Dragunov SVU Kẻ kế thừa xứng đáng của SVD
Dragunov SVU là mẫu súng bắn tỉa có thiết kế bullpup và nòng ngắn, được sản xuất với mục đích thay thế khẩu SVD huyền thoại.
Dragunov SVU (Tiếng Nga: , Snayperskaya Vintovka Ukorochennaya, súng bắn tỉa ngắn) hay còn gọi là OTs-03 (-03) là súng bắn tỉa dạng bullpup phát triển từ khẩu Dragunov SVD. Thiết kế này được phát triển bởi TSKIB SOO (Cục Trung ương dành cho Thể thao và Săn bắn, một phần của Cục Thiết kế Công cụ KBP).
Dragunov SVU được bắt đầu nghiên cứu từ những năm 1970 với mục đích khắc phục nhược điểm quá dài của khẩu Dragunov SVD, nhằm đáp ứng nhu cầu của lính dù và lực lượng an ninh Bộ Nội vụ, để có thể tác chiến và tăng độ cơ động trong môi trường đô thị.
SVU có trọng lượng 3,6 kg khi không có hộp tiếp đạn và ống ngắm. Chiều dài tổng thể (chưa gắn ống giảm thanh) là 870 mm với nòng dài 520 mm. Đây là một súng bắn tỉa có kích thước cũng như trọng lượng nhỏ gọn, thích hợp cho tác chiến đô thị.
Theo kế hoạch ban đầu, các nhà thiết kế chỉ hiện đại hóa một chút khẩu Dragunov SVD cũ kỹ. Tuy nhiên, khi thiết kế hoàn chỉnh ra đời thì hầu hết các chi tiết cũng như nguyên lý hoạt động của loại súng “cải tiến” này đã hoàn toàn thay đổi. Chính vì vậy tên gọi mới SVU đã được đặt cho dòng súng này.
SVU có cơ chế nạp đạn bằng khí nén (trích khí ngắn) tương đồng với người tiền bối SVD. Cũng có thể nói rằng, đây là biến thể của SVD với nòng ngắn hơn. Buồng đạn của SVU sử dụng thoi nạp đạn xoay (quay về bên trái) với 3 móc khóa viên đạn cố định vào vị trí khớp với nòng súng tránh bị lệch do phản lực khi bắn. Nòng súng có 4 đường rãnh dài xoắn về phía tay phải giúp ổn định đường đạn. Ban đầu SVU có nhiều chi tiết gỗ, tuy nhiên các phiên bản kế tiếp đều được làm bằng polymer cao phân tử.
Một bộ phận chống giật được gắn vào hấp thụ đến 40% phản lực khi bắn, báng súng có phần cuối đàn hồi với một dãy lò xo áp vào vai xạ thủ. Tiếng động khi bắn cũng giảm xuống đáng kể khi gắn thêm bộ phận giảm thanh, có thể hạ thấp xuống mức 150 decibel để bảo vệ tai của xạ thủ và tăng khả năng chống bị phát hiện ở tầm xa.
Video đang HOT
Ống giảm thanh 3 ngăn của SVU. Khi kết hợp với các loại đạn thông thường ống này chỉ có tác dụng khuếch tán âm thanh, còn khi sử dụng đạn cận âm ống này sẽ triệt tiêu âm thanh hoàn toàn.
Một điểm khác biệt nữa của SVU so với SVD là hộp đạn được chuyển ra phía sau cò súng (thiết kế bullbup) và thay bằng tay cầm có 4 khe nắm cùng với nòng súng ngắn hơn 100 mm khiến cho SVU trở thành một loại súng bắn tỉa có trọng tâm hoàn hảo. Trong ảnh: Bộ phận hãm nảy ở cuối ống giảm thanh giúp giảm độ giật đến 40%.
SVU tương thích hầu hết các loại kính ngắm do Nga sản xuất nhưng vẫn có cơ chế ngắm qua thước ngắm cơ khí và điểm ruồi. Trong ảnh: Điểm ruồi sau của SVU có khả năng chỉnh khoảng cách đến mục tiêu.
Kính ngắm PSO-1 là loại thường xuyên được sử dụng vì nó có rất nhiều đặc tính hữu dụng cho xạ thủ như khả năng nhìn trong đêm, khả năng tính khoảng cách đến mục tiêu với thước đo cự ly ở phía dưới bên phải, thước đo tốc độ và hướng gió và điểm ngắm chữ V tính bù độ cong của đường đạn. Trong ảnh: SVU với ống ngắm PSO-1.
SVU sử dụng loại đạn dành cho súng bắn tỉa 7,6254mmR thông dụng ở Nga. Sơ tốc đầu đạn khoảng 830 m/s, tầm bắn tối đa lên tới hơn 1.000m, tuy nhiên tầm bắn hiệu quả của SVU chỉ vào khoảng 400 m. Hộp tiếp đạn của SVU có 3 loại 10, 20 và 30 viên.
Vào năm 1991, Bộ Nội vụ Nga yêu cầu tạo ra một mẫu SVU có khả năng bắn tự động, do đó các nhà thiết kế đã cho ra đời mẫu SVU-A. Tuy nhiên chế độ tự động thường chỉ được sử dụng khi mà xạ thủ gặp nguy hiểm trong tầm gần. Trọng tâm của loại súng này được bổ sung khi gắn thêm chân chống trước cùng với băng đạn 20 – 30 viên làm tăng khả năng tác chiến khi sử dụng chế độ tự động và kính ngắm trên khẩu SVU-A có thể tháo ra để thay các loại khác thích hợp hơn trong khi xạ thủ không thể làm việc này với SVU. Trong ảnh: Nút chọn chế độ bắn của SVU-A: An toàn, tự động và bán tự động.
SVU được sử dụng lần đầu tại cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ nhất và đã cho thấy một số ưu điểm của mình so với khẩu SVD, đó chính là sự nhỏ gọn, độ giật thấp, tiếng động nhỏ, độ chính xác cao… nhưng SVU có một nhược điểm lớn đó là tầm bắn hiệu quả chỉ nằm ở 400 m, thấp hơn nhiều so với các loại súng bắn tỉa hiện đại khác. Hiện nay, SVU chỉ được trang bị với số lượng hạn chế cho lực lượng tác chiến của Bộ Nội vụ Nga.
Lính đặc nhiệm thuộc Bộ Nội vụ Nga đang luyện tập với khẩu SVU.
Theo Tri Thức
Mỹ tích hợp súng bắn tỉa với Iphone 6
Công ty Mỹ Tracking Point của Mỹ đã phát triển thành công thiết bị ngắm bắn cho các xạ thủ chuyên nghiệp có thể tích hợp được với Iphone 6 hoặc Ipad.
Sản phẩm này có tên Precision Guided, trang bị trên các dòng súng trường bắn tỉa bán tự động. Precision Guided sẽ giúp đơn giản hoá hoạt động của xạ thủ bắn tỉa hoặc hỗ trợ binh sĩ thông thường có khả năng xạ kíc tương đương xạ thủ được đào tạo chuyên nghiệp.
Theo Lenta, Precision Guided ra mắt sẽ gồm 3 phiên bản dành cho súng trường dùng cỡ đạn 5,56mm, 7,62mm và .300 Winchester Magnum với mức giá đề xuất là 7.500, 14.900 và 18.900 USD tương ứng.
Súng cỡ đạn 7,62mm trang bị tổ hợp Precision Guided
Theo kế hoạch, lô Precision Guided đầu tiên sẽ được chuyển tới tay khách hàng vào ngày 30/11 tới cùng kính ShotGlass. Kính thực tại ảo trên sẽ hiển thị hình ảnh về mục tiêu và chỉ dẫn xạ kích do ống ngắm của hệ thống thu được theo mốc thời gian thực. Ngoài ra, khi cần, xạ thủ có thể thực hành bắn trực tiếp qua kính ShotGlass mà không cần lộ mặt.
Tổ hợp Precision Guided sử dụng phương thức Tag-and-shoot. Theo đó, xạ thủ sẽ sử dụng nút đánh dấu mục tiêu trong tầm bắn. Thiết bị sẽ tự động theo dõi và bám theo mục tiêu bắn bằng ký hiệu ô vuông. Khi ký hiệu ô vuông chuyển sang màu đỏ báo hiệu mục tiêu nằm trong tầm bắn chính xác và xạ thủ có thể nổ súng tiêu diệt.
Kính ShotGlass
Về nguyên tắc, tổ hợp Precision Guided dùng nguyên lý Magnus để tính toán và tập hợp phần tử bắn thông qua thông tin về loại đạn sử dụng, tốc độ của mục tiêu và đặc điểm của môi trường xung quanh.
Với súng trang bị cỡ đạn .300 Winchester Magnum, xạ thủ trang bị Precision Guided có thể bắn mục tiêu di chuyển với tốc độ 32km/giờ ở khoảng cách 800m. Đây vốn là trường hợp nổ súng khó đạt độ chính xác, kể cả đối với xạ thủ giàu kinh nghiệm.
Ngoài việc truyền thông tin tới kính ngắm ShotGlass, Precision Guided còn có thể kết nối mạng không dây wifi với điện thoại Iphone hoặc Ipad thông qua ứng dụng chuyên biệt giúp đánh giá và lưu giữ các thông tin về hoạt động của xạ thủ.
Súng bắn góc phóng lựu 40m
Việc thiết bị ngắm bắn được tích hợp với wifi với điện thoại Iphone hoặc Ipad là ứng dụng độc nhất trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên việc các xạ thủ ngắm bắn không cần lộ mắt đã được ứng dụng từ tháng 8/1914, trên mặt trận Đức - Pháp súng trường ngắm bắn gián tiếp Lebel Mle 1886 với báng cong và khí cụ ngắm dạng kính tiềm vọng thô sơ đã lần đầu tiên được sử dụng.
Từ đó đến nay đã có nhiều ứng dụng cho các xạ thủ ngắm bắn tại những góc khuất ra đời,trong đó có súng bắn góc phóng lựu 40m. Loại súng phóng lựu 40mm này cho phép người lính nấp sau vật cản, hoặc trong góc mà vẫn có thể bắn, không phải nhô ra, do nòng súng có thể gập theo chiều ngang ở một góc 60 độ khi bắn.
Trên súng có gắn một một máy ảnh kỹ thuật số và một màn hình video cung cấp hình ảnh toàn cảnh, và giúp người lính có khả năng nhắm mục tiêu chính xác. Nó có khả năng bắn theo góc 60 độ theo phương nằm ngang, có thể bắn đạn hơi cay, đạn ít chất nổ ít hoặc đạn không gây chết người, và có tầm bắn 150 mét.
Theo Đất Việt
Anh vẫn bán vũ khí cho Nga bất chấp lệnh cấm vận Hôm 23/7, theo báo cáo của các nghị sĩ Anh, nước này vẫn bán lô vũ khí trị giá hàng triệu USD cho Nga bất chấp lệnh cấm vận mà các nước phương Tây và Mỹ áp dụng đối với Moscow. Telegraph cho hay, theo báo cáo trên, 251 giấy phép xuất khẩu vũ khí sang Nga vẫn được chính phủ phê duyệt...