Đột tử trên sân tennis: Những ai không nên chơi môn thể thao này
Tennis được xem là môn thể thao dành cho giới thương lưu, người thành đạt. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyến cáo không phải ai cũng chơi được tennis.
Đột tử trên sân
Tennis là môn thể thao vận động toàn thân, tiêu thụ nhiều năng lượng hơn chạy bộ, tập thể dục nhịp điệu hay đạp xe. Theo nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới, tập luyện tennis đủ và đúng cách, môn thể thao này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng nhiều người vẫn còn mắc sai lầm khi chơi môn thể thao này.
Ví dụ trường hợp của anh N.T.V. (sinh năm 1979, trú tại Long Biên, Hà Nội), anh V. rất yêu tennis và tham gia chơi môn thể thao này khoảng 3 năm nay. Mỗi tuần anh đều dành 2 buổi đi luyện tập nó. Cảm giác chiến thắng sau mỗi trận tập khiến anh vô cùng hứng thú.
Anh luôn đặt mục tiêu cho mình phải dành chiến thắng, nhưng gần đây nhất trong 1 lần chơi tennis đột nhiên anh V. bị đau đầu dữ dội gục ngay trên sân. Dù được bạn bè đưa đi cấp cứu những anh V. không qua khỏi. Bác sĩ cho biết anh V. bị xuất huyết não dưới nhện quá nhiều. Tiền sử gia đình anh có bố và anh trai cũng từng bị đột quỵ nhưng anh lại chủ quan với sức khỏe của chính mình.
Một trường hợp khác may mắn được cứu sống đó là ông N..Đ. C. (59 tuổi, ngụ quận Tân Bình, TP.HCM). Môn thể thao ưa thích của ông C. là tennis. Trong một lần đang chơi ông C. bất ngờ bị đau dữ dội ở ngực trái, khó thở nhiều, vã mồ hôi nên phải bỏ dở cuộc chơi giữa chừng.
Ngay sau đó ông được đưa vào thẳng Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) cấp cứu. Tại BV Thống Nhất, các bác sĩ chẩn đoán ông bị nhồi máu cơ tim cấp và tiến hành chụp, can thiệp động mạch vành cấp cứu.
Kết quả chụp động mạch vành cho thấy ông C. bị tắc nhánh động mạch vành lớn nuôi trái tim do nhiều huyết khối. Sau khi hội chẩn và tiến hành đặt stent, tình trạng sức khỏe bệnh nhân đã cải thiện. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo ông C. không được chơi tennis nữa mà nên chọn những môn thể thao phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe.
PGS BS Nguyễn Hoài Nam – Giảng viên trường Đại học Y Dược, cho biết có một đồng nghiệp của ông đã đột tử ngay trên sân tennis chỉ vì quá ham mê môn thể thao này. Dù đã bước sang tuổi 50 lại có thêm bệnh huyết áp cao nhưng vị bác sĩ này vẫn rất chủ quan và chơi tennis mỗi tuần 2 buổi. Kết quả, một lần đang chơi thì bị đột tử.
Theo PGS Nam, có rất nhiều trường hợp đã đột tử khi ra sân tennis nguyên nhân chủ yếu do các bệnh tiềm ẩn từ trước mà không biết.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Tìm môn thể thao phù hợp
PGS Nam cho rằng bất cứ môn thể thao nào cũng cần phù hợp với mình, đặc biệt các môn thể thao cần phải gắng sức nhiều, có tính đối kháng thì cần phải có sàng lọc bệnh lý trước khi tham gia. Quần vợt là một môn thể thao đòi hỏi sức bền của cơ bắp bởi vì bạn sẽ phải giơ tay cầm vợt hàng trăm lần trong một trận đấu.
Bất cứ môn thể thao nào cũng đều tốt cho tim mạch, hô hấp, phát triển cơ bắp, chống loãng xương, thải độc… Tuy nhiên, PGS Nam cho rằng khi ra sân chơi thể thao cơ thể người chơi thể thao giống như xe đua. Cơ thể bình thường phải vận động với tốc độ rất cao, lúc này giống như chiếc xe chạy nhiều sẽ rất nóng, động cơ sẽ rất mau mòn, mau hư vì vậy dẫn tới quá trình oxy hoá sẽ nhanh, khớp xương sẽ bị quá tải, cơ thể sẽ mau lão hóa hơn đi ngược với lợi ích của thể thao.
Vì thế, PGS Nam khuyến cáo người dân nên luyện tập thể thao nhưng cần luyện tập đủ, chọn môn thể thao nào phù hợp với bản thân mình; không nên luyện tập quá gắng sức.
Trước khi tập hãy khởi động vài phút bằng những động tác thể dục nhẹ nhàng hoặc chạy bộ, sau đó mới bắt đầu các động tác nặng hơn.
Những người có các bệnh lý mãn tính cần chia sẻ với bác sĩ của mình để xin tư vấn có nên tập tennis hay không thay vì chơi theo sở thích của mình mà quên đi sức khỏe.
PGS Nguyễn Hoài Nam cho biết những người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thoái hóa xương, tuổi trên 60 thì không nên chơi tennis nên chọn môn thể thao phù hợp với mình như đi bộ, đạp xe đạp.
Cụ bà 98 tuổi nhồi máu cơ tim được cứu sống
Cụ bà T.T.T. (98 tuổi, quê Bình Phước) có bệnh nền tăng huyết áp, suy yếu do tuổi già, là những nguy cơ dẫn đến bệnh lý tim mạch, tuy nhiên thời gian trước sức khoẻ của cụ tạm ổn nên ít khi quan tâm đến điều trị bệnh.
Ngày 30/3, bà xuất hiện cơn đau ngực khó thở nhiều, được các con đưa đến bệnh viện tuyến địa phương.
Các bác sĩ nghi ngờ bà bị nhồi máu cơ tim. Sau cấp cứu ban đầu bà được chuyển tuyến đến Bệnh viện Thống Nhất.
PGS.TS Nguyễn Văn Tân - Trưởng khoa Tim mạch Cấp cứu - Can thiệp, Bệnh viện Thống Nhất cho biết, lúc vào viện, tình trạng lâm sàng của bà rất nặng, vẫn còn đau ngực, huyết áp có xu hướng tụt, song song đó tình trạng khó thở nhiều.
Cụ bà T.T.T. (98 tuổi, quê Bình Phước) đã được cứu sống, sức khoẻ ổn định sau can thiêp. Ảnh: H.T
PGS.TS Nguyễn Văn Tân chia sẻ: Các bác sĩ trực hội chẩn báo lại đây là một trường hợp rất nặng. Bệnh nhân nhập viện trong bệnh cảnh nhồi máu cơ tim đe doạ tim, choáng tim, suy tim nặng.
Ngoài vấn đề ổn định nội khoa ban đầu, nếu không chụp và can thiệp mạch vành cấp cứu thì bệnh nhân có nguy cơ tử vong rất cao.
Tuy nhiên tất cả các bác sĩ đều e ngại một điều là bệnh nhân quá cao tuổi, sức chống chịu của bệnh nhân yếu hơn so với ở những độ tuổi trẻ, nếu can thiệp thời gian hồi phục kéo dài hơn, có khả năng nhiều biến chứng, vô tình làm nặng hơn các bệnh lý nền của người bệnh.
Do đó câu hỏi đặt ra là các bác sĩ Tim mạch Can thiệp, bác sĩ Nội Tim mạch sẽ lựa chọn phương pháp nào điều trị tốt nhất cho bà.
"Ê kip các bác sĩ đã nhiều lần hội chẩn, phương án chụp và can thiệp mạch vành cấp cứu được đặt lên bàn cân, rằng "nên hay không nên thực hiện trong trường hợp này".
Chúng tôi đã cẩn trọng đánh giá tổng quát và toàn diện thể trạng của bệnh nhân, các vấn đề về lão khoa.
Mặc dù bệnh nhân đã 98 tuổi tuy nhiên tinh thần bệnh nhân khá minh mẫn, hoạt động thể chất còn tạm được.
Sau khi cân nhắc kỹ, chúng tôi đã quyết định cần nhanh chóng chụp và can thiệp mạch vành cấp cứu để cứu sống bệnh nhân.
Khi chụp mạch vành cấp cứu cho bệnh nhân, đúng như chẩn đoán ban đầu, tình trạng của cụ bà rất nặng, tổn thương đã vôi hoá rất phức tạp ở ngay vị trí chia đôi thân chung của động mạch vành trái, tổn thương gần như tắc hoàn toàn, dòng máu chảy chậm. Tổn thương rất phức tạp trên nền bệnh nhân 98 tuổi, nguy cơ bệnh nhân tử vong là không tránh khỏi"- PGS.TS Nguyễn Văn Tân nhấn mạnh.
Ngay sau đó, bệnh nhân được can thiệp mạch vành, đặt stent khơi thông dòng chảy. Sau can thiệp, tình trạng của bệnh nhân được cải thiện rất rõ, triệu chứng đau ngực giảm, huyết áp tăng dần lên. Sức khoẻ được cải thiện, bệnh nhân có thể vận động đi lại, ăn uống nghỉ ngơi bình thường. Cụ bà đã được xuất viện vào chiều 5/4.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Tân: Thường ở những bệnh nhân tuổi quá cao (trên 90 tuổi), các bác sĩ rất e ngại khi thực hiện các can thiệp, do đó không ít trường hợp bị từ chối điều trị.
Tuy nhiên, quan niệm trên cần được thay đổi, không nên từ chối can thiệp cấp cứu cho những bệnh nhân rất cao tuổi, đặc biệt là trong tình huống nhồi máu cơ tim cấp.
Bởi một số trường hợp nếu đánh giá tổng trạng của bệnh nhân một cách toàn diện thì bệnh nhân vẫn đủ các điều kiện để thực hiện can thiệp, không chỉ cứu sống mà cải thiện chất lượng sống của người bệnh.
PGS.TS Nguyễn Văn Tân - Trưởng khoa Tim mạch Cấp cứu - Can thiệp thăm hỏi cụ bà trước khi xuất viện. Ảnh: H.T
PGS.TS Nguyễn Văn Tân khuyến cáo: Nhồi máu cơ tim có thể xảy ra trên mọi lứa tuổi, đặc biệt ở người cao tuổi hoặc rất cao tuổi. Ở người cao tuổi thường có nhiều bệnh lý nền đi kèm, việc can thiệp mạch vành nên được xem xét, không nên dựa vào độ tuổi quá cao để từ chối điều trị. Người bệnh cần được đánh giá tổng trạng, tình trạng lão khoa, trước khi đưa ra quyết định. Ở các Trung tâm can thiệp cũng cần chuẩn bị tốt các vấn đề về hồi sức, chăm sóc hậu phẫu và điều trị lâu dài cho người bệnh sau can thiệp, bệnh nhân sẽ có cơ hội được cứu sống.
Ở người bệnh tuổi quá cao, kèm theo các bệnh nền khác như: nhiễm trùng nặng, suy hô hấp do viêm phổi, xuất huyết tiêu hoá, bệnh nhân mắc ung thư... những trường hợp này tiên lượng sống còn của bệnh nhân rất kém, các bác sĩ cần cân nhắc không nên sử dụng thủ thuật. Bởi có thể vô tình làm nặng tình trạng của bệnh nhân hơn.
Trước đó khoảng 2 tuần, êkip các bác sĩ tại đây cũng can thiệp thành công cho 1 bệnh nhân nữ 95 tuổi bị tổn thương mạch vành nặng. Sau can thiệp và điều trị, bệnh nhân đã được xuất viện trong sức khoẻ ổn định.
8 lợi ích tuyệt vời của việc ăn thực phẩm giàu vitamin C đối với sức khỏe Vitamin C rất cần thiết cho cơ thể bởi đem lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe, có khả năng chống oxy hóa mãnh liệt và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Vitamin C làm giảm nguy cơ bị đột quỵ Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ (The American Journal of Clinical Nutrition) đã đưa ra một nghiên...