Du học Canada đem lại bằng cấp quốc tế trong tầm tay
Du học sinh quốc tế được phép ở lại lao động hợp pháp tại Canada tối đa là 3 năm sau khi tốt nghiệp để có thêm kinh nghiệm làm việc phù hợp với chuyên môn.
Canada gần đây được biết tới như một điểm đến du học hấp dẫn với nhiều học sinh và phụ huynh Việt Nam. Hệ thống giáo dục tiên tiến trong khối G8 và mức học phí phù hợp với khả năng kinh tế của nhiều người là những yếu tố quan trọng tác động đến xu hướng này. Dưới đây là cuộc trò chuyện với ông Audri Mukhopadhyay – Tổng Lãnh sự Canada tại TP.HCM để tìm hiểu rõ hơn về hệ thống giáo dục của Canada.
- Ông có thể chia sẻ một số thông tin nổi bật về ngành giáo dục của Canada?
- Với tổng số 95 trường đại học và 150 trường cao đẳng cộng đồng trải đều trên các vùng lãnh thổ, chúng tôi tự hào hệ thống giáo dục của Canada là một trong những hệ thống tốt nhất trên thế giới. Theo cuộc khảo sát được tiến hành đầu năm 2011 vừa qua với hơn 14 ngàn sinh viên tại 20 nước tham gia, bằng đại học tại Canada được đánh giá rất cao, tốt hơn so với bằng của nhiều quốc gia nói tiếng Anh khác. Bên cạnh đó, trong khối các quốc gia G8, lĩnh vực nghiên cứu và phát triển bậc cao học (Higher education research and development – HERD) của Canada có sự đầu tư lớn nhất tính trên tổng thu nhập quốc nội (GDP).
- Du học sinh nước ngoài, mà cụ thể là dụ học sinh từ Việt Nam có thể nhận được những gì từ hệ thống giáo dục được đầu tư nghiêm túc như vậy?
- Chúng tôi có hơn 10 ngàn chương trình học cấp đại học và cao đẳng, tạo ra sự đa dạng về ngành nghề và chuyên môn cho du học sinh có thể toàn quyền lựa chọn. Các bạn cũng biết rằng, Canada có bề dày trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, công nghệ, kỹ thuật và khoáng sản. Một số sản phẩm công nghệ tiêu biểu được biết tới trên toàn cầu như điện thoại Blackberry hay kỹ thuật phim IMAX đều có xuất xứ từ Canada.
Đồng thời phải nói thêm rằng, chúng tôi có mức học phí thấp nhất trong khối Thịnh Vượng Chung cho du học sinh. Sinh viên quốc tế còn được hưởng thụ môi trường sống xanh và sạch, trật tự và thanh bình cùng con người Canada nồng hậu luôn sẵn sàng tiếp đón người dân ở mọi nơi tới đất nước chúng tôi. Tôi tin rằng với hơn 250 ngàn người Việt hiện đang sinh sống trên toàn lãnh thổ, các du học sinh từ Việt Nam sẽ dễ dàng tìm được sự đồng cảm và nhanh chóng hòa nhập được với môi trường sống đa văn hóa ở Canada. Một điểm đặc biệt nữa là du học sinh tại Canada có thể lựa chọn học bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp hoặc cả hai vì đây là hai ngôn ngữ chính thức của đất nước chúng tôi, việc này sẽ tạo điều kiện cho du học sinh cùng lúc biết thêm 2 ngôn ngữ sau khi tốt nghiệp.
Video đang HOT
- Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về chất lượng giảng dạy tại các trường của Canada?
- Chất lượng giảng dạy và nghiên cứu là một trong vô số những điều mà chúng tôi tự hào về nền giáo dục của đất nước mình. Tại Canada, chúng tôi có các giáo sư, giảng viên có trình độ cao và có chuyên môn sâu, các công nghệ hỗ trợ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu luôn được cập nhật, môi trường học tập mở tạo điều kiện cho sự sáng tạo và phát triển của từng cá nhân. Hơn thế nữa, chúng tôi khuyến khích sinh viên làm việc sau giờ học để có thêm kinh nghiệm thực tế. Công tác tạo điều kiện tìm kiếm cơ hội việc làm hoặc thực tập cho sinh viên luôn được đặt ngang với công tác giảng dạy lý thuyết tại giảng đường.
- Các bậc phụ huynh khi tìm kiếm nơi du học cho con cái cũng rất quan tâm tới cuộc sống của học sinh, sinh viên sau giờ học. Chính phủ Canada có lưu tâm tới vấn đề này?
- Tại mỗi trường học trên lãnh thổ Canada, chúng tôi đều có các tổ chức do giáo viên và sinh viên tình nguyện tham gia để hỗ trợ cho du học sinh quốc tế. Hoạt động của các tổ chức này bao gồm tư vấn chuyên môn, tư vấn ngành học, cung cấp các khóa đào tạo miễn phí cho tân sinh viên, giúp đỡ tân sinh viên hòa nhập với cộng đồng và môi trường mới… hoặc hỗ trợ du học sinh tìm kiếm nhà trọ, các gia đình nhận học sinh ở home-stay.
Các hoạt động ngoại khóa cũng được đầu tư đáng kể để tạo môi trường học tập và vui chơi tốt nhất cho sinh viên. Bên cạnh các câu lạc bộ thể thao có quy mô như các câu lạc bộ chuyên nghiệp, mỗi trường cũng có sự quan tâm tới các nhóm năng khiếu nghệ thuật. Ở những trường lớn thậm chí còn có hội sinh viên theo từng quốc gia để các em có thể sinh hoạt chung và chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.
Một điều nữa tôi muốn chia sẻ là du học sinh học toàn thời gian được phép làm việc tối đa là 20 giờ mỗi tuần. Và chúng tôi cũng cho phép sinh viên làm việc toàn thời gian trong các kỳ nghỉ hè hoặc nghỉ đông.
- Vậy còn khả năng ở lại Canada làm việc sau khi tốt nghiệp?
- Du học sinh quốc tế được phép ở lại lao động hợp pháp tại Canada tối đa là 3 năm sau khi tốt nghiệp để có thêm kinh nghiệm làm việc phù hợp với chuyên môn đã chọn (tại Mỹ là 1 năm – PV). Chúng tôi cung cấp đầy đủ các thông tin về cơ hội làm việc tại Canada ở các trang web www.duhoc-o-canada.com, www.cic.gc.ca và www.educationau-incanada.com. Tuy nhiên tôi xin khẳng định với bằng cấp từ các trường học của Canada, du học sinh hoàn toàn có đủ trình độ và khả năng tham gia vào môi trường lao động toàn cầu.
Tư liệu: Du học Canada
Theo Infonet
Giáo sư Việt không cần thạo ngoại ngữ
Từ tháng 10 năm nay, các ứng viên cho chức danh GS, PGS không phải đáp ứng quy định sử dụng thành thạo ngoại ngữ. Đây là điểm thay đổi trong quy trình xét công nhận chức danh GS, PGS được đưa ra theo một thông tư sửa đổi do Bộ GD-ĐT ban hành ngày 11/9.
Cụ thể, ứng viên xét đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS không bắt buộc phải sử dụng thành thạo một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn và giao tiếp được bằng tiếng Anh.
Đồng thời, thông tư mới cũng bỏ quy định hướng dẫn chính hoặc phụ học viên cao học làm luận văn thạc sĩ.
Quy định sửa đổi, bổ sung cũng nêu rõ về thâm niên đào tạo đối với ứng viên là giảng viên thỉnh giảng. Cụ thể, thâm niên đào tạo đối với ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS là 190 giờ chuẩn, đối với ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh PGS là 170 giờ chuẩn. Trong đó, tối thiểu phải có 50% số giờ chuẩn trực tiếp giảng dạy trên lớp.
Ứng viên là giảng viên thuộc biên chế của các cơ sở giáo dục ĐH phải có đủ 12 điểm công trình khoa học trở lên (gồm có ít nhất 3 điểm được thực hiện trong 3 năm cuối tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ Có ít nhất 6 điểm tính từ các bài báo khoa học đã được công bố Có ít nhất 3 điểm tính từ việc biên soạn sách phục vụ đào tạo đã được xuất bản, trong đó 1,5 điểm tính từ biên soạn giáo trình hoặc/và sách chuyên khảo).
Xét đạt tiêu chuẩn GS, PGS không bắt buộc phải sử dụng thành thạo một ngoại ngữ (Ảnh: Lê Anh Dũng)
Ứng viên là giảng viên thỉnh giảng của các cơ sở giáo dục ĐH phải có đủ 20 điểm công trình khoa học quy đổi trở lên. Trong đó, điểm tính từ các bài báo khoa học đã được công bố phải có ít nhất 10 điểm...
Ứng viên thuộc các ngành Giáo dục, Tâm lý, Kinh tế, Luật, Ngôn ngữ, Quân sự, An ninh, Lịch sử, Khảo cổ, Dân tộc học, Triết học, Xã hội học, Chính trị học, Văn học, Văn hóa, Nghệ thuật, Thể dục thể thao phải có ít nhất 1 sách chuyên khảo viết một mình và có 1 giáo trình vừa là chủ biên vừa tham gia viết.
Những người đã được bổ nhiệm GS, PGS tại các cơ sở giáo dục ĐH ở nước ngoài, muốn được bổ nhiệm chức danh GS, PGS tại các cơ sở giáo dục ĐH của Việt Nam thì phải có số điểm công trình khoa học quy đổi ít nhất bằng số điểm quy định đối với ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, trong đó có ít nhất 1 công trình khoa học được công bố trên tạp chí khoa học có uy tín quốc tế. Việc tính quy đổi điểm các công trình khoa học của ứng viên phải được ít nhất 3 GS hoặc PGS cùng ngành chuyên môn xem xét.
Cũng theo thông tư này, thời gian ứng viên làm chuyên gia giáo dục ở các cơ sở giáo dục đại học của nước ngoài được tính là thời gian giảng dạy, đào tạo nếu có công hàm hoặc hợp đồng mời giảng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài, trong đó có ghi rõ nội dung công việc, thời gian giảng dạy tại trường hoặc có quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cử đi làm chuyên gia giáo dục ở nước ngoài.
Những GS, PGS đã được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT bổ nhiệm, khi thuyên chuyển đến nơi công tác mới thì không phải bổ nhiệm lại. Những người đã được bổ nhiệm chức danh GS, PGS nhưng không hoàn thành nhiệm vụ được giao theo quy định thì bị miễn nhiệm chức danh GS, PGS.
Nhận xét về thay đổi với yêu cầu "năng lực ngoại ngữ", một tiến sĩ giáo dục cho biết, quy định này hạ thấp năng lực đội ngũ GS, PGS nhưng sẽ giảm bớt được tiêu cực vì hiện tượng chạy chọt.
Theo VNN
Sẽ "lạm phát" giáo sư, phó giáo sư? Khi đưa vào chức danh nghề sẽ có thêm hệ số trong lương và tăng thu nhập. Băn khoăn việc công nhận và bổ nhiệm lại Từ nhiều năm nay, hiệu trưởng các trường là người lập danh sách các ứng viên có đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm chức danh GS, PGS, báo cáo cơ quan chủ quản có thẩm quyền quản lý...