhiều văn bằng nước ngoài không được công nhận tại Việt Nam?
- Thực tế có nhiều văn bằng nước ngoài gửi đến bộ đề nghị công nhận, nhất là bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Tuy nhiên sau khi thẩm định, chúng tôi nhận thấy các văn bằng này không đủ điều kiện để được công nhận tại Việt Nam.
Nhiều người tốt nghiệp các chương trình đào tạo từ xa, du học ngắn ngày nhưng số được công nhận cũng không hề nhỏ.
Khi công nhận văn bằng, bộ phải xem xét các vấn đề: kiểm tra cơ sở đào tạo nước ngoài và chất lượng chương trình đào tạo; đã được kiểm định hoặc được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục ở nước đó cho phép đào tạo và cấp bằng chưa.
Video đang HOT
Về cơ bản, văn bằng của các nước châu Âu có thông tin về chương trình rất minh bạch do có phụ lục đi kèm nên việc công nhận tương đối thuận lợi. Tuy nhiên ở một số nước, thông tin ghi trên văn bằng không đầy đủ.
Việc tiếp cận với dữ liệu văn bằng các trường đã cấp tương đối khó khăn nên việc công nhận cũng gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.
PGS.TS Trần Văn Nghĩa – Ảnh: T.L.
* Bộ GD-ĐT có động thái nào để kiểm soát chất lượng các chương trình liên kết? Và làm thế nào để người học biết và lựa chọn các chương trình đào tạo chất lượng, thưa ông?
- Trước thực tế đa dạng về chất lượng của các văn bằng nước ngoài, từ năm 1998, Luật giáo dục đã quy định về công nhận văn bằng do cơ sở nước ngoài cấp.
Bên cạnh đó, nghị định của Chính phủ cũng quy định chi tiết hướng dẫn một số điều của Luật giáo dục đưa ra điều kiện cơ bản để văn bằng của trường ở nước ngoài cấp được công nhận tại Việt Nam.
Để người dân có đủ thông tin lựa chọn các chương trình có chất lượng, Bộ GD-ĐT đang từng bước đưa lên cổng thông tin chất lượng các chương trình nước ngoài như: danh sách các trường, các chương trình được kiểm định; đường dẫn tới trang thông tin của các tổ chức kiểm định hoặc cơ quan quản lý giáo dục ở nước ngoài; các quy định về đào tạo và hệ thống văn bằng của nước ngoài để người dân tham khảo khi chọn trường, ngành.
* Trước tình hình chất lượng văn bằng thật giả lẫn lộn như hiện nay, ông nói gì với các công dân Việt Nam muốn theo học chương trình quốc tế?
- Khi có dự định đi du học tự túc, cần phải nghiên cứu kỹ về chất lượng của trường, ngành mình sẽ đăng ký học trên cơ sở thông tin từ các tổ chức kiểm định, tổ chức xếp hạng có uy tín; hoặc thông tin từ cơ quan quản lý giáo dục (đối với những nước chưa có hệ thống kiểm định phát triển).
Cần cảnh giác với các chương trình có điều kiện đầu vào không chặt chẽ; những chương trình đào tạo với thời gian quá ngắn; những chương trình liên kết đào tạo ở nước ngoài không có nhiều sinh viên của nước sở tại tham gia; hoặc các chương trình đào tạo từ xa.
Đối với các chương trình liên kết đào tạo trong nước, cần cảnh giác với các chương trình đào tạo không yêu cầu điều kiện đầu vào về ngoại ngữ và không dạy bằng tiếng nước ngoài.
Hong Kong cảnh báo người học
Nhiều người Việt tham gia học thạc sĩ, tiến sĩ của các trường ĐH Philippines có liên kết với công ty Hong Kong. Các chương trình tiến sĩ chỉ học trong 2 năm. Đầu vào tiếng Anh không quy định rõ chứng chỉ nên nhiều người Việt Nam không biết ngoại ngữ vẫn học qua phiên dịch. Các lớp học được tổ chức dưới dạng khóa học ngắn ngày. Mỗi đợt kéo dài 3-5 ngày tại cơ sở của trường ở Malaysia hoặc Hong Kong.
Trang web Cục Quản lý giáo dục Hong Kong chỉ rõ các chương trình không phải của Hong Kong cung cấp. Việc đào tạo do cơ sở nước ngoài tự thực hiện theo hình thức đào tạo từ xa hoặc kết hợp với một công ty ở Hong Kong. “Một công ty thì không thể có chức năng và đội ngũ giảng viên giống như trường đại học ở Hong Kong” – Cục Quản lý giáo dục Hong Kong nêu rõ.
Đối với các khóa giống như liên kết đào tạo ở Việt Nam, đối tác nước ngoài phải liên kết đào tạo với trường đại học ở Hong Kong. Các chương trình này sẽ được đảm bảo chất lượng và do hai bên tổ chức thực hiện. Các chương trình đào tạo từ xa không đăng ký với Cục Quản lý giáo dục Hong Kong, họ cảnh báo người học cần phải lưu ý trước khi nộp lệ phí.
Theo tuoitre.vn
Bỏ điểm sàn: Cánh cửa vào đại học rộng mở hơn?
Năm nay Bộ GD- ĐT bỏ điểm sàn thi vào ĐH, các thí sinh đang vô cùng lo lắng không biết bao nhiêu điểm mới đủ đỗ vào các trường đại học? Tuy nhiên theo nhận định của một số chuyên gia giáo dục việc này đồng nghĩa cơ hội vào đại học sẽ mở rộng cho tất cả thí sinh. Chỉ cần thí sinh có 10 điểm/3 môn thì vẫn có thể đỗ đại học.
Cơ hội vào trường đại học sẽ rộng mở hơn khi bỏ điểm sàn - Ảnh: minh họa/Nguyễn Hải
Bắt đầu từ năm 2018, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng sẽ không áp dụng điểm sàn đại học mà để các trường tự quyết định mức điểm (trừ ngành đào tạo giáo viên), đây được xem là điểm mới trong quy chế tuyển sinh năm 2018 của các trường đại học. Điều này cũng gây ra nhiều lo lắng cho các thí sinh khi không biết bao nhiêu điểm mới đủ đỗ các trường đại học?
Sau đây là một số thông tin để giúp các thí sinh phần nào an tâm với quy định rất mới này của Bộ GD-ĐT.
Theo ban tư vấn của một số trường đại học trong buổi giao lưu tại các trường cấp 3 vừa qua, mặc dù năm nay Bộ GD-ĐT không quy định điểm sàn nhưng với các trường có mức điểm xét tuyển hằng năm cao, có hay không điểm sàn sẽ không ảnh hưởng đáng kể. Điều này chỉ có thể ảnh hưởng các trường mức điểm xét tuyển thấp hoặc bằng điểm sàn mọi năm. Để lấy đủ chỉ tiêu, các trường này có thể hạ mức điểm xét tuyển một số ngành xuống thấp hơn năm trước. Điểm chuẩn cụ thể sẽ tùy vào số lượng đăng ký, mức điểm thí sinh đăng ký vào trường.
Nói về việc bỏ điểm sàn và cơ hội đỗ vào các trường đại học, Ông Hoàng Đức Thắng - Trưởng phòng Đào tạo Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: "Mặc dù năm nay Bộ GD-ĐT không quy định điểm sàn nhưng với các trường có mức điểm xét tuyển hằng năm cao. Có hay không điểm sàn sẽ không ảnh hưởng đáng kể. Điều này chỉ có thể ảnh hưởng các trường mức điểm xét tuyển thấp hoặc bằng điểm sàn mọi năm.
Để lấy đủ chỉ tiêu, các trường này có thể hạ mức điểm xét tuyển một số ngành xuống thấp hơn năm trước. Điểm chuẩn cụ thể sẽ tùy vào số lượng đăng ký, mức điểm thí sinh đăng ký vào trường. Vì vậy, việc tham khảo điểm chuẩn các ngành ở những năm gần đây là tiêu chí khá quan trọng".
Cơ hội vào trường đại học sẽ rộng mở hơn khi bỏ điểm sàn - Ảnh: minh họa/Nguyễn Hải
Việc đăng ký xét tuyển đại học, các thí sinh cần phải hiểu sẽ được chia làm nhiều đợt. Đợt 1 có mốc thời gian chung do Bộ GD- ĐT quy định, gồm 2 bước: đăng ký làm thủ tục xét tuyển, sau đó được phép điều chỉnh 1 lần khi có kết quả kỳ thi (theo lịch hướng dẫn chung của Bộ GD-ĐT) trực tuyến hoặc bằng giấy. Sau đợt này, nếu các trường còn chỉ tiêu sẽ chủ động trong việc thông báo và xét tuyển bổ sung. Nếu không trúng tuyển đợt 1, cần phải theo dõi lịch xét tuyển các đợt tiếp theo do các trường thông báo.
Theo nhận định của một số chuyên gia giáo dục việc Bộ GD- ĐT bỏ điểm sàn thì cũng đồng nghĩa cơ hội vào đại học sẽ mở rộng cho tất cả thí sinh. Chỉ cần thí sinh có 10 điểm/3 môn thì thí sinh vẫn có thể đỗ đại học. Thí sinh có thể dễ dàng chọn cho mình một trường đại học, dù điểm thi 1 môn chỉ ở mức dưới trung bình. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra, khi tất cả các trường đại học, cao đẳng trên cả nước (trừ trường đào tạo giáo viên) sẽ được tự chủ trong việc xác định điểm chuẩn xét tuyển.
Theo Một Thế Giới
Xuất hiện nhiều tổ hợp lạ để 'quét' thị phần tuyển sinh? Trước thông tin một số đại học chọn tổ hợp xét tuyển ngược với ngành đào tạo, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng các trường đang cố tăng cơ hội để tuyển đủ sinh viên. TS Hoàng Ngọc Vinh kêu gọi nhà trường nên tuyển sinh vì lợi ích của người học hơn là vì bị thúc đẩy bởi động cơ tài...