Dự báo CPI năm 2020 sẽ tăng ở mức 3,5 – 4%
Tại hội thảo “Diễn biến thị trường giá cả ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2020″ diễn ra ngày 2/7, tại Hà Nội, các chuyên gia đều cho rằng có nhiều áp lực làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong những tháng cuối năm nhưng CPI dự báo cả năm vẫn ở mức 3,5 – 4%.
Khách tham khảo các loại máy làm mát tại siêu thị điện máy MediaMart. Ảnh: Đỗ Phương An/TTXVN
PGS.TS Nguyễn Bá Minh – Viện trưởng Viện Kinh tế – Tài chính cho rằng, 6 tháng cuối năm 2020, thị trường, giá cả ở Việt Nam có 2 nhân tố chính làm tăng CPI như giá nhiều loại nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường thế giới sẽ tăng trở lại khi dịch COVID-19 trên thế giới dần dần được khống chế và các hoạt động sản xuất, thương mại, giao lưu quốc tế được khôi phục.
Tình hình thiên tai, dịch bệnh ở Việt Nam vẫn còn diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi, hạn hán, xâm nhập mặn, nắng nóng và bão lũ cực đoan… sẽ ảnh hưởng rất lớn các hoạt động sản xuất nông nghiệp, cung – cầu hàng hóa trên thị trường và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Nhưng ông Nguyễn Bá Minh cũng đưa ra 3 yếu tố sẽ kiềm chế tốc độ tăng CPI năm 2020 như tình hình dịch bệnh COVID-19, chiến tranh thương mại, xung đột chính trị trên thế giới còn nhiều bất ổn, khó lường… khiến cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu chưa thể hồi phục được ngay và làm cho giá cả nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường thế giới khó tăng như kỳ vọng.
Đồng thời, cung – cầu thịt lợn ở Việt Nam những tháng cuối năm 2020 sẽ bớt căng thẳng, giá thịt lợn sẽ dần hạ nhiệt, không cao như cuối năm 2019 do các doanh nghiệp đang tích cực tái đàn và nhiều nơi đạt kết quả tốt.
Video đang HOT
“Cả hệ thống chính trị của Việt Nam luôn chủ động, tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bình ổn giá cả thị trường, điều hành chính sách tiền tệ kiên định mục tiêu giữ ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát đã đề ra. Đây chính là yếu tố tích cực ổn định CPI” – ông Nguyễn Bá Minh nói.
Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cũng dự báo, trong 6 tháng cuối năm sẽ tiếp tục có nhiều yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá như giá nhiên liệu có xu hướng tăng, giá dịch vụ hàng không tăng, giá dịch vụ giáo dục, sách giáo khoa tăng, rủi ro thiên tai… Ngược lại, cũng có nhiều yếu tố tác động làm giảm áp lực lên mặt bằng giá như giá điện cơ bản được giữ ổn định trong năm; giá thóc gạo nguồn cung cơ bản được đảm bảo không tăng với biên độ không lớn; giá thịt lợn đang được bổ sung nguồn cung; giá các mặt hàng tiêu dùng, lương thực thực phẩm trên thị trường cơ bản ổn định do nguồn cung dồi dào. Vì vậy, dự báo CPI sẽ ở mức 3,5 – 3,9% trong năm 2020.
Tiến sỹ Nguyễn Đức Độ nhận định, với việc lạm phát so với cùng kỳ năm trước hiện chỉ ở mức 3,17%, thì mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4% trong năm 2020 sẽ đạt được nếu CPI trong các tháng còn lại tăng trung bình dưới 0,6%/tháng.
Theo ông Nguyễn Đức Độ thì, điều này hoàn toàn khả thi bởi áp lực lạm phát trong 6 tháng cuối năm sẽ không quá lớn bởi dự báo kinh tế thế giới chưa hồi phục nên giá dầu khó tăng mạnh. Nhiều khả năng, giá dầu xoay quanh mức 40 USD/thùng, nếu dịch bệnh được các nước khống chế thành công.
Bên cạnh đó, giá thịt lợn dù có thể không giảm mạnh nhưng sẽ khó tăng mạnh trong thời gian tới khi Chính phủ cho nhập khẩu thịt lợn hơi, giống. Do đó, trên cơ sở những luận điểm này, ông Nguyễn Đức Độ cho rằng vẫn giữ nguyên dự báo lạm phát trung bình năm 2020 ở mức 3,5% như đã đưa ra từ đầu năm.
Đồng quan điểm, PGS-TS. Ngô Trí Long cho rằng, việc điều hành giá cả nói riêng, kiểm soát lạm phát 2020 nói chung sẽ phức tạp và khó khăn hơn nhiều so với các năm trước do thế giới đang trong cuộc khủng hoảng y tế chưa từng có, “đòn” COVID-19 làm cho nền kinh tế không chuyển động.
Do đó, PGS-TS. Ngô Trí Long cho rằng, cần tiếp tục khẳng định niềm tin của thị trường vào kiểm soát lạm phát và ổn định vĩ mô của Chính phủ và các cơ quan chức năng. Áp lực là có nhưng có thể vượt qua khi các cơ quan điều hành chính sách thận trọng và chú trọng kiểm soát lạm phát, xem xét lại vấn đề giá của bộ sách giáo khoa, giảm được giá thịt lợn… như thế mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 4% có thể đạt được.
Để thực hiện kiểm soát lạm phát theo chỉ tiêu Quốc hội giao, Cục Quản lý giá cũng cho rằng cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động, theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường, giá cả để có các giải pháp kịp thời bình ổn thị trường.
Chính thức nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 11 triệu đồng/tháng từ 1/7
Dự kiến, sẽ có hơn 1 triệu người dân đang đóng thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 sẽ không còn phải nộp thuế ở kỳ tính thuế năm 2020, giảm thu ngân sách mỗi năm khoảng 10.300 tỷ đồng.
Ảnh minh họa.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân.
Theo đó, mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân sẽ được nâng từ 9 triệu đồng hiện nay lên mức 11 triệu đồng/tháng đối với đối tượng nộp thuế, điều chỉnh tăng từ 3,6 triệu đồng lên 4,4 triệu đồng/tháng đối với mỗi người phụ thuộc kể từ ngày 1/7/2020.
Như vậy, các trường hợp đã tạm nộp thuế theo mức giảm trừ gia cảnh cũ (quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012) khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2020 sẽ được xác định lại số thuế thu nhập cá nhân phải nộp theo mức giảm trừ gia cảnh mới theo quy định tại Nghị quyết này.
Theo quy định mới này, trong năm 2020, trường hợp cá nhân không có người phụ thuộc thì thu nhập bình quân tháng từ 11 triệu đồng/tháng trở xuống (tương đương 132 triệu đồng/năm) sẽ không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Với cá nhân có một người phụ thuộc thì thu nhập bình quân tháng từ 15,4 triệu đồng/tháng trở xuống (tương đương 184,8 triệu đồng/năm) sẽ không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Đối với cá nhân có hai người phụ thuộc thì thu nhập bình quân tháng từ 19,8 triệu đồng/tháng trở xuống (tương đương 237,6 triệu đồng/năm) sẽ không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Theo tính toán, dự kiến sẽ có hơn 1 triệu người dân đang đóng thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 sẽ không còn phải nộp thuế ở kỳ tính thuế năm 2020. Đánh giá tác động về mức giảm trừ gia cảnh sau khi được nâng lên. Bộ Tài chính cho biết ngân sách sẽ giảm thu khoảng 10.300 tỷ đồng mỗi năm.
Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành quy định, trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia canh quy định tại khoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo".
Căn cứ vào mức tăng chỉ số CPI tại thời điểm tháng 12/2019 so với thời điểm 1/7/2013 là 123,2%, tăng 23,2%, đầu tháng 5, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ điều chỉnh theo mức như trên.
Nợ xấu có thể không quá lớn Ngành ngân hàng được cho là sẽ chịu tác động gián tiếp của dịch Covid-19, trong đó đáng lo ngại nhất là nguy cơ gia tăng nợ xấu. Nhưng theo TS. Nguyễn Đức Độ (ảnh), Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính), các ngân hàng có thể hạn chế tối đa tình trạng này nếu chủ động...