DOTA 2: Đừng bất ngờ, cho dù ít xuất hiện nhưng đây chính là 5 vị tướng sở hữu tỷ lệ thắng cao nhất trong phiên bản 7.01 đấy
Hãy cùng đến với 5 vị tướng sở hữu tỷ lệ thắng cao nhất trong phiên bản DOTA 2 7.01.
Necrophos
Khá bất ngờ khi không phải Omniknight như thường lệ, mà chính Necrophos mới là vị tướng sở hữu winrate cao nhất trong phiên bản 7.01. Có vẻ như sau những điều chỉnh hợp lý từ phía Ice Frog thì tử thần già nua này đang dần dần chiếm lại được thiện cảm của các fan hâm mộ, với mức tỷ lệ thắng lên tới 57.6%
Mặc dù không còn khả năng bug màu với Reaper’s Scythe như trước, nhưng bù lại thời gian hồi chiêu của kỹ năng này khi có Aghanim’s Scepter được giảm đi đáng kể, chỉ còn 25 giây ở cấp độ cao nhất. Nhưng điều đó không quan trọng bằng những chỉnh sửa ở các kỹ năng trước đó. Đầu tiên, Death Pulse tuy bị nerf một chút lượng damage cùng khả năng hồi máu, thế nhưng đổi lại, kỹ năng này được tích hợp cùng với Sadist ở phiên bản trước, mang lại lượng regen mana tương đối cần thiết cho Necrophos.
Ngoài ra, cũng không thể bỏ qua sự lợi hại của Ghost Shroud, khi hiệu ứng làm chậm từ item này giúp Necrophos không còn quá phụ thuộc và cần lên Rod of Atos như trước. Thêm vào đó, tuy phải nhận thêm 20% sát thương phép, nhưng Ghost Shroud lại giúp Necrophos tăng khả năng tanker đáng kể với việc tăng thêm 50% khả năng hồi phục máu và mana.
Cộng thêm hệ thống Talent Tree tương đối ổn, Necrophos đang dần trở thành một trong những lựa chọn phù hợp cho người chơi DOTA 2 để leo rank trong phiên bản này.
Abaddon
Đứng ở vị trí thứ hai với 57.32%, chỉ thua kém đôi chút so với Necrophos là Abaddon. Không riêng gì trong phiên bản 7.01, trong khoảng một năm trở lại đây, Abaddon luôn là một trong những hero sở hữu winrate cao bậc nhất. Có thể nói đây là vị tướng khá ổn định, khi mà trong phiên bản 7.01, Ice Frog cũng không đem lại quá nhiều điều mới lạ dành cho Abaddon.
Video đang HOT
Lối chơi khá đơn giản cũng như linh hoạt đã làm nên thương hiệu cho Abaddon. Chưa kể, kỵ sĩ bóng đêm này cũng thuộc mẫu tướng khá dễ chơi dành cho các game thủ DOTA 2. Ở các trận đấu chuyên nghiệp, trong khi đa phần người chơi thường sử dụng Abaddon ở vị trí offlane hoặc support, nhờ vào khả năng bảo kê tương đối tốt của mình thì tại mặt trận rank, pub, hero này lại khá được ưa chuộng ở vị trí semi carry nhằm tận dụng tối đa sự càn lướt với Borrowed Time cùng passive Curse of Avernus.
Sự trở lại của Spectre trong bảng xếp hạng này chắc hẳn là điều gây ra khá nhiều ngạc nhiên cho các game thủ, khi bóng ma Spectre sau một thời gian gây sốt nhờ hiệu ứng BADMAN đã chìm vào quên lãng. Chưa kể trong phiên bản 7.01, Spectre cũng không có gì nhiều khác biệt so với trước trừ việc có thêm hệ thống Talent như mọi hero, chưa kể Diffusal Blade – core item của Spectre còn bị nerf thảm hại trong phiên bản mới này.
Tuy nhiên, điều này chỉ giảm nhiệt của Spectre tại các giải đấu lớn, còn xét trên bình diện chung, nhất là tại các trận đấu rank, pub, Spectre vẫn là một trong những hard carry được ưa chuộng và hiệu quả bậc nhất. Có thể thấy một trong những điểm chung của các trận đấu đẳng cấp thấp thường là sự bế tắc cũng như thiếu một chiến thuật định hình, dẫn tới thời gian các trận đấu thường kéo dài.
Và thời gian càng kéo dài, sức mạnh của Spectre càng được củng cố. Không quá khi nói đây là mẫu carry mạnh và lợi hại bậc nhất ở giai đoạn late game của DOTA 2, mà mức winrate 56.88% là con số không thể thuyết phục hơn.
Từ bao lâu nay, hero một nút Wraith King vẫn luôn là một trong những vị tướng chiếm được nhiều cảm tình bậc nhất của người chơi DOTA 2, bởi sự đơn giản mà hiệu quả một cách thực dụng. Ở phiên bản 7.01, hero này cũng sở hữu tỷ lệ thắng cực cao, lên tới 56.87%, thua kém chỉ 0.01 so với Spectre.
Wraith King được đánh giá cao hơn Spectre trong những giai đoạn đầu game, khi hero này không cần quá nhiều item vẫn có thể gây được lượng sát thương tối đa. Chưa kể trong phiên bản 7.01, Reincarnation còn được giảm cooldown đáng kể.
Một trong những điểm yếu của hero này là lượng mana pool hạn hẹp và cực kỳ sợ những item như Diffusal Blade đã được Ice Frog khắc phục trong phiên bản mới này. Hệ thống Talent Tree ở level 25 cho phép Wraith King có thể hồi sinh mà không mất mana. Chưa kể, Diffusal Blade cũng là một trong những item bị nerf thảm hại. Thời đại mới của Wraith King có lẽ đang đến gần hơn bao giờ hết.
Nhân mã của DOTA 2 cũng sở hữu tỷ lệ thắng cao đáng kinh ngạc trong phiên bản mới này, với 56.69%, vượt mặt cả Omniknight để lọt vào top 5.
Không có nhiều thay đổi trong phiên bản mới, có lẽ mức độ winrate cao đến từ sự dễ chơi cũng như sức mạnh nổi bật của Centaur ở thời điểm hiên tại. Những thay đổi về gameplay cũng như địa hình cũng góp phần giúp Centaur dần dần có chỗ đứng ở vị trí offlane. Chưa kể, Talent biến Return thành Aura ở level 25 chắc chắn là một lựa chọn không cần bàn cãi quá nhiều về độ bá đạo.
Theo GameK
DOTA 2: Có thể chơi Weaver ở vị trí Support, vậy tại sao không thử sức Centaur làm Carry?
Đã từ rất lâu rồi, Centaur Warrunner gần như không được ngó ngàng tới, đặc biệt là tại các giải đấu chuyên nghiệp. Thế nhưng gần đây, một làn sóng sử dụng vị tướng này lại đang có xu hướng dần dần xuất hiện trở lại ở vị trí Hard carry.
Đã từ rất lâu rồi, Centaur Warrunner gần như không được ngó ngàng tới, đặc biệt là tại các giải đấu chuyên nghiệp. Trong quá khứ, thời kỳ hoàng kim của vị tướng này gắn liền với vai trò offlane, một hero mở combat hàng đầu. Thế nhưng theo thời gian, khi mà với lối chơi có phần đơn giản và dễ bắt bài, cùng với sự lên ngôi của một loạt những offlane hàng đầu khác có độ cơ động và phù hợp cao hơn như Darkseer, Beastmaster hay thậm chí cả Axe, Centaur dần dần mất đi vị thế của mình.
Nếu nói về khả năng mở combat, Axe có lẽ được đánh giá cao hơn, khi ngoài việc có thể dễ dàng farm rừng từ sớm, Axe còn có thể kết thúc nhanh chóng một hero bất kỳ bên phía đối thủ với Culling Blade của mình. Chưa kể, những sửa đổi trong phiên bản gần đây càng khiến hero này mạnh mẽ hơn trong giai đoạn đi lane. Centaur cũng không có khả năng push lẻ hoặc rat doto mạnh mẽ như cách mà Beastmaster hoặc Nature Prophet có thể đảm nhiệm. Còn nếu bàn về combat tổng, rõ ràng những Darkseer hay Tidehunter sẽ là những cái tên được đánh giá cao hơn. Thua thiệt đủ đường, thế nên việc Centaur dần dần rơi vào quên lãng là điều có thể lý giải.
Thế nhưng gần đây, một làn sóng sử dụng vị tướng này lại đang có xu hướng dần dần xuất hiện trở lại. Nếu như ở các trận đấu rank, pub, mức độ chiến thuật thường bị bỏ qua và không được quá chú trọng thì ngay cả tại một số giải đấu chuyên nghiệp, Centaur Warrrunner cũng có đôi lần được xuất hiên, nhưng không phải ở vị trí offlane quen thuộc, mà đảm nhiệm vai trò hard carry lạ lẫm nhưng đầy hiệu quả. Đó cũng là cách mà Aui_2000 của NP đã thể hiện và thành công tại một số trận đấu gần đây.
Đầu tiên, hãy nói qua một chút về sức mạnh của Centaur. Hero này chỉ thật sự được đánh giá cao ở giai đoạn đầu game, nhất là khi hắn có Blink Dagger - một core item không thể thiếu đối với vị tướng này trong mọi trận đấu. Không cần quá màu mè và hoa mỹ, chỉ một combo Blink Dagger stun với War Stomp và cầy nát đối thủ với Double Eagle, Centaur hoàn toàn có thể gây ra lượng lớn sát thương lớn và kết liễu những hero yếu máu bên phía đối thủ trong một nốt nhạc. Return không thật sự được đánh giá quá cao, đặc biệt là ở giai đoạn late game. Có chăng kỹ năng này được liệt vào hàng một trong những skill có thể giúp Centaur phá trụ nhanh hơn. Ultimate Stampede cũng không mang lại quá nhiều khác biệt ở late game, nhưng nếu đầu tư thêm Aghanim's Scepter, sự hữu dụng mà nó mang lại sẽ được đánh giá cao hơn.
Nhìn chung, Centaur không hề sở hữu bất kỳ kỹ năng nào mang dáng dấp của một hard carry thực thụ. Di chuyển chậm chạp, tốc độ đánh thấp cũng như việc không bao giờ được đề cao ở lượng sát thương vật lý chính là những yếu điểm cố hữu của hero này. Ngoài ra, càng về late game, khi đối thủ đã có được một lượng item và level nhất định, combo của Centaur sẽ mất dần đi sự hữu dụng, và lúc ấy với sự cục mịch thiếu cơ động của mình, Centaur không khác gì một cục thịt di động và không mang lại nhiều hiệu quả trong combat.
Thế nên, Centaur thường xuyên phải di chuyển và phối hợp với đồng đội ngay khi có được Blink Dagger để tối ưu hóa combo của mình từ sớm. Chính vì vậy, sử dụng Centaur ở vị trí hard carry thường được các đội tuyển sử dụng với hai mục đích chính. Hoặc giúp Centaur có lượng level cũng như Blink Dagger sớm để từ đó roam gank tạo khoảng trống cho hai core còn lại, hoặc sử dụng Centaur như một vũ khí bí mật để công lên safe lane của đối thủ.
Ở trong cả hai trường hợp trên, bắt buộc bạn phải lựa chọn một đội hình có các hero solo mid hoặc offlane gây được lượng sát thương vật lý đảm bảo ở giai đoạn late game để bù đắp cho sự hạn chế của Centaur trong giai đoạn này. Nếu sử dụng để công lane, Centaur chắc chắn sẽ là thứ vũ khí vô cùng bá đạo, khi ở những level thấp, Double Eagle với cooldown nhanh và đặc biệt là không mất mana sẽ thật sự là nỗi ác mộng cho đối thủ. Centaur đặc biệt khỏe ở giai đoạn đầu game, thế nên hãy tận dụng tối đa sức mạnh của hero này.
Ngoài ra, khi bước vào late game, thay vì lên những item có tác dụng tăng độ trâu của mình như Heart, người chơi Centaur nên tập trung vào các item có khả năng hỗ trợ đồng đội tốt như Lotus Orb, Aghanim's Scepter hay thậm chí cả Radiance tùy theo diễn biến của trận đấu. Có thể nói ở thời điểm hiện tại, Centaur đang rất mất giá ở vị trí offlane, thế nên lựa chọn hard carry có thể là hướng đi mới đầy sáng tạo và giúp hero này thoát khỏi chuỗi ngày dài ngán ngẩm nằm trong tủ kính như cách mà Aui_2000 cùng đồng đội đã ứng dụng và thành công.
Theo GameK
Nhà sản xuất vẫn muốn Daniel Craig tiếp tục đóng vai 007 Ê-kíp đứng sau loạt phim "007" của hãng Eon Productions nuôi hy vọng tài tử tóc vàng 48 tuổi sẽ trở lại sắm vai chàng điệp viên hào hoa James Bond thêm một lần nữa. Trả lời phỏng vấn kênh BBC, Callum McDougall - giám đốc sản xuất của bốn tập phim 007 gần nhất, cho rằng Daniel Craig vẫn là "lựa chọn...