Đột quỵ trẻ hóa do stress và thói quen ăn uống
Đột quỵ được xem là nguyên nhân tử vong hàng đầu, nếu may mắn được cứu sống khả năng hồi phục thấp khiến người bệnh mất khả năng lao động và còn phải có người chăm sóc thường xuyên. Bên cạnh đó, chi phí điều trị căn bệnh này cũng khá tốn kém.
Theo TS.BS Nguyễn Huy Thắng, chẩn đoán đột quỵ hết sức đơn giản với 3 dấu hiệu cơ bản ở người bị đột quỵ là méo miệng, liệt tay liệt chân 1 bên và rối loạn ngôn ngữ. Lúc này, phải đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất có thể trước khi được can thiệp các bước tiếp theo.TS.BS Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội đột quỵ TP Hồ Chí Minh cho biết, mỗi năm nước ta có hơn 200.000 người bị đột quỵ, 50% trong số đó tử vong. Đa số những bệnh nhân tử vong vì căn bệnh này là do không được cấp cứu kịp thời.
Tuy nhiên, khi trong nhà có người bị đột quỵ bất ngờ trong trường hợp khẩn cấp này những người xung quanh người bệnh thường lúng túng, bấn loạn không biết cách xử lý. Thực tế, những tình huống tử vong đã xảy ra do sự sơ xuất và không biết cách xử lý của người thân.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Mai Thị Hương Lan – Trưởng khoa Nội Thần kinh Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn cho biết, đột quỵ (tai biến mạch máu não) là chứng bệnh vô cùng nguy hiểm nó đến bất ngờ khiến người bệnh có thể tử vong nếu không biết cách cấp cứu kịp thời. Nếu may mắn được cứu sống, bệnh nhân có nguy cơ cao mắc các biến chứng nguy hiểm như rối loạn nhận thức, mất khả năng vận động, nhiễm trùng đường tiết niệu, khó khăn trong việc nói hoặc nuốt, rối loạn tâm lý… Ngoài ra, còn ảnh hưởng nặng nề đến tình hình tài chính và tinh thần của người nhà bệnh nhân bị đột quỵ.
Video đang HOT
Các chuyên gia về đột quỵ cũng cho rằng, theo y văn thế giới bệnh đột quỵ thường xảy ra ở những người từ 50 – 60 tuổi, thế nhưng trong thời gian gần đây, căn bệnh đột quỵ này đang ngày càng trẻ hóa và thậm chí trẻ em cũng mắc căn bệnh này. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này ngày càng trẻ hóa là do stress, thói quen ăn uống nhiều muối, chất béo, hút thuốc lá, đồ uống có cồn…
Bác sĩ chuyên khoa về thần kinh khuyến cáo, nếu có bất kỳ triệu chứng như méo miệng, tê yếu chân tay, nửa người hoặc toàn thân, hãy nhập viện cấp cứu càng sớm càng tốt trong thời gian vàng để các bác sĩ can thiệp và sử dụng thuốc hiệu quả. Hạn chế để người bệnh nằm nghỉ ngơi hay làm theo các hướng dẫn lan truyền trên mạng như: chích máu đầu ngón tay, nặn chanh vào miệng… sẽ làm kéo dài thời gian nhập viện.
Để hạn chế nguy cơ đột quỵ, các bác sĩ khuyến cáo người dân nên xây dựng lối sống lành mạnh, không hút thuốc lá, không uống đồ có cồn, tập thể dục thường xuyên. Đặc biệt, những bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp hay rối loạn lipid máu… cần lưu ý các triệu chứng để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Mai Phương
Theo petrotimes
Cứu cô gái 22 tuổi bị đột quỵ não sau khi ngủ dậy
Nhồi máu não có xu hướng trẻ hóa và có chiều hướng gia tăng do stress, thói quen ăn uống nhiều muối, chất béo, hút thuốc lá, đồ uống có cồn...
Người bệnh gần như bình phục hoàn toàn sau 3 ngày nhập viện - BVCC
Ngày 9.11, Bệnh viện (BV) Hoàn Mỹ Sài Gòn cho biết BV vừa tiếp nhận nữ bệnh nhân V.T.T.N (22 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM) trong trình trạng méo miệng, nói đớ.
Gia đình bệnh nhân cho biết, sau khi ngủ dậy thì bệnh nhân than thấy chóng mặt nhiều, nôn ói, tê vùng mặt bên trái, tay chân bên trái khó điều khiển, di chuyển không được và nói đớ do méo miệng nên đã đưa đi cấp cứu.
Nghi ngờ bệnh nhân bị đột quỵ nên nên các bác sĩ quyết định chụp MRI não và ghi nhận có hình ảnh nhồi máu tiểu não (cuống não) còn trong thời gian vàng điều trị.
Bệnh nhân được chỉ định ngay dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch rTPA.
Đây là loại thuốc được chỉ định trong nhồi máu não cấp dưới 4,5 giờ, giúp làm tan máu đông, mạch máu lưu thông tốt, cải thiện được vùng não có nguy cơ tổn thương.
Sau đó, bệnh nhân hồi phục, hết nói đớ, giảm tê vùng mặt và cử động tay chân dễ dàng hơn. Các bác sĩ tiếp tục làm xét nghiệm máu, siêu âm để tìm nguyên nhân nhồi máu não.
Theo thạc sĩ - bác sĩ Trương Việt Trung, Khoa Nội thần kinh, BV Hoàn Mỹ Sài Gòn, đây là trường hợp nhồi máu não cấp ở người trẻ và trên đây là bệnh nhân trẻ tuổi nhất mà BV Hoàn Mỹ Sài Gòn tiếp nhận.
Bác sĩ Trung khuyến cáo, những trường hợp nhồi máu não cần được nhập viện càng sớm càng tốt, đặc biệt trong thời gian vàng (trước 4,5 giờ kể từ khi có triệu chứng). Khi đó, khả năng phục hồi sau dùng thuốc sẽ được cải thiện đáng kể, giảm thương tật sau đột quỵ, tránh tổn thất lớn cho gia đình và xã hội.
Bác sĩ cũng cảnh báo hạn chế sử dụng các hướng dẫn lan truyền trên mạng như: chích máu đầu ngón tay, nặn chanh vào miệng, uống thuốc không rõ loại... để cấp cứu đột quỵ, vì như vậy sẽ làm kéo dài thời gian nhập viện
"Nhồi máu não có xu hướng trẻ hóa và có chiều hướng gia tăng do stress, thói quen ăn uống nhiều muối, chất béo, hút thuốc lá, đồ uống có cồn... Vì vậy để hạn chế nguy cơ nhồi máu não, cần xây dựng lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên. Đối với những bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp hay rối loạn lipid máu... cần điều trị tốt và lưu ý các triệu chứng bệnh để điều trị kịp thời", bác sĩ Trung khuyên.
Theo thanhnien
Phải làm gì để cứu người nhà bị đột quỵ? Ba dấu hiện cảnh báo đột quỵ mà ai cũng có thể nhận biết, đó là: méo miệng, liệt tay và chân cùng bên, rối loạn ngôn ngữ. Một trường hợp đột quỵ được Bệnh viện Nhân dân 115 cứu sống/Ảnh: DUY TÍNH Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Trong đó, 50% tử vong, số được cứu...