Dự án tiền mã hoá gây tranh cãi của Facebook được nhà đầu tư lẫy lừng Đông Nam Á ủng hộ
Temasek, nhà đầu tư quốc gia Singapore, đã chính thức tham gia vào Libra Association.
Đồng tiền mã hoá Libra do Facebook chống lưng đã có thêm một đơn vị ủng hộ mới: nhà đầu tư quốc gia Singapore Temasek Holdings.
Theo đó, Temasek là một trong ba cái tên mới nhất được công bố sẽ gia nhập Libra Association, tổ chức độc lập có trụ sở ở Thuỵ Sĩ được thành lập để quản lí dự án tiền số. Nhà đầu tư tiền số Paradigm và công ty quỹ đầu tư tư nhân Slow Ventures là hai cái tên khác.
Libra là dự án tiền số được nhìn nhận với nhiều sự hoài nghi.
Facebook đã công bố tầm nhìn của mình cho Libra từ hồi cuối năm ngoái như một dự án sáng kiến thanh toán toàn cầu trong đó sử dụng một đồng tiền mã hoá được hỗ trợ bởi một rổ các đồng tiền pháp định. Dù vậy, dự án này vấp phải nhiều quan điểm trái chiều khi cho rằng nếu nó đạt được sử phổ biến, nó có thể làm giảm bớt vai trò và tính ổn định của hệ thống tài chính toàn cầu. Bên cạnh đó, nó cũng có thể giúp Facebook, một công ty có lịch sử scandal “dạy dặn”, được quyền kiểm soát thêm đời sống của người dùng.
Video đang HOT
Không ít công ty thanh toán đã rút khỏi dự án này, bao gồm Visa, MasterCard và PayPal. Xu hướng này khiến Temasek, công ty đang quản lí danh mục lên tới gần 219 tỉ USD, trở thành một trong những đơn vị ủng hộ Libra lớn nhất. Checkout.com, một startup Anh, cũng gia nhập dự án này vào tháng 4.
Temasek “mang đến một vị thế mới trong vai trò một nhà đầu tư tập trung vào thị trường Châu Á,” Libra Association nói. Mới đây, Libra đã thực hiện một số thay đổi, trong đó có việc chuyển sang phát triển nhiều đồng tiền stablecoin (đồng tiền mã hoá có tính ổn định cao).
“Việc chúng tôi tham gia vào Libra Association trong vai trò thành viên cho phép chúng tôi được cống hiến cho một hệ thống thanh toán bán lẻ hiệu quả trên toàn cầu,” Chia Song Hwei, Phó CEO Temasek, chia sẻ.
Grab: Từ một dự án sinh viên đến startup kì lân thay đổi cuộc chơi ở Đông Nam Á
Nhiều người sẽ bất ngờ khi biết tiền thân của Grab chỉ là một dự án trong trường của hai sinh viên trường kinh doanh Harvard.
Ở Malaysia, tài xế taxi không dùng đồng hồ taxi từng là một điều bình thường. Tại đây, phụ nữ cũng hạn chế đi lại một mình bằng taxi vì sợ tình trạng lạm dụng.
Mong muốn thay đổi ngành taxi ở quê nhà, Anthony Tan và Tan Hooi Ling đã thành lập ứng dụng gọi xe Grab vào năm 2012. 8 năm kể từ thời điểm đó, Grab đã trở thành một trong những nhà cung cấp hạ tầng xã hội hàng đầu ở gần 340 thành phố tại 8 quốc gia Đông Nam Á.
Anthony Tan (phải) và Tan Hooi Ling. (Ảnh: Nikkei)
Hai người bắt đầu phát triển kế hoạch kinh doanh khi còn là sinh viên tại trường kinh doanh Harvard. Ý tưởng của họ là một ứng dụng gọi xe, lấy cảm hứng từ một tiết học nói đến vấn đề cân bằng giữa theo đuổi lợi nhuận và đóng góp xã hội, đã về thứ hai trong một cuộc thi kinh doanh tại trường. Sau khi tốt nghiệp, họ trở về Malaysia và bắt đầu hướng dẫn các tài xế sử dụng ứng dụng.
Vào những ngày đầu của công ty, Anthony Tan và Tan Hooi Ling nhắm đến thị trường Đông Nam Á. Công ty mở rộng sang Philippones, Singapore và Thái Lan vào năm 2013, và sau đó là Việt Nam và Indonesia vào năm 2014.
Năm 2018, Grab thâu tóm mảng kinh doanh của Uber tại Đông Nam Á để khẳng định vị thế công ty gọi xe lớn nhất trong khu vực. Ứng dụng của Grab hiện tại đã có 185 triệu lượt tải về, con số tương đương 30% dân số của các nước ASEAN.
Không chỉ dừng lại ở gọi xe, ứng dụng của Grab hiện tại còn đáp ứng đa dạng của người dùng như đặt đồ ăn, giao đồ ăn, thanh toán và thậm chí cả mua bảo hiểm.
Grab không chỉ thay đổi cuộc sống hàng ngày của khách hàng mà còn thay đổi cuộc sống của hàng triệu tài xế khắp nơi trên Đông Nam Á, 21% trong số này là những người trẻ chưa từng có công việc ổn định trước đó. Và 1,7 triệu người đã mở tài khoản ngân hàng đầu tiên thông qua trải nghiệm với Grab.
Với nhiều nhà hàng, bằng cách tham gia vào mạng lưới dịch vụ giao đồ ăn của Grab, đã có thêm nhiều khách hàng và chứng kiến doanh thu tăng trưởng ấn tượng. Số lượng những đối tượng mà Grab gọi là "doanh nhân vi mô" nay đã vượt qua cột mốc 9 triệu người. Tan Hooi Ling nhấn mạnh rằng thông qua Grab, chất lượng cuộc sống của các tài xế và chủ nhà hàng đã cải thiện đáng kể.
Ở các thành phố lớn thuộc Đông Nam Á, tắc đường là một vấn đề lớn, cùng với đó là tần suất xảy ra tai nạn giao thông. Bằng cách phân tích hành vi lái xe và dùng trí tuệ nhân tạo, Grab đã phát hiện ra các khu vực và tính huống mà tai nạn thường xuyên xảy ra. Tài xế cũng được yêu cầu theo học các khoá đào tạo để giảm thiểu tai nạn.
Grab đồng thời tiến hành các cuộc thảo luận với chính phủ các nước Đông Nam Á để coi gọi xe là một nền tảng hạ tầng mới. Thông qua đó, ví dụ, Grab sẽ có thể thúc đẩy các quốc gia giới thiệu các chương trình bảo hiểm và y tế cho tài xế để họ có thể yên tâm làm việc. Sau khi chính phủ triển khai các dịch vụ như vậy, Grab cũng sẽ bổ sung thêm các phúc lợi riêng cho tài xế.
Vào năm 2025, Grab lên kế hoạch sẽ giúp 5 triệu cửa hàng và các doanh nghiệp khác có thể làm chủ công nghệ số. Bằng cách làm việc với các tổ chức đào tạo trong khu vực, Grab muốn dạy 20.000 sinh viên các công nghệ hàng đầu.
Startup Đông Nam Á "thắt lưng buộc bụng" vượt qua đại dịch Khi thế giới đang đối phó với đại dịch Covid-19, các startup Đông Nam Á cũng đối mặt với trận chiến khác, đó là việc hết tiền do không thể huy động vốn các nhà đầu tư. Đầu tư vào startup Đông Nam Á năm 2019 giảm 30% so với năm 2018. Ảnh: Nikkei Startup thanh toán điện tử FOMO Pay đã dự...