Dự đoán điểm chuẩn nhóm ngành sư phạm, y dược
Nhiều ngành tốp đầu ở khối sức khỏe, sư phạm được dự báo điểm chuẩn có thể tăng 2-3 điểm.
Theo công bố của Bộ GD&ĐT, phổ điểm thi năm nay tăng đều ở các môn. Điểm trung bình theo tổ hợp môn truyền thống để xét tuyển ĐH, CĐ cũng tăng mạnh. Không chỉ tăng, điểm chuẩn khối ngành sức khỏe còn được dự báo tăng mạnh nhất năm nay, bởi đây là nhóm ngành thu hút lượng lớn thí sinh đăng ký và phương thức xét tuyển chủ yếu từ điểm thi tốt nghiệp THPT.
Ở khối ngành sức khỏe, tổ hợp truyền thống được nhiều trường sử dụng trong xét tuyển vẫn là B00 (toán, hóa, sinh).
Theo công bố phân tích từ Bộ GD&ĐT, điểm trung bình tổ hợp này năm nay tăng từ 16,85 lên 20,36. Số lượng thí sinh đạt trên 27 điểm ở tổ hợp này cũng lên 2.901 em. Số thí sinh đạt trên 29 điểm có đến 140 em.
Dưới 23 điểm không nên đăng ký ngành y
Từ phổ điểm Bộ GD&ĐT công bố, PGS-TS Ngô Minh Xuân, Hiệu trưởng ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho rằng điểm sàn nhóm ngành này chắc chắn sẽ tăng nhưng điều này không quan trọng. Bởi lẽ hầu hết các trường y dược hằng năm đều lấy điểm rất cao, cách xa điểm sàn.
Theo ông Xuân, về điểm chuẩn năm nay, theo phổ điểm, tổ hợp ba môn toán, hóa và sinh tăng hơn hẳn so với năm 2019. Do đó, dự báo điểm chuẩn của trường năm nay sẽ tăng hơn, có thể từ 26 điểm trở lên, nhất là ba ngành răng – hàm – mặt, y khoa và dược.
Được biết, năm 2019 răng – hàm – mặt là ngành có điểm chuẩn cao nhất của trường với 25,15 điểm, kế đến là y khoa và dược.
Ông Xuân cũng lưu ý hiện nay điểm thi đã được công bố công khai, thí sinh rất thuận tiện để nắm bắt điểm số của bản thân và điểm xét tuyển trung bình. Thí sinh hoàn toàn có thể dự đoán được mức điểm đầu vào của các trường. Do đó, thí sinh nên cân nhắc kỹ để điều chỉnh nguyện vọng (NV) cho phù hợp, tránh tự tin vào điểm cao dẫn đến bị trượt các NV sẽ rất uổng. Nhất là những em dưới 23 điểm không nên đăng ký vào những trường đào tạo y dược tốp đầu.
Với Trường ĐH Y Dược TP.HCM, PGS-TS Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng Phòng đào tạo, lại cho rằng năm nay số thí sinh điểm cao, nhất là điểm 10 nhiều nên chắc chắn điểm chuẩn nhóm ngành sức khỏe sẽ tăng. Tuy nhiên, điểm tăng mức bao nhiêu rất khó đoán vì thí sinh được chọn nhiều NV và các trường cũng có nhiều phương thức xét tuyển. Các em cũng còn cơ hội điều chỉnh đăng ký nên trường chưa đưa ra dự báo được.
Thí sinh vui mừng kết thúc kỳ thi THPT 2020. Ảnh: PHẠM ANH
Video đang HOT
Sư phạm: Tăng ít nhất 1 điểm
Ở khối ngành sư phạm, ông Nguyễn Thanh Tân, Trưởng Phòng đào tạo Trường ĐH Sài Gòn, cho rằng năm nay điểm sàn và điểm chuẩn khối ngành này chắc chắn sẽ tăng, ít nhất là 1 điểm so với năm 2019. Trong đó, nhóm ngành “hot”, có số thí sinh đăng ký NV lớn có thể tăng hơn 2 điểm. Tuy nhiên, những nhóm ngành xét tuyển có môn ngoại ngữ trong tổ hợp môn có thể sẽ tăng nhẹ hơn vì đây là môn có phổ điểm thấp hơn.
Như tại Trường ĐH Sài Gòn, ông Tân cho hay tổng thí sinh đăng ký vào trường năm nay hơn 35.000, cao gấp khoảng 10 lần so với chỉ tiêu. Trong đó, nhóm ngành có thể điểm chuẩn sẽ tăng cao là sư phạm tiếng Anh, sư phạm toán, sư phạm ngữ văn, giáo dục tiểu học…
Với khối ngành ngoài sư phạm, nhóm tăng cao chủ yếu ở lĩnh vực kinh tế như quản trị kinh doanh, ngôn ngữ Anh…
Để chuẩn bị cho đợt điều chỉnh NV sắp tới, ông Tân cũng lưu ý thí sinh nên xem lại tổng điểm của từng tổ hợp môn để lựa chọn, điều chỉnh NV cho phù hợp thế mạnh của mình.
Điều chỉnh lịch triển khai tuyển sinh ngành giáo dục mầm non
Chiều 28-8, Bộ GD&ĐT đã có thông báo quyết định điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh ĐH và trình độ CĐ ngành giáo dục mầm non năm 2020.
Theo đó, thời gian thí sinh điều chỉnh NV sẽ lùi 10 ngày, tức từ ngày 19-9 đến 17 giờ ngày 25-9 (bằng trực tuyến), kéo dài đến 17 giờ ngày 27-9 (bằng phiếu).
Thời gian Bộ GD&ĐT công bố ngưỡng chất lượng đầu vào với khối ngành sức khỏe và sư phạm sẽ trước ngày 17-9 (lịch cũ là ngày 7-9).
Các trường ĐH điều chỉnh, công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển vào trước ngày 18-8 (lịch cũ là trước ngày 8-9).
Được biết, năm 2019 điểm sàn cho khối ngành đào tạo giáo viên là 14-18 điểm. Trong đó, điểm sàn bậc ĐH là 18 điểm, CĐ là 16 điểm và trung cấp là 14 điểm.
Đây cũng là năm đầu tiên Bộ GD&ĐT quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho nhóm ngành sức khỏe cấp chứng chỉ hành nghề. Khối ngành sức khỏe được chia thành ba nhóm.
Nhóm 1 gồm Y khoa, Răng – hàm – mặt: 21 điểm.
Nhóm 2 gồm Y học cổ truyền, Dược: 20 điểm.
Nhóm 3 gồm Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng: 18 điểm.
Chỉ thi để xét tốt nghiệp, các trường y sẽ có kỳ thi riêng?
PGS-TS Ngô Minh Xuân cho biết trong bối cảnh kỳ thi THPT quốc gia không được tổ chức như hiện nay, trường mong muốn các trường trong khối ngành đào tạo sức khỏe cùng phối hợp tổ chức một kỳ thi để xét tuyển vào trường.
Sinh viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM trong giờ học đầu tháng 3 - NGỌC DƯƠNG
Hôm nay (24.4), Hội đồng hiệu trưởng các trường đào tạo khối ngành sức khỏe trong cả nước tổ chức cuộc họp trực tuyến để bàn về phương án tuyển sinh cho khối ngành đặc thù này trong bối cảnh không còn kỳ thi THPT quốc gia năm nay, theo hướng có thể tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh.
Nếu thi riêng, cần hỗ trợ của bộ GD-ĐT về đề thi
Trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, PGS-TS Trần Diệp Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất phương án tổ chức kỳ thi với mục tiêu xét tốt nghiệp, không phải kỳ thi quốc gia làm cơ sở các trường ĐH tuyển sinh như trước đây. Trong khi đó, khối ngành sức khỏe hằng năm điểm đầu vào cao. Do đó, các trường trong khối ngành sẽ cùng ngồi lại bàn phương án tổ chức kỳ thi này. Tuy nhiên theo ông Tuấn, để thực hiện kỳ thi này, cần có sự đồng thuận của các trường.
Quan điểm cá nhân, PGS-TS Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng Đào tạo trường này, cho rằng các trường cần một kỳ thi với đề phân hóa nhẹ nhàng, diễn ra trong 1 ngày với môn toán và tổ hợp khoa học tự nhiên. Tuy nhiên, đề thi cần có sự hỗ trợ từ Bộ GD-ĐT.
PGS-TS Ngô Minh Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho biết trong bối cảnh kỳ thi THPT quốc gia không được tổ chức như hiện nay, trường mong muốn các trường trong khối ngành đào tạo sức khỏe cùng phối hợp tổ chức một kỳ thi để xét tuyển vào trường. Theo ông Xuân, có như vậy chất lượng đầu vào sẽ tốt hơn. Kỳ thi này có thể tổ chức các môn thuộc tổ hợp khối B, ở nhiều cụm khác nhau, các trường lấy điểm để xét tuyển như trước đây.
"Tuy nhiên, đây mới chỉ là mong muốn của trường. Việc tổ chức kỳ thi chung còn cần sự đồng thuận của các trường trong khối ngành", ông Xuân cho hay.
BS-TS Đặng Vạn Phước, Trưởng khoa Y (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết y khoa là ngành đào tạo đặc thù, cần chọn thí sinh theo cách riêng. Trong khi đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay chỉ có thể xem là điều kiện, chưa đủ tiêu chí để đánh giá người học các ngành này.
Nói về đề xuất kỳ thi chung các trường khối ngành sức khỏe, TS-BS Phước nhìn nhận: "Để tổ chức kỳ thi này thì còn nhiều vấn đề đặt ra, đặc biệt là xây dựng đề thi có mức độ nghiêm ngặt để đánh giá tốt thí sinh cho tất cả các trường. Do vậy, các trường y nếu tự đứng ra tổ chức bằng đề thi của mình sẽ hơi khó. Đặc biệt, nếu chỉ lấy đề thi của một trường để tổ chức, sợ trường khác khó chấp nhận".
Liên quan đến đề thi nếu tổ chức riêng, trước đó phát biểu trong hội nghị trực tuyến Tác động của việc đóng cửa trường ĐH đối với các hoạt động đào tạo, đánh giá chất lượng, nghiên cứu khoa học và quản trị ĐH do Tổ chức ĐH Pháp ngữ tổ chức ngày 16.4, PGS-TS Nguyễn Duy Cường, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược Thái Bình, cho biết trường hợp Bộ GD-ĐT không thể tổ chức thi THPT quốc gia mà trường phải tổ chức thi riêng thì sẽ rất khó khăn. Ông Cường đề nghị, trong trường hợp không thể tổ chức kỳ thi chung này, Bộ có thể hỗ trợ các trường về chuyên gia hướng dẫn, các trung tâm để đặt đề thi liên quan đến tuyển sinh.
Nhiều phương án xét tuyển
Trong khi đó, một số trường ĐH ngoài công lập có tuyển sinh ngành y khoa đang lên phương án xét tuyển khác nhau.
Trường ĐH Duy Tân đang dự tính 3 phương thức xét gồm: xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT, xét điểm thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển học bạ. Riêng xét tuyển học bạ sẽ có 2 cách: điểm lớp 12, điểm 3 học kỳ (học kỳ 1, 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12). Theo tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng trường này, trường sẽ chờ hướng dẫn chính thức của Bộ để quyết định. Tuy nhiên, nếu các trường khối sức khỏe tổ chức kỳ thi riêng, có thể trường cũng sẽ sử dụng kết quả này để xét tuyển.
PGS-TS Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, cho biết trường hiện đã có những dự tính phương án trong tình hình mới. Theo đó, trường dự kiến sẽ giảm chỉ tiêu hoặc không xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT (thay vì dự tính tuyển khoảng 20% chỉ tiêu như ban đầu). Thay vào đó, trường sẽ thực hiện xét dựa vào điểm thi năng lực do trường tự tổ chức, điểm thi năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức và xét tuyển học bạ... Theo PGS Phong, phương án này được tính toán cho tất cả các ngành đào tạo của trường, trong đó có khối ngành sức khỏe. Tuy nhiên, các ngành đặc thù này sẽ có quy định ngưỡng đảm bảo đầu vào theo quy định chung của Bộ.
Riêng với phương án xét học bạ, PGS Phong nhấn mạnh: "Dư luận có ý kiến cho rằng xét tuyển học bạ không chất lượng nhưng học sinh phải thực sự giỏi mới có thể đạt điểm trung bình cao. Cho nên xét học bạ 5 học kỳ là nguồn tuyển chất lượng".
Trong khi đó, một số trường công lập đang cân nhắc việc xét điểm thi tốt nghiệp trong trường hợp kỳ thi riêng của các trường khối sức khỏe không được tổ chức.
Theo PGS-TS Ngô Minh Xuân, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đang làm phần mềm tích hợp để tính phương án tuyển sinh. Nếu không có kỳ thi của các trường khối ngành sức khỏe, phương án xét tuyển của trường dự tính gồm nhiều thành tố khác nhau, trong đó điểm tốt nghiệp chỉ là 1 thành tố. Trong đó, trường dự tính sẽ đánh giá học sinh trên nhiều điểm: thành tích học tập THPT, điểm tổng kết 5 học kỳ (trừ học kỳ 2 lớp 12), điểm thi tốt nghiệp...
Còn tại khoa y (ĐH Quốc gia TP.HCM), BS-TS Đặng Vạn Phước thông tin: "Hiện khoa cũng đang tính toán các phương án tuyển sinh phù hợp. Tuy nhiên, năm ngoái khoa y đã dành khoảng 10% chỉ tiêu để xét tuyển kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM, năm nay có thể tăng thêm 15 - 20% cho phương thức này".
Còn theo đại diện Trường ĐH Y Dược TP.HCM, nếu không có kỳ thi do các trường cùng khối tổ chức, trường sẽ tính toán các phương án xét tuyển khác nhau để đảm bảo chất lượng người học.
Hà Ánh
Trường ĐH Y dược TP.HCM tuyển thẳng 12 thí sinh Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Y dược TP.HCM vừa công bố kết quả cuộc họp xét tuyển thẳng vào học đại học hệ chính quy năm 2020. PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y dược TP.HCM - tư vấn cho học sinh trong chương trình tư vấn tuyển sinh năm 2020 của báo Tuổi Trẻ - Ảnh:...