Dự án trải đường cho vũ khí hạt nhân Mỹ quay về Anh
Không quân Mỹ (USAF) đã nhận được ngân sách 50 triệu USD cho dự án vào năm 2024 ở căn cứ không quân Anh, theo đó mở đường để vũ khí hạt nhân Mỹ quay về lãnh thổ Anh lần đầu tiên sau hơn 15 năm.
Một tiêm kích F-15C Eagle tại căn cứ không quân RAF Lakenheath ở Suffolk. Ảnh AFP/GETTY
Trình bày trước Quốc hội Mỹ lý do xây ký túc xá 144 giường ở căn cứ Không quân Hoàng gia Anh (RAF) Lakenheath ở Suffolk, USAF cho biết dự án được triển khai nhằm chuẩn bị cho sự gia tăng số quân nhân vào thời điểm thực thi “sứ mệnh bảo đảm”. Đây là thuật ngữ thường được Lầu Năm Góc sử dụng khi đề cập việc xử lý vũ khí hạt nhân Mỹ, theo báo The Guardian hôm 30.8 dẫn lời các chuyên gia.
Việc xây dựng ký túc xá quân đội được bắt đầu từ tháng 6.2024 và kéo dài đến tháng 2.2026. Dự án là khâu mới nhất trong chuỗi những sự chuẩn bị để vũ khí hạt nhân Mỹ có thể quay về lãnh thổ Anh.
Nhà nghiên cứu Matt Korda của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS) là người đầu tiên chú ý đến đề xuất ngân sách trên.
FAS trước đó cho hay, trong ngân sách quốc phòng Mỹ năm 2023, Anh được bổ sung vào danh sách tiếp nhận đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm chuẩn bị cho các địa điểm tồn trữ “vũ khí đặc biệt” ở châu Âu, bên cạnh Bỉ, Đức, Ý, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.
Video đang HOT
FAS ước tính có khoảng 100 quả bom trọng lực hạt nhân B61 đang được đặt ở 5 quốc gia trên. Mỹ đã rút vũ khí hạt nhân khỏi Anh từ năm 2007, nhưng các cơ sở từng chứa vũ khí hạt nhân Mỹ chỉ bị bỏ hoang chứ không bị giải tỏa.
Mỹ lần đầu tiên đưa vũ khí hạt nhân đến Anh vào năm 1954, tại các căn cứ RAF Greenham Common, RAF Molesworth cũng như RAF Lakenheath. Có thời điểm RAF Lakenheath có đủ năng lực chứa chấp đến 110 quả bom trọng lực B61.
Lực lượng hạt nhân Anh toàn bộ được cấu thành bởi các tên lửa Trident khai hỏa từ tàu ngầm, trong khi Mỹ duy trì tam giác hạt nhân có thể triển khai trên biển, trên không và trên đất liền.
Trong khi tên lửa hành trình Mỹ được rút về nước năm 1991, bom trọng lực vẫn ở RAF Lakenheath trong ít nhất 16 năm kế tiếp trước khi được mang đi khỏi nước này.
Mỹ cố sửa vết nứt lớn trong hệ thống toàn cầu
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan tuyên bố, Mỹ đề nghị tuân thủ Hiệp ước New START cho đến năm 2026 nếu Nga cũng làm như vậy.
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan
Trong bài phát biểu trước nhóm vận động Hiệp hội kiểm soát vũ khí, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan tuyên bố, Mỹ đề nghị tuân thủ Hiệp ước New START cho đến năm 2026 nếu Nga cũng làm như vậy.
Theo ông Sullivan, Washington sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí với Moscow, bao gồm cả việc thay thế hiệp ước New START bằng một hiệp ước mới.
Theo lời ông Sullivan, Mỹ đang cố gắng sửa chữa "những vết nứt lớn trong hệ thống toàn cầu được thiết kế để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân đã tồn tại hàng thập kỷ".
Washington sẵn sàng đối thoại kiểm soát vũ khí với Nga và Trung Quốc mà không cần điều kiện. Tuy nhiên, ông Sullivan cũng cẩn trọng nhắc nhở rằng, dù không cần điều kiện nhưng các quốc gia hạt nhân sẽ vẫn cần phải chịu trách nhiệm giải trình về việc tuân thủ các hiệp ước về hạt nhân và vũ khí hạt nhân.
"Không có điều kiện tiên quyết không có nghĩa là không có trách nhiệm giải trình, các cường quốc hạt nhân sẽ vẫn phải chịu trách nhiệm. Đối với hành vi liều lĩnh, chúng tôi vẫn sẽ buộc các đối thủ và đối thủ cạnh tranh của mình phải chịu trách nhiệm về việc tuân thủ các thỏa thuận hạt nhân" - ông Sullivan nhấn mạnh.
Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel trước đó cho biết chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden tin rằng Moscow vẫn tôn trọng các giới hạn đối với vũ khí chiến lược được đặt ra trong hiệp ước với Washington.
Cả Nga và Trung Quốc hiện đều không có động thái thảo luận với phía Mỹ về vấn đề này.
Ngày 21/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Moscow tạm ngừng tham gia Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START) nhưng không rút khỏi hiệp ước này.
Tổng thống Nga nhấn mạnh rằng trước khi quay lại cuộc thảo luận về việc gia hạn New START, phía Nga muốn hiểu hiệp ước sẽ tính đến cách thức không chỉ kho vũ khí của Mỹ trên đất Mỹ mà còn được tính cả kho dự trữ của Mỹ đặt tại các cường quốc hạt nhân NATO khác, cụ thể là Vương quốc Anh và Pháp.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký luật đình chỉ sự tham gia của Nga vào New START vào ngày 1 tháng 3.
Trong tuần này, Mỹ cũng thực hiện ngừng cung cấp dữ liệu về vũ khí hạt nhân cho Nga theo các điều khoản của hiệp ước New START.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết họ cũng sẽ ngừng cung cấp cho Nga thông tin từ xa - dữ liệu được thu thập từ xa về đường bay của tên lửa - về các vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Mỹ.
Được ký vào năm 2010 và sẽ hết hạn vào năm 2026, hiệp ước New START giới hạn số lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược mà các nước có thể triển khai.
Theo các điều khoản, Moscow và Washington có thể triển khai không quá 1.550 đầu đạn hạt nhân chiến lược và giới hạn 700 tên lửa mà máy bay ném bom trên đất liền và trên tàu ngầm được dùng để mang chúng.
Máy bay trinh sát Anh được phát hiện gần biên giới Crưm Một máy bay trinh sát chiến lược RC-135W và hai máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon của Không quân Anh được phát hiện bay cách biên giới không phận Nga khoảng 120km gần với Crưm. Theo dữ liệu của Flightradar, khoảng 17h30 (giờ địa phương) hôm 24/3, máy bay trinh sát RC-135W bay một vòng gần lãnh thổ Romania, sau đó hướng về...