Dự đoán điểm chuẩn 7 trường đại học ở Hà Nội
Sĩ tử theo dõi thông tin dự báo điểm chuẩn các trường tại đây.
1. ĐH Giao thông vận tải
Trả lời báo chí, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải dự đoán năm nay điểm chuẩn phần lớn các ngành khả năng sẽ giảm so với năm 2021, một số ngành sẽ giảm từ 0,5 điểm trở lên. Tuy nhiên, đây chỉ là những dự đoán theo kinh nghiệm, mang tính tham khảo và không có tính tuyệt đối.
2. ĐH Bách khoa Hà Nội
Năm 2022, chỉ tiêu xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT tại ĐH Bách khoa Hà Nội giảm mạnh, phổ điểm lại cao hơn, do đó, dự báo điểm trúng tuyển vào các ngành sẽ tăng nhẹ.
Đại diện trưởng Phòng Tuyển sinh ĐH Bách khoa Hà Nội nhận định, nhìn chung phổ điểm các môn thi năm nay có phần “nhỉnh” hơn so với năm 2021. Năm 2022, chỉ tiêu xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT tại ĐH Bách khoa Hà Nội giảm mạnh, phổ điểm lại cao hơn, do đó, dự báo khả năng cao điểm trúng tuyển vào các ngành sẽ tăng nhẹ.
3. ĐH Thương mại
Cũng theo thông tin từ báo Tiền Phong, PGS.TS Nguyễn Viết Thái, Trưởng phòng Đối ngoại và Truyền thông Đại Học Thương mại, phân tích, phổ điểm điểm thi tốt nghiệp THPT theo các tổ hợp tập trung nhiều ở ngưỡng 21-26 điểm. Điểm thi môn Ngữ văn cao hơn so với năm 2021, tuy nhiên các môn khác có xu hướng giảm nhẹ.
Năm 2022, ngoài việc bổ sung các phương thức khác như xét kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ kết hợp điểm học bạ, điểm thi Đánh giá năng lực…, trường còn giảm chỉ tiêu cho kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 70% xuống còn 58%. Do đó, theo thầy Thái, điểm chuẩn của trường khả năng sẽ giữ nguyên điểm chuẩn một số ngành hoặc có thể giảm khoảng 0,5 điểm.
4. Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội: Sẽ không biến động nhiều?
Ths Phạm Đỗ Hoài Nam, Phó trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội, dự đoán điểm chuẩn năm 2022 sẽ không biến động nhiều so với năm ngoái.
5. Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Trả lời báo Lao động, TS Nguyễn Viết Đăng, Trưởng Ban Quản lý Đào tạo – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cho biết, qua phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay, dự báo điểm chuẩn năm 2022 của một số ngành vào học viện sẽ tăng từ 1 đến 2 điểm.
Đặc biệt, với ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, thí sinh phải đạt từ 24-25 điểm trở lên mới có thể trúng tuyển vào học viện.
Ngoài ra, ngành Thú y cũng được dự đoán là ngành có điểm chuẩn tương đối cao, nhỉnh hơn 1 đến 2 điểm so với năm trước.
Video đang HOT
6. Đại học Xây dựng Hà Nội
PGS-TS Phạm Xuân Anh – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội – cho biết năm nay Trường Đại học Xây dựng Hà Nội và nhiều trường đại học khác có sự đa dạng hóa phương thức tuyển sinh. Điều này dẫn đến chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển bằng điểm thi sẽ giảm đi.
Dù có yếu tố này tác động, nhưng với kinh nghiệm trong lĩnh vực tuyển sinh, PGS-TS Phạm Xuân Anh dự báo điểm chuẩn vào trường năm nay có xu thế giảm nhẹ so với năm 2021, mức giảm sẽ tùy từng ngành.
7. Đại học Mỏ – Địa chất
Theo thông tin từ VTC News, PGS.TS Nguyễn Việt Hà, Trưởng phòng Truyền thông ĐH Mỏ – Địa chất, cho rằng điểm chuẩn các trường đại học phụ thuộc rất nhiều vào quá trình thí sinh đăng ký, lựa chọn nguyện vọng. Song phổ điểm thi năm nay không có nhiều biến động so với năm 2021, do đó dự báo điểm chuẩn vào các ngành tại ĐH Mỏ – Địa chất cũng sẽ tương đối ổn định, một số ngành có xu hướng “nhích” lên nhưng không đáng kể.
Thắc mắc THPT Việt Đức tuyển thêm 98, Chu Văn An thêm 50 HS so chỉ tiêu công bố
Sau khi hạ điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10, Trường THPT Việt Đức có thêm 98 học sinh, THPT Chu Văn An có 50 em dôi dư so với chỉ tiêu Sở GD Hà Nội công bố.
Sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 với các trường Trung học phổ thông chuyên và không chuyên trên địa bàn năm học 2022-2023, đã có ý kiến phản ánh đến Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phản ánh một số trường công lập đã tuyển thêm học sinh vào lớp 10 so với chỉ tiêu được Sở công bố trước đó.
Độc giả băn khoăn, việc giao chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường này được Sở Giáo dục và Hà Nội tính toán ra sao mà giờ tăng thêm chỉ tiêu. Cơ sở vật chất các trường có đáp ứng với việc tăng thêm có nơi vượt đến 98 học sinh so với chỉ tiêu công bố công khai trước đó.
Phụ huynh cũng nêu lên dẫn chứng về việc, để đưa ra được con số chỉ tiêu cho từng trường thì trước đó, chắc chắn Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phải dựa trên những đánh giá về điều kiện của các trường. Tại sao đến sau cùng, Sở lại đồng ý với việc các trường bổ sung thêm lượng thí sinh nhiều hơn chỉ tiêu công bố như vậy?
Để làm rõ các thắc mắc của phụ huynh, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với những trường được phản ánh là tuyển thêm học sinh so với chỉ tiêu từng được Sở Giáo dục và Hà Nội công bố.
Do "đặc thù" tuyển sinh mỗi năm mỗi khác
Theo phản ánh, tại Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, sau khi hạ điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10, trường này có thêm 50 thí sinh trúng tuyển so với chỉ tiêu được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố trước đó.
Trao đổi với phóng viên, cô Trần Thị Tuyến - Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Trung học phổ thông Chu Văn An xác nhận có sự việc như trên. Đồng thời, cho rằng, Trường Trung học phổ thông Chu Văn An trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nên mọi việc đều làm theo quy định của Sở với các quy trình rõ ràng.
Trường Trung học phổ thông Chu Văn An. Ảnh: Trung Dũng
Cô Tuyến thông tin thêm: "Toàn bộ công tác tuyển sinh của trường hoàn toàn công khai, minh bạch trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Đầu tiên, chúng tôi sẽ căn cứ theo tình hình hiện tại của nhà trường và đề xuất chỉ tiêu tuyển sinh với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Sau đó, Sở sẽ nghiên cứu dựa trên cơ sở thực tế của nhà trường về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất và đưa ra quyết định phê duyệt về chỉ tiêu tuyển sinh.
Sau khi có quyết định tuyển sinh thì Sở sẽ thành lập các ban và hội đồng để thực hiện công tác tuyển sinh.
Tiếp đó, khi có điểm của kỳ thi vào lớp 10, nhà trường được tham gia một cuộc họp với Sở để xác định mức điểm tuyển sinh của từng trường và từng đối tượng. Khi tính điểm này nhà trường cũng phải dựa vào mức chỉ tiêu tuyển sinh trước đó và theo độ lọc ảo trên hệ thống.
Cuối cùng, Sở Giáo dục và Đào tạo cân nhắc dựa trên những số liệu đó sẽ đưa ra quyết định về mức điểm trúng tuyển vào trường".
Lý giải về nguyên nhân việc số lượng thí sinh trúng tuyển cao so với chỉ tiêu được công bố, cô Tuyến cho rằng, do việc tuyển sinh tại trường mỗi năm lại có một "đặc thù riêng".
Vị này nhấn mạnh, có năm hết đợt tuyển sinh nhà trường vẫn bị thiếu chỉ tiêu. Nhưng cũng có năm, chỉ một vài ngày sau khi thông báo tuyển sinh thì số lượng đăng ký đã vào "ồ ạt".
Năm nào số lượng thí sinh ít biến động do phụ huynh đến rút hồ sơ không nhiều thì may ra năm đó việc tuyển sinh mới ổn định. Còn năm nào biến động lớn thì nhà trường cũng phải "chạy đôn, chạy đáo".
"Ban đầu, nhà trường sẽ tổ chức tuyển sinh theo mức điểm được Sở Giáo dục và Đào tạo công bố nhằm khảo sát hồ sơ đăng ký.
Khi có kết quả thi và thông quá trình lọc hồ sơ, chúng tôi tiếp tục báo cáo về lượng học sinh đã nhập học trực tuyến, Sở sẽ hỏi ý kiến nhà trường là có hạ điểm hay không.
Phần được nhà trường hạ điểm và có lượng thí sinh dôi dư so với chỉ tiêu trước đó là thuộc vào những lớp, những đối tượng trong trường chưa đủ thí sinh.
Bởi lẽ, Trường Trung học phổ thông Chu Văn An không như các trường chỉ có một hệ khác, mà ở đây có rất nhiều hệ.
Nếu ở các trường chỉ có một hệ, khi thí sinh dôi dư nhiều quá thì buộc phải tăng lớp, nhưng ở đây sẽ không phải tăng lớp mà số lượng trên sẽ được phân bổ vào trong các hệ còn thiếu thí sinh.
Về điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên thì cơ bản nhà trường vẫn đảm bảo theo chỉ tiêu đề ra. Trường cũng đã xác định rất rõ việc, hiện có 57 lớp thì giờ cơ cấu cũng chỉ 57 lớp", Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Chu Văn An nói.
Bảng điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 THPT Công lập, THPT chuyên, lớp 10 chương trình thí điểm song bằng tú tài do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố cho thấy Trường THPT Chu Văn An và THPT Việt Đức có trong danh sách các trường hạ điểm chuẩn. Ảnh: Chụp màn hình
Theo cô Tuyến, danh sách chính thức về lượng thí sinh trúng tuyển vào Trường Trung học phổ thông Chu Văn An đã được nhà trường chốt sau đợt phúc khảo vào ngày 30/7.
Theo đó, số lượng trúng tuyển chính thức được công bố là 745 thí sinh. Trước đó, theo bảng chỉ tiêu được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố là 665 thí sinh (chưa bao gồm chỉ tiêu Hệ song bằng Tú tài A - level).
Trường đã báo cáo và được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đồng ý
Theo tìm hiểu của phóng viên, không chỉ tại Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, tình trạng số lượng thí sinh trúng tuyển cao hơn chỉ tiêu được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố được ghi nhận cũng đang xảy ra tại Trường Trung học phổ thông Việt Đức.
Cụ thể, theo tìm hiểu của phóng viên, tại trường này sau khi hạ điểm chuẩn, số lượng dôi dư ra so với chỉ tiêu Sở công bố trước đó là 98 thí sinh.
Xác nhận về việc này, cô Nguyễn Bội Quỳnh - Hiệu Trưởng Trường Trung học phổ thông Việt Đức cho biết, con số dôi dư như phóng viên phản ánh là chính xác.
Cô Quỳnh thông tin thêm rằng, về quy trình làm việc giữa Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội với nhà trường trong việc nâng, hạ số lượng thí sinh trúng tuyển như thế nào đã được thực hiện theo đúng trình tự.
Cụ thể về việc này, lãnh đạo Trường Trung học phổ thông Việt Đức cho rằng: "Sau khi các thí sinh có điểm thi, nhà trường sẽ báo cáo số lượng trúng tuyển về Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
Sau đó, dựa trên điều kiện cơ sở vật chất, nhà trường tiếp tục xin ý kiến và được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đồng ý công nhận thêm số lượng thí sinh dôi dư nói trên".
Trường Trung học phổ thông Việt Đức. Ảnh: Trung Dũng
Lý giải về nguyên nhân của việc này, cô Quỳnh cho rằng, khi được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội duyệt chỉ tiêu tuyển sinh cho năm học 2022-2023 thì Trường Trung học phổ thông Việt Đức được ấn định là 745 chỉ tiêu.
Tuy nhiên, sau khi các thí sinh có điểm thi, trường này nhận thấy nếu Trường Trung học phổ thông Việt Đức không hạ điểm mà lấy 42 điểm bằng với điểm chuẩn trúng tuyển của Trường Trung học phổ thông Phan Đình Phùng thì trường này sẽ thiếu khoảng hơn 200 học sinh.
"Ngoài ra, trên địa bàn quận Hoàn Kiếm chỉ có 2 trường Trung học phổ thông, nhưng năm nay số lượng thí sinh thi vào 10 lại rất nhiều nên chúng tôi không thể để nhà trường bị thiếu hơn hai trăm học sinh được.
Vì thế nhà trường đã đề xuất là hạ mức điểm trúng tuyển xuống mức là 41,75. Chỉ chênh lệch nhau 0,25 điểm nhưng sẽ có nhiều học sinh có cơ hội được đi học.
Bên cạnh đó, quan điểm của phụ huynh năm nay về việc cho con thi vào trường chuyên trong cũng đã có nhiều thay đổi, nên có nhiều học sinh đỗ vào trường chuyên nhưng không đi học trường chuyên mà gửi hồ sơ vào trường. Đó là những nguyên nhân dẫn đến con số thí sinh dôi dư ra như vậy.
Còn với tất cả số lượng thí sinh trúng tuyển, nhà trường cũng đã dán danh sách công khai ở bảng tin trong sân trường.
Điểm chuẩn trúng tuyển của Trường Trung học phổ thông Việt Đức như thế nào chúng tôi đã báo cáo và đều được sự đồng ý của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội", cô Quỳnh cho hay.
Đề cập về điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên để đáp ứng với lượng thí sinh nhiều hơn so với chỉ tiêu công bố, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Việt Đức khẳng định: "Nhà trường chắc chắn phải đảm được điều kiện về cơ sở vật chất cho việc học tập cho tất cả các học sinh".
Để làm rõ thêm các vấn đề liên quan đến sự việc này, phóng viên đã nhiều lần liên hệ và để lại tin nhắn cho ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nhưng đều không nhận được bất cứ sự phản hồi nào.
Học phí Đại học Kinh tế - Luật TP.HCM cao nhất hơn 51 triệu đồng/năm Đại học Kinh tế - Luật TP.HCM đào tạo và nghiên cứu cả khối ngành kinh tế, kinh doanh quản lý và luật. Ba năm qua, điểm chuẩn của trường có khá nhiều biến động. Trường Đại học Kinh tế - Luật TP.HCM có điểm chuẩn tương đối cao khi trong vòng 3 năm qua không có ngành nào lấy dưới 21 điểm....