Dự án tàu ngầm liên danh Nga – Ý bị đình chỉ vô thời hạn
Một dự án liên danh đóng tàu ngầm cỡ nhỏ thế hệ mới giữa Ý và Nga đã bị đình chỉ vô thời hạn do “tình hình chính trị”, sau các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine, hãng ITAR-Tass đưa tin hôm 25.7.
Tàu ngầm hạt nhân Shchuka-B của Nga – Ảnh: AFP
Thỏa thuận được ký kết hồi năm 2004 giữa công ty Nga Rubin và hãng đóng tàu Ý Fincantieri nhằm đóng một tàu ngầm chạy bằng diesel có trọng tải 1.000 tấn, mang tên S-1000, là một phần kế hoạch của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm củng cố lực lượng chiến đấu Nga.
“Đáng tiếc là do tình hình chính trị mà ai cũng biết, dự án này đã bị đình chỉ”, ITAR-Tass dẫn lời ông Igor Vilnit, lãnh đạo Văn phòng Thiết kế Kỹ thuật Hàng hải Trung tâm của công ty Rubin.
Theo quan chức này, nhóm công tác của dự án dự định nhóm họp vào nửa đầu năm nay, nhưng Ý đã đề nghị hoãn vô thời hạn.
Công ty Rubin từ chối bình luận về thông tin trên với hãng Reuters.
Video đang HOT
Loạt biện pháp trừng phạt mới nhất của Mỹ đã nhằm vào các nhà sản xuất vũ khí Nga, bao gồm cả một số tên tuổi mang tính biểu tượng của nền công nghiệp quốc phòng Nga.
Theo TNO
Philippines chi đậm mua máy bay, chiến hạm, rada giám sát biển Đông
Tại "Triển lãm phòng vệ và an ninh châu Á 2014" tổ chức ngày 17-18/7 ở thủ đô Manila, chính quyền Philippines đã công bố hàng loạt hợp đồng lớn mua sắm trang thiết bị quân sự quốc phòng.
Theo đó, một kế hoạch rất quan trọng là Bộ quốc phòng Philippines sẽ ký hợp đồng mua 3 hệ thống rada phòng không EL/M-2288 của công ty hệ thống ELTA - công ty con của Tập đoàn công nghiệp hàng không vũ trụ Israel (IAI - Israel Aerospace Industries).
Dự kiến, một tổ hợp sẽ được bố trí tại tỉnh Palawan ở phía tây nam của nước này, có khả năng giám sát toàn bộ khu vực biển Đông. Đồng thời Manila còn sẽ tiếp tục mua thêm 4 hệ thống rada loại này vào giai đoạn 2 của hạng mục trong vòng 5 năm tới.
Lực lượng vũ trang Philippines đã tiếp nhận lô hàng súng trường M4 5,56 mm từ công ty Remington, đến cuối năm nay sẽ nhận nốt lô tiếp theo 50.269 khẩu nữa. Công ty sản xuất ô tô Kia Motors của Hàn Quốc cũng xác nhận đã giao cho lực lượng lục quân Philippines 1200 xe ô tô các loại.
Philippines đang nhắm tới máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C của Mỹ
Ngành công nghiệp trong nước của Philippines cũng có được sự phát triển đáng kể, năm 2010 các cơ sở sản xuất công nghiệp quốc phòng đã tự sản xuất được các loại vũ khí đạn dược hạng nhẹ, đáp ứng 57% nhu cầu trang bị cho lực lượng vũ trang, đến nay thì con số này đã là 100%.
Ngành công nghiệp quốc phòng nước này còn có kế hoạch sản xuất loại súng trường tấn công M16. Hiện 2 công ty chế tạo vũ khí Colt và Remington cũng đang rất quan tâm đến việc thành lập một công ty liên doanh tại Philippines
Nhóm công tác kỹ thuật về phát triển loại máy bay không người lái của Philippines cũng đang tiến hành tìm kiếm hướng phát triển UAV.
Một chiếc UAV thuộc dòng "Jump" của công ty Arcturus
Tại "Triển lãm phòng vệ và an ninh châu Á 2014", công ty Opcentec - đối tác hợp tác chiến lược trong nước của quân đội Philippines đã mang đến 2 mẫu máy bay cánh quạt là T.Re.X4 và T.Re.X8. Cả hai dòng máy bay này đều có thể sử dụng được tại các địa hình rừng nhiệt đới.
Nhóm công tác đang tiến hành nghiên cứu trang bị vũ khí cho các máy bay không người lái, sử dụng súng phóng lựu đạn để tấn công mục tiêu. Đồng thời họ còn sẽ trang bị cả trên dòng UAV "Jump-15" của công ty Arcturus, đây là dòng UAV có cả cánh quạt và cánh cố định.
Công ty Opcentec còn mang đến triển lãm loại xe việt dã lưỡng thê dùng trên địa hình ven biển. Dòng xe này có khả năng đem theo 8 binh sỹ, tốc độ đạt 40 km/giờ, được trang bị hệ thống thông tin vệ tinh và trạm vũ khí điều khiển xa để điều khiển UAV.
Tàu tuần tiễu BRP Gregorio del Pilar (PF-15) của Philippines
Chính phủ Philippines cũng đang xem xét mua sắm thêm các loại trang thiết bị quân sự, bao gồm 2 tàu hộ vệ tên lửa, 2 máy bay tuần tiễu tầm xa, 6 máy bay chi viện trên không tầm gần, 2 trực thăng chống ngầm và 3 tàu tên lửa tấn công đa năng.
Tính từ năm 2010 đến nay, chính phủ Philippines đã chi tới 916,9 triệu USD mua sắm trang bị vũ khí hiện đại hóa quân đội. Loạt trang bị mua sắm cỡ lớn đầu tiên là 12 chiếc may bay tân công hang nhe FA-50 của Tập đoàn công nghiệp hàng không vũ trụ Han Quôc (KAI - Korea Aerospace Industries).
Thứ 2 là mua sắm 2 tàu bổ trợ hậu cần chiến lược trên biển trọng tải 7200 tấn, chiếc tàu thứ nhất sẽ được khởi công đóng mới vào tháng 2 hoặc tháng 3-2015, dự kiến tháng 8-2016 bàn giao đưa vào sử dụng, chiếc còn lại sẽ hoàn tất sau đó 1 năm.
Theo An Ninh Thu Đô
Trung Quốc tử hình cảnh sát bắn chết thai phụ Một cảnh sát Trung Quốc bắn chết một phụ nữ mang thai lúc say xỉn và làm bị thương chồng của cô này cuối năm ngoái đã bị tử hình hôm 22.7, theo Tân Hoa xã. Cảnh sát Trung Quốc thử một khẩu súng mà tịch thu được trong một chiến dịch truy quét - Ảnh: AFP Vụ việc xảy ra vào tối...