Dù gây tranh cãi nhưng Golf đang được đào tạo thành chuyên ngành tại một số trường đại học nổi tiếng Việt Nam
Trong khi nhiều người còn đang tranh luận về việc đưa Golf vào dạy ở môn thể chất của ĐH Quốc gia Hà Nội thì một số trường đại học tại Việt Nam đã chính thức đưa Golf trở thành chuyên ngành đào tạo và tuyển sinh từ vài năm nay.
Mới đây, ĐH Quốc gia Hà Nội đã công bố từ năm học 2021 – 2022, trường sẽ chính thức đưa bộ môn Golf vào giảng dạy thử nghiệm như một trong những bộ môn giáo dục thể chất để sinh viên lựa chọn.
Nhà trường trang bị hoàn toàn dụng cụ, cơ sở vật chất tập luyện… Học phí vẫn tương tự những tín chỉ bình thường khác, sinh viên không phải đóng các loại phí bổ sung. Thông tin này nhanh chóng tạo ra những tranh luận, bởi nhiều người cho rằng môn thể thao này vốn được coi là “quý tộc”, chỉ người giàu mới có khả năng chơi…
Trong khi vẫn còn nhiều tranh luận về việc đưa Golf trở thành môn Giáo dục thể chất tại ĐH Quốc gia Hà Nội thì trên thực tế, môn Golf cũng không phải xa lạ tại một số trường đại học ở Việt Nam, trở thành chuyên ngành đào tạo về nghề nghiệp.
Cụ thể, vào năm 2017, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng đã công bố trường ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với một trường đại học tại Hàn Quốc. Sau đó, nhà trường đã đưa môn Golf trở thành một chuyên ngành trong Khoa Giáo dục thể chất. Chương trình học này được liên kết với Đại học KonKuk (Hàn Quốc).
Theo ĐH Quốc tế Hồng Bàng, Golf là môn thể thao thời thượng, ngành học phù hợp với nhu cầu phát triển của thực tiễn xã hội. Sinh viên tốt nghiệp sẽ trở thành giáo viên giảng dạy Golf và một số môn thể thao khác tại các trường học trong nước và quốc tế; huấn luyện viên dạy Golf tại các sân tập và khu tập Golf; giảng dạy Golf tại các học viện Golf; chuyên viên quản lý cơ sở vật chất và các công trình về Golf; chuyên viên tổ chức các sự kiện thể thao và Golf chuyên nghiệp.
Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng đã đưa Golf trở thành chuyên ngành đào tạo. Ảnh: HIU
Video đang HOT
Tương tự, ĐH Tôn Đức Thắng cũng đã đưa Golf trở thành chuyên ngành đào tạo Khoa Khoa học thể thao. Cụ thể, chuyên ngành đào tạo về Golf có thời gian học 4 năm, trình độ đại học hệ chính quy. Về tuyển sinh, năm 2019, điểm trúng tuyển chuyên ngành Golf là 24,00 điểm. Năm 2020, điểm trúng tuyển 27,00 điểm. Dự kiến, năm 2021, ĐH Tôn Đức Thắng tiếp tục tuyển sinh chuyên ngành Golf.
Theo nhà trường, ngành Golf là ngành được đào tạo duy nhất tại Khoa Khoa học thể thao. Chương trình đào tạo được nhập khẩu của trường đại học Chung – Ang (Hàn Quốc), trường đại học đào tạo Golf nổi tiếng nhất tại Hàn Quốc. Đội ngũ giảng viên là các giáo sư, chuyên gia, huấn luyện viên quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực Golf đến từ Hàn Quốc, Đài Loan.
Cơ sở vật chất và môi trường học tập hiện đại: hệ thống sân tập với 54 line phát bóng, hệ thống sân tập ngoài trời 6.000m2, hệ thống phòng tập thể lực hiện đại, hệ thống phòng mô phỏng phân tích 3D về kỹ thuật và thể lực với đầy đủ trang thiết bị hiện đại nhất. 4 học phần thực tập được học trực tiếp tại các sân Golf trên toàn quốc. Hơn 50% môn học chuyên ngành gắn liền thực hành.
Theo giới thiệu của ĐH Tôn Đức Thắng, sinh viên tốt nghiệp ngành Golf sẽ tìm thấy nhiều vị trí, cơ hội việc làm hấp dẫn trong các lĩnh vực như: Chuyên viên tổ chức sự kiện trong lĩnh vực Golf; chuyên viên quản lý hệ thống sân tập Golf; chuyên viên kinh doanh sản phẩm về Golf; chuyên viên quản lý dịch vụ thể thao tại resort và khách sạn 5 sao có sân Golf; chuyên viên tổ chức sự kiện giải đấu Golf; giảng viên, huấn luyện viên Golf, vận động viên Golf chuyên nghiệp.
Dạy golf trong trường học: Học để biết... khái niệm
Theo LS Trương Xuân Tám, một người chơi golf, việc dạy golf trong trường học chỉ đủ khiến sinh viên biết được khái niệm về môn thể thao này.
Từ năm học 2021-2022, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ trở thành trường công lập đầu tiên đưa golf vào giảng dạy.
Trong năm học đầu tiên, môn golf được dạy thử nghiệm, sinh viên có thể chọn học môn nay tương tự gần 20 môn thể thao đã có. Bước đầu, Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao (Đại học Quốc gia Hà Nội) sẽ phối hợp với một học viện chuyên đào tạo golf để đầu tư cơ sở vật chất và đào tạo giảng viên.
Khi golf được dạy chính thức, Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao sẽ cung cấp trang thiết bị, dụng cụ luyện tập cho sinh viên. Học phí môn này tương tự các tín chí khác, sinh viên không phải đóng loại phí bổ sung.
Trao đổi với Đất Việt, LS Trương Xuân Tám, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Giám đốc Công ty Luật TNHH MTV Hãng luật Tường Trương Xuân Tám, một người đam mê môn thể thao này, cho rằng, trường Đại học Quốc gia Hà Nội đưa golf và giảng dạy trong trường với quan điểm để giáo dục sinh viên một cách toàn diện.
Theo hình dung của LS Trương Xuân Tám, với học phí tín chỉ môn golf tương tự như các môn thể thao khác thì mô hình đào tạo golf trong trường học khá đơn giản, không có sân tập mà sẽ có thảm golf và lồng tập golf trong nhà.
Nếu muốn hiện đại hơn, trường có thể đầu tư xây dựng phòng tập golf 3D mô phỏng và tạo cho người chơi cảm giác như đang thực hiện những cú đánh swing, putting như ngoài sân golf thật.
Loại hình này gồm 1 sensor gắn trên thân gậy, 1 ổ cứng kết nối với tivi hoặc máy tính. Sensor cảm ứng trên thân gậy có thể đo được lực đánh của người chơi và đo quãng đường bay và mô phỏng quỹ đạo bay của bóng golf hiển thị trên màn hình giúp người học theo dõi và điều chỉnh lực đánh của mình.
Từ năm 2021, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ đưa môn golf vào dạy thử nghiệm. Ảnh: VNU.
"Về cơ bản, dạy golf trong trường học là để sinh viên biết được khái niệm và làm quen với bộ môn này, ai có năng khiếu, có đam mê thì đó sẽ là tiền đề để sau này các em học thêm và phát triển lên.
Ở đây Đại học Quốc gia Hà Nội liên kết với học viện đào tạo golf, sinh viên có nhu cầu có thể đến đó học một cách bài bản dù chi phí tốn kém hơn rất nhiều", LS Trương Xuân Tám nói và cho biết, thực tế nhiều sinh viên gia đình có điều kiện, ở trường không dạy golf, các em vẫn chịu khó đi xa để tập với giá cao.
"Tập golf rất tốn kém. Trung bình mỗi giờ tập mất khoảng 800.000 đồng tiền thuê thầy, 200.000 đồng tiền bóng, chưa kể các chi phí khác.
Nếu trường học với mục đích đa dạng hóa các môn học, có điều kiện để dạy golf giá rẻ cho sinh viên, các dụng cụ golf được cho mượn miễn phí cũng là điều tốt, giúp sinh viên có thêm lựa chọn, đồng thời đó cũng là môn giúp các em tăng cường cơ hội giao tiếp của mình. Học ở trường xong, sinh viên nào có năng khiếu và điều kiện kinh tế thì học tiếp, còn không thì cũng chỉ biết khái niệm về golf rồi bỏ", vị luật sư cho biết.
Theo luật sư Trương Xuân Tám, môn golf có phải môn "quý tộc" hay không là tùy theo cách nói, tuy nhiên đó là môn thể thao đắt đỏ, tốn rất nhiều tiền. Hiện nay ở Việt Nam, môn thể thao này đã bắt đầu phổ biến khi rất nhiều tỉnh, thành ở Việt Nam có sân golf và người chơi là những người có thu nhập cao, chủ yếu là giới doanh nhân.
Khẳng định sinh viên có điều kiện tiếp cận với golf cũng là điều tốt song LS Tám lưu ý đến mặt bằng chung sinh viên Việt Nam, trừ một số ít thuộc "con nhà giàu", còn lại không thể đáp ứng được điều kiện để chơi bộ môn này.
"Theo thông tin ban đầu, khi Đại học Quốc gia Hà Nội đưa golf vào giảng dạy, học phí môn này chỉ tương tự các tín chỉ khác, sinh viên không phải đóng thêm loại phí nào. Tuy nhiên, để học một cách bài bản môn này, rồi sinh viên sẽ phải trang bị giày, gậy, lau tay, bóng golf... mà các dụng cụ golf lại rất đắt tiền.
Để có tiền chạy đua học golf rất khó, và đương nhiên nó sẽ tạo khoảng cách giữa các nhóm sinh viên với nhau. Hiện nay, trong giới sinh viên đã có sự phân hóa giàu nghèo, nếu có thêm môn golf thì nó có thể khiến sự phân hóa ấy thêm sâu sắc. Đây là vấn đề cần lưu ý", LS Trương Xuân Tám nói.
Trước trường Đại học Quốc gia Hà Nội, nhiều trường đại học tư thục đã đưa môn thể thao golf vào giảng dạy.
Năm 2017, Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) liên kết đào tạo ngành golf với Đại học Konkuk (Hàn Quốc). Khi chọn ngành golf của HIU, sinh viên được học trực tiếp với các chuyên gia, HLV tên tuổi của Đại học Konkuk.
Trong suốt khóa học, nhà trường sẽ cung cấp các trang thiết bị, dụng cụ học tập môn golf cho sinh viên.
Ngoài trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, trường đại học Tôn Đức Thắng cũng đưa golf vào giảng dạy.
Đưa golf vào trường đại học: Bất hợp lý, không phù hợp Học golf xong sinh viên sẽ làm gì? Liệu có tạo thêm gánh nặng cho sinh viên nghèo; cổ xúy lấy đất làm sân golf? Thông tin từ Đại học Quốc gia Hà Nội mới đây cho biết, bắt đầu từ năm học 2021 - 2022, trường sẽ chính thức đưa bộ môn Golf vào giảng dạy như một trong những bộ môn...