Dự án khoa học kỹ thuật ngang tiến sĩ: Học sinh sẽ quen cách ứng xử gian dối

Theo dõi VGT trên

Theo chuyên gia, cuộc thi khoa học kỹ thuật đi quá xa theo hướng tiêu cực và không thực chất, hãy dừng lại càng sớm càng tốt.

Ông Lê Văn Vỵ, nguyên giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh cho rằng, một số đề tài tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho bậc trung học phổ thông năm 2021 vượt quá tầm của học sinh, mang tính chất hoang tưởng, không thực chất, không có tính ứng dụng, có dấu hiệu tiêu cực, sao chép của hàng loạt đề tài đạt giải.

Thậm chí có đề tài được cày nát qua nhiều năm như “chữa ung thư” và “cánh tay rô-bốt”, “điều trị xơ vữa động mạch”, “hoại tử”, “thiết bị thông minh hỗ trợ người khiếm thị”… đạt giải cao.

Thầy Vỵ cho rằng: “Nếu có thống kê đầy đủ, tôi tin rằng tỷ lệ trùng lặp đề tài, dự án, ý tưởng của cuộc thi qua các năm là rất lớn. Một điều trùng hợp nữa, là hầu hết các đề tài, dự án không có khả năng ứng dụng, sản xuất ra thị trường”.

Học sinh trung học chưa đủ độ chín về kiến thức, kỹ năng nghiên cứu, sáng tạo, không có điều kiện và thời gian sáng tạo, nghiên cứu khoa học kĩ thuật một cách bài bản, chuyên nghiệp. Vì vậy, cuộc thi tất yếu sẽ sinh ra đối phó, “luồn lách” và đủ hình thức khác nhau để có sản phẩm, có giải.

Thầy Vỵ chia sẻ, ông từng được nhiều đồng nghiệp khắp mọi miền đất nước tâm sự về cuộc thi khoa học kĩ thuật của học sinh. Ban đầu cuộc thi có mục đích tốt, nhưng sau đó cuộc đua thành tích, danh hiệu đã đẩy cuộc thi theo hướng không thực chất, không hiệu quả, gây lãng phí vô cùng lớn, áp lực và nguy hại nhất là làm cho học sinh quen với cách ứng xử dối trá, không trung thực.

“Cuộc thi khoa học kỹ thuật đi quá xa theo hướng tiêu cực và không thực chất. Hãy dừng lại càng sớm càng tốt, tránh để lại những hệ lụy không đáng có cho thế hệ trẻ” , thầy giáo nhấn mạnh.

Dự án khoa học kỹ thuật ngang tiến sĩ: Học sinh sẽ quen cách ứng xử gian dối - Hình 1

Thí sinh trình bày mô hình. (Ảnh minh hoạ)

Đồng quan điểm, giáo sư Phạm Tất Dong, Phó chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam giật mình khi biết tên 12 dự án đạt giải nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia 2021. Ông càng bất ngờ hơn khi biết rằng tất cả những đề tài, dự án nghiên cứu này được đưa ra bởi các em học sinh THPT.

Giáo sư đặt câu hỏi: “Với độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi, học sinh ít có cơ hội tiếp xúc với phòng thí nghiệm, môi trường nghiên cứu, các cơ sở dữ liệu, thử hỏi làm sao nghĩ ra được những đề tài, dự án nghiên cứu có tính chuyên sâu, hàn lâm tới như vậy? Những dự án này có khi những thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư cũng ngại ngùng khi bắt tay làm, chưa nói đến những em học sinh cấp 3″.

Ông khẳng định rằng, những dự án kiểu như vậy ít nhiều có sự sao chép, “ăn cắp” ý tưởng của các nhà nghiên cứu.

Năm 2018, giáo sư Dong từng nhận được đơn tố cáo và lên tiếng về một dự án nghiên cứu khoa học của học sinh THPT sao chép gần như toàn bộ số liệu, ý tưởng nghiên cứu, mô hình của một giáo sư người Pháp. Đây là sự giả dối đáng báo động không chỉ riêng trong cuộc thi này mà còn nhiều cuộc thi khác hiện nay.

Video đang HOT

Theo giáo sư, điều đáng trách là những người lớn (thầy cô, bố mẹ…) mang trẻ con ra làm bình phong để khoe thành tích, chạy theo thành tích, ganh đua giữa các địa phương. Những ý tưởng “ăn cắp” đó không chắc giáo viên đã thực hiện và hiểu hết, chưa nói đến học sinh THPT đang ngồi trên ghế nhà trường mới chỉ tập làm quen với những kiến thức, công nghệ cơ bản.

Ông cho rằng, cuộc thi không con thực chất thì bỏ. Người lớn không nên dạy trẻ làm nghiên cứu khoa học gian dối. Đồng thời, Bộ GD&ĐT cần rà soát lại chất lượng toàn bộ các dự án đạt giải trong cuộc thi năm nay. Nếu làm thẳng tay nhiều dự án là sao chép hoặc trùng ý tưởng với những công trình nghiên cứu của các trường đại học, các chuyên gia.

Những ngày qua, dư luận xôn xao khi dự án “Giường bệnh thông minh hỗ trợ cho người mất chức năng vận động tay chân sử dụng tại nhà” (lĩnh vực thi Hệ thống nhúng) của hai học sinh Nguyễn Trần Đạt và Đinh Hoàng Nam, học sinh trường THPT Hoa Lư A- giải nhất có phần tên giống với dự án “Giường I.o.T hỗ trợ người mất khả năng vận động tay chân” của em Cao Nguyễn Hùng và Nguyễn Đình Nhật Tân.

Dự án này từng đoạt giải nhất Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh Ninh Bình năm 2019, giải nhì thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm 2019. Trùng hợp là hai dự án cùng xuất phát từ trường THPT Hoa Lư A và cùng thầy giáo hướng dẫn, chỉ khác năm dự thi.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia đánh giá, các dự án giành giải nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm nay là những công trình nghiên cứu phức tạp, độ khó vượt xa khả năng của học sinh THPT như: Hỗ trợ phục hồi chức năng bàn tay cho bệnh nhân bị di chứng hậu đột quỵ; phân lập các hợp chất ức chế tăng sinh tế bào cơ trơn động mạch chủ để định hướng phòng và điều trị xơ vỡ động mạch; cải tiến peptit polybia-mp1 ứng dụng trong điều trị ung thư; cảnh báo sớm các rủi ro trong môi trường nuôi tôm bằng trí tuệ nhân tạo.

Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm 2021 có 141 dự án từ 69 đơn vị với 262 học sinh tham gia. Ban tổ chức trao giải cho 91 dự án, trong đó 12 dự án đạt giải nhất, 7 dự án lọt qua vòng phỏng vấn và được lựa chọn dự thi quốc tế.

Thi Khoa học kỹ thuật cho học sinh: Bộ GD-ĐT trả lời nghi ngờ của dư luận

Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia năm 2021 vừa kết thúc đã khiến dư luận xôn xao về sự trùng lặp tên các đề tài, tính minh bạch và kể cả việc nên giữ hay bỏ cuộc thi này.

VietNamNet đã phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) về nội dung này:

Phóng viên: - Thưa ông, về kỳ thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học vừa kết thúc, có những ý kiến cho rằng nhiều đề tài có tên tương tự, lặp đi lặp lại qua nhiều năm là "chữa ung thư" và "cánh tay rô bốt", "thiết bị thông minh hỗ trợ người khiếm thị"... Qua đó, đặt nghi vấn có dấu hiệu sao chép và cả sự nghiêm túc, công bằng trong việc chấm giải?

Ông Nguyễn Xuân Thành: Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học có các tiêu chí cũng như mục tiêu rất rõ ràng. Theo đó, học sinh hoàn toàn có thể dựa trên nền tảng, thành tựu khoa học kỹ thuật đã có để có các ý tưởng mới và đưa ra cách giải quyết vấn đề mà trước đó chưa ai làm.

Như vậy, không có nghĩa học sinh phải chọn những vấn đề hoàn toàn mới mà có thể chọn những vấn đề từng có và đang có các nghiên cứu thành công nhưng đưa ra được những phát hiện, vấn đề, cách giải quyết mới của mình để hoàn thiện, tối ưu hơn.

Nhiều người nói rằng sao trong các dự án của học sinh có nhiều ý tưởng liên quan tới vấn đề này. Nhưng đó là vấn đề luôn được quan tâm, nghiên cứu về ung thư thì có lẽ đến hàng chục, thậm chí hàng trăm năm nữa thế giới vẫn phải theo đuổi các đề tài liên quan.

Cũng chủ đề tìm giải pháp trong điều trị ung thư, người này có thể nghiên cứu ra một dẫn xuất của một chất mới, người kia nghiên cứu một cách thức mới để ứng dụng nó trong môi trường khác nhau... Như vậy mỗi nghiên cứu, mỗi bước tiến nhỏ đó sẽ đóng góp vào trong cộng đồng khoa học chứ không phải cứ nghiên cứu cái là ra thuốc chữa trị được ung thư.

Thi Khoa học kỹ thuật cho học sinh: Bộ GD-ĐT trả lời nghi ngờ của dư luận - Hình 1

Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng

Hay các dự án chế tạo cánh tay robot cho người tàn tật, tôi cho rằng nhiều năm tới đây, việc chế tạo cánh tay robot sẽ vẫn là vấn đề được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới. Vì không ai khẳng định đã có "cánh tay robot" hoàn hảo đến mức không cần nghiên cứu, chế tạo gì mới hơn.

Không phải chỉ năm nay mà bao năm nay, sau mỗi cuộc thi đều có những thắc mắc tưng tự và đặt nghi vấn vào sự nghiêm túc, công bằng trong việc chấm giải. Đây không phải chuyện mới, tôi đã nói đi nói lại cỡ 10 năm rồi. Song tôi khẳng định ban giám khảo gồm nhiều nhà khoa học đã làm việc nghiêm túc và bám sát các tiêu chí chấm.

Sở dĩ nhiều người thấy các đề tài dự thi có vẻ "giống nhau" là do cách đặt tên đề tài đều đề cập đến cùng một vấn đề, đôi khi chỉ khác nhau vài chữ. Nhưng những người hiểu biết về lĩnh vực đều thấy, vài chữ khác nhau đó trong tên đề tài chính là điểm mới, điểm khác biệt mà các dự án hướng đến.

- Thế với những ý kiến cho rằng một số đề tài vượt quá tầm của học sinh phổ thông, phải chăng có 'bàn tay' của người lớn?

Đối tượng của cuộc thi là học sinh ở lứa tuổi 14-18, chuẩn bị bước vào các bậc học cao hơn.

Yêu cầu của cuộc thi là học sinh phải vận dụng kiến thức của các môn đã được học ở phổ thông để phát triển, thực hiện các dự án.

Tuy nhiên, không có nghĩa các em chỉ được sử dụng những kiến thức cơ bản, đại trà. Các em sẽ phải tìm kiếm tài liệu, phải nghiên cứu các tài liệu chuyên sâu về lĩnh vực mình chọn. Và các em học sinh hoàn toàn có thể tiếp cận những đề tài chuyên sâu, có ý nghĩa, tính ứng dụng cao. Trong đó, không đòi hỏi các em phải sáng tạo toàn bộ mà có thể chỉ xác định và giải quyết một vấn đề cụ thể trong đó như tôi đã nói ở trên. Đóng góp đó là không nhỏ.

Trong quá trình thực hiện, các em cũng không làm một mình mà cần có một môi trường để triển khai. Trong môi trường đó có sự hỗ trợ của giáo viên, cha mẹ trong việc hướng dẫn quy trình nghiên cứu, thực hiện, lựa chọn đề tài, hay là những người thợ hỗ trợ các em trong việc gia công sản phẩm.

Song, điều cốt lõi, những ý tưởng mới, cách xử lý vấn đề để đạt được những kết quả mới thì chắc chắn phải là của học sinh.

Về điều này, Bộ GD-ĐT cũng đã có những nguyên tắc, quy định cụ thể trong việc chấm giải. Trong đó, ban giám khảo không chỉ chấm dựa trên sản phẩm được trưng bày mà còn đánh giá trên hồ sơ để biết quy trình thực hiện. Đặc biệt là chấm dựa trên phỏng vấn trực tiếp học sinh. Nếu sản phẩm không do học sinh thực sự làm thì sẽ lộ ngay ở quá trình phỏng vấn, phản biện.

- Bộ có thống kê về khả năng ứng dụng hay sản xuất ra thị trường sau đó của các dự án này không?

Không phải tất cả những nghiên cứu của các nhà khoa học đều có thể đi ngay vào được trong cuộc sống mà cần phải có một sự tích lũy lâu dài trong quá trình nghiên cứu của những đề tài tiếp nối nhau.

Mọi người đang chỉ nhìn vào mấy trăm dự án của các em học sinh ở cuộc thi này, nhưng nếu thử nhìn rộng ra trong cả đất nước, xa hơn là cả thế giới thì có phải một hoạt động khoa học hôm nay nghiên cứu thì ngày mai đã đưa được ngay vào trong thực tế cuộc sống đâu.

Tôi nghĩ làm khoa học thì cũng phải tư duy hết sức khoa học. Chứ không phải một em học sinh làm đề tài xong là có thể đưa ra thị trường bán và trở thành thương hiệu lớn nhanh chóng như thế.

Thi Khoa học kỹ thuật cho học sinh: Bộ GD-ĐT trả lời nghi ngờ của dư luận - Hình 2

Có 12 dự án đạt giải Nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm 2021. Ảnh: Thanh Hùng

- Vậy với ý kiến cho rằng nên bỏ cuộc thi này, ông nghĩ sao?

Mục đích của cuộc thi không chỉ nhằm vào việc chọn ra dự án/học sinh đạt giải thưởng.

Sản phẩm của việc nghiên cứu khoa học là bản thân dự án, nhưng quan trọng hơn là sản phẩm con người, góp phần phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.

Tham gia nghiên cứu khoa học, các học sinh không chỉ được thực hành, trải nghiệm, ứng dụng kiến thức vào giải quyết một vấn đề cụ thể mà qua đó phát triển tư duy khoa học, năng lực khai thác tài liệu, kỹ năng thuyết trình, phản biện và làm việc nhóm.

Sự hiểu biết các em có được từ việc này không chỉ hạn hẹp ở lĩnh vực đề tài các em thực hiện mà có thể mở rộng hơn. Ví dụ qua nghiên cứu, thực hiện các em có hiểu biết về tác hại của ô nhiễm môi trường và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường trong lành, hay những giá trị nhân văn khi các em thực hiện một dự án hỗ trợ người tàn tật, người yếu thế trong xã hội... Đó là cái đích lớn mà chúng tôi muốn hướng tới.

Cuộc thi khoa học kỹ thuật các cấp trong gần một thập kỷ qua đã thu hút hàng nghìn học sinh tham gia, trong đó có cả các em ở các vùng khó khăn. Điều đó khích lệ, tạo động lực để cả giáo viên và học sinh cùng thay đổi trong đổi mới dạy học.

Những điểm chưa phù hợp nếu có của cuộc thi sẽ được Bộ GD-ĐT nghiêm túc xem xét, xử lý cụ thể nhưng không thể phủ nhận những giá trị có thật, có ý nghĩa trong tiến trình đổi mới giáo dục phổ thông và hoạt động dạy học, nghiên cứu khoa học trong các nhà trường.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Huỳnh Hiểu Minh cúi đầu xin lỗi
20:59:48 16/11/2024
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: "Em gái quốc dân" lộ mặt sưng phù gây sốc, Triệu Lệ Dĩnh "chặt đẹp" dàn mỹ nhân trong bài test cam thường
22:06:03 16/11/2024
Xoài Non bị nhận xét "còn non và thiếu tinh tế" khi liên tục làm 1 việc trước mặt bố mẹ Gil Lê
19:14:49 16/11/2024
Bố dượng bán nhà cửa, kỷ vật, trả nợ thay con gái riêng của vợ
20:52:29 16/11/2024
Đàm Vĩnh Hưng nộp đơn kiện đòi bồi thường vụ tai nạn tại Mỹ
23:27:56 16/11/2024
Sao cũ đã hết thời giữa dàn nghệ sĩ thế hệ mới?
20:03:00 16/11/2024
Tin không vui cho Kỳ Duyên trước thềm Chung kết Miss Universe 2024
23:46:08 16/11/2024
Triệu Lộ Tư trở thành trò cười
21:17:17 16/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

1 Hoa hậu lên tiếng về nghi vấn livestream nói xấu Kỳ Duyên

Sao việt

23:51:06 16/11/2024
Miss Universe Kazakhstan hiện vướng nghi vấn chơi xấu các đối thủ trước thềm chung kết, trong đó có đại diện Việt Nam.

Nhã Phương 'phá lệ' cùng Đỗ Mạnh Cường mang về 95 triệu cho trẻ mồ côi

Tv show

23:13:43 16/11/2024
Vì mong muốn giúp sức cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, Nhã Phương nỗ lực cùng đồng đội là nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường vượt qua các thử thách của ban tổ chức.

Thu Trang và giới làm phim kêu cứu, Cục Điện ảnh: "Mong Quốc hội cân nhắc"

Hậu trường phim

22:37:14 16/11/2024
Hơn 30 doanh nghiệp điện ảnh đã ký tên và đóng dấu vào văn bản khẩn, kiến nghị về việc điều chỉnh mức thuế giá trị gia tăng (VAT) trong Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng.

Sao nam bị vợ tố nghiện mua dâm lộ mức đền bù gây phẫn nộ

Sao châu á

22:18:28 16/11/2024
Yulhee tiết lộ Minhwan đã đề nghị đưa cho cô 50 triệu won (909 triệu đồng) bồi thường ly hôn và 2 triệu won (36 triệu đồng) tiền cấp dưỡng nuôi con.

Tai nạn máy bay V-22 Osprey: Phi công quên bật 'công tắc nguồn'

Thế giới

22:01:39 16/11/2024
Việc không tuân thủ quy trình này khiến máy bay không đủ sức mạnh để bay lên, dẫn đến va chạm. Ngoài ra, phi công cũng bị đánh giá là điều khiển không đúng kỹ thuật khi máy bay ở gần mặt đất, gây ra tình trạng rung lắc mạnh.

Lộ nhan sắc thật vợ bầu của cầu thủ điển trai nhất nhì U23 Việt Nam, sắp "vỡ chum" nhưng vẫn làm điều đặc biệt cho chồng

Netizen

21:30:31 16/11/2024
Cựu cầu thủ U23 Việt Nam Huỳnh Tấn Sinh và vợ Phạm Nguyễn Bích Trâm đã có cái kết đẹp sau 3 năm hẹn hò. Cặp đôi đăng ký kết hôn và tổ chức lễ ăn hỏi vào tháng 11 năm 2023.

Nụ hôn đồng tính gây sốc của Han So Hee

Phim châu á

21:22:27 16/11/2024
Heavy Snow (Tạm dịch: Bão Tuyết) đang khiến MXH rần rần thời gian qua, đem đến những thước phim mơ mộng đẹp như sách truyện tới khán giả

Giải Cứu Anh "Thầy": Phim hài đen kén thị hiếu đại chúng nhưng có thách thức cảm thụ của khán giả?

Phim việt

21:12:31 16/11/2024
Bộ phim là hành trình gợi lên nhiều suy ngẫm, là cuộc đồng ngộ của hai thế hệ người lớn và người trẻ đã và đang bị cuốn vào vòng xoáy cuộc sống hối hả, mất dần kết nối và thấu cảm hiện nay.

Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh

Tin nổi bật

20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi tiếp tục ở cường độ cấp 16, giật trên cấp 17. Dự báo, khoảng ngày 18/11, sau khi vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), bão di chuyển vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 nhưng sẽ giảm cấp nhanh khi gặp không khí lạnh.

Tùng Dương tiết lộ bị một nghệ sĩ Gen Z mắng, dạy hát từng câu

Nhạc việt

20:14:55 16/11/2024
Sáng 16/11, nam ca sĩ Tùng Dương đã có buổi họp báo giới thiệu đến công chúng album mới nhất mang tên Multiverse - Đa Vũ Trụ với 12 bài hát mới.

NewJeans sẽ nợ HYBE bao nhiêu tiền nếu phá vỡ hợp đồng?

Nhạc quốc tế

20:09:45 16/11/2024
Khán giả Hàn Quốc đang bàn tán xôn xao về số tiền NewJeans sẽ phải trả cho tập đoàn nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng.