Đột quỵ ngày càng… trẻ hóa
TS-BS Trần Chí Cường: ‘Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ đột quỵ cao nhất thế giới, với khoảng 200 ngàn người mắc bệnh mỗi năm’.
Mỗi ngày, tại các bệnh viện lớn liên tục tiếp nhận nhiều ca cấp cứu liên quan đến đột quỵ não. Ghi nhận tại các bệnh viện trong những tháng cuối năm 2024, số lượng bệnh nhân dưới 40 tuổi bị đột quỵ tăng 25-30%, tăng rất nhiều lần so với các năm trước. Phần lớn bệnh nhân nhập viện muộn sau 6 giờ khởi phát.
Ba tháng, bệnh viện nhận 1.710 ca
Từ đầu năm đến nay, bệnh nhân đột quỵ vào các bệnh viện đều tăng. Bệnh viện Nhân Dân 115 tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, các bệnh viện khác như Quân y 175, Chợ Rẫy hoặc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế SIS Cần Thơ cũng ghi nhận tương tự.
Theo TS-BS. Trần Chí Cường – Chủ tịch Liên chi hội Can thiệp Thần kinh TP.HCM, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế SIS Cần Thơ, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ đột quỵ cao nhất thế giới, đây cũng là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau bệnh lý tim mạch, với khoảng 200.000 người mắc bệnh mỗi năm.
Tuy nhiên, hiện nay nhận thức của người dân về căn bệnh này vẫn còn hạn chế, nhiều người chưa biết cách xử lý kịp thời trong “giờ vàng”. Đây là khoảng thời gian quý báu quyết định sự sống còn và khả năng hồi phục của bệnh nhân.
Video đang HOT
Cấp cứu bệnh nhân đột quỵ
Trong ba tháng đầu năm 2024, Bệnh viện SIS Cần Thơ đã tiếp nhận 1.710 ca đột quỵ, trong đó chỉ có 26 ca cấp cứu giờ vàng. Cũng theo BS. Trần Chí Cường, thay vì đến bệnh viện trong vòng 3, 4 giờ đầu sau khi có triệu chứng, nhiều người lại chủ quan tin vào các phương pháp truyền miệng như chích máu đầu ngón tay, chích máu tai hay sử dụng các bài thuốc Đông y chưa có cơ sở. “Chính những cách làm này đã làm mất đi cơ hội điều trị hiệu quả, khiến bệnh tình diễn biến nặng hơn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe lâu dài” – BS Cường nói.
BS. Trần Chí Cường cho rằng hậu quả của đột quỵ để lại nhiều di chứng nặng nề. Nếu may mắn được cứu sống, bệnh nhân cũng phải duy trì việc uống thuốc gần như là suốt đời và ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe mà còn hệ lụy về kinh tế. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và kế hoạch kiểm soát chặt chẽ các yếu tố nguy cơ mạch máu, đồng thời kết hợp thay đổi các thói quen và lối sống, như bỏ thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, kiểm soát cân nặng, tăng cường vận động… sẽ giúp ngăn ngừa hiệu quả bệnh lý.
90% ca bệnh xuất huyết não liên quan đến tăng huyết áp
PGS-TS-BS. Nguyễn Huy Thắng – Chủ tịch Hội Đột quỵ TP.HCM kiêm Trưởng Khoa Bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân Dân 115, đánh giá có những bệnh nhân trẻ nhập viện trong tình trạng huyết áp cao, liệt nửa người. Kết quả cận lâm sàng cho thấy bệnh nhân bị đột quỵ xuất huyết não. Đây là dạng đột quỵ chỉ chiếm 15-20% nhưng khả năng cấp cứu thành công thấp, di chứng nặng nề hơn so với nhồi máu não. Sau khi nhập viện, người bệnh được ê kíp trực kiểm soát huyết áp, điều trị nội khoa bảo tồn. Bệnh nhân sẽ được chụp mạch máu để đánh giá nguyên nhân gây xuất huyết não có liên quan thêm đến dị dạng mạch máu hay không.
BS. Thắng cảnh báo, điều đáng buồn là có khoảng 90% ca bệnh xuất huyết não liên quan đến tăng huyết áp – yếu tố hoàn toàn có thể kiểm soát một cách dễ dàng nhưng chưa được quan tâm.
Trong quá trình trao đổi với bệnh nhân, BS. Thắng nhận thấy nhiều người không biết về tình trạng tăng huyết áp của cơ thể, hoặc biết nhưng không uống thuốc đều đặn. Có bệnh nhân cho rằng, tăng huyết áp không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và công việc. Tỷ lệ bệnh nhân xuất huyết não đang tuân thủ điều trị tăng huyết áp là cực kỳ thấp.
Do số lượng bệnh nhân đột quỵ quá đông, Khoa Thần kinh của Bệnh viện Nhân Dân 115 phải “gánh” giúp khoảng 50 – 60 trường hợp đã điều trị ổn định hoặc không cần xử lý cấp, giảm áp lực cho Khoa Bệnh lý mạch máu não.
Thống kê hiện nay cho thấy, Bệnh viện Nhân dân 115 đang là cơ sở y tế tiếp nhận lượng bệnh nhân đột quỵ cao nhất cả nước, khoảng 20.000 ca/năm. BS. Thắng nhấn mạnh, việc duy trì công tác cấp cứu đột quỵ liên tục đòi hỏi phải có ê kíp với số lượng nhân viên đủ cho nhiều kíp trực. Quan trọng hơn, sự phối hợp giữa các bác sĩ Khoa Cấp cứu, Khoa Đột quỵ, Can thiệp Thần kinh, Ngoại Thần kinh và Hồi sức Thần kinh phải luôn nhịp nhàng và nhanh chóng.
Kịp thời cấp cứu người phụ nữ bị vỡ túi phình mạch não
Bà L.T.B (63 tuổi, ngụ TP Hồ Chí Minh) được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng đau đầu dữ dội, lơ mơ, yếu nửa người bên phải.
Các bác sĩ cho biết, bà B. có nguy cơ tử vong cao nếu không được đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.
Chiều 24/6, ThS.BS. Phạm Định Chương, khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn cho biết, kết quả kiểm chụp CT scan sọ não cho thấy, bệnh nhân B. bị vỡ túi phình mạch não. Đây là trường hợp đột quỵ não rất nặng và nguy hiểm, người bệnh có nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời.
Bác sĩ Chương thăm khám cho người bệnh trước khi xuất viện.
"Trước tình trạng của bệnh nhân, chúng tôi nhanh chóng tiến hành can thiệp nội mạch cấp cứu để tắc túi phình mạch máu não ngăn chặn không cho máu chảy ra trong não của người bệnh. Người bệnh được thực hiện thủ thuật loại bỏ túi phình mạch não bằng hệ thống máy DSA 2 bình diện mới và hiện đại nhất hiện nay. Sau một tiếng can thiệp, túi phình đã được tắc hoàn toàn", bác sĩ Chương cho biết thêm.
Theo bác sĩ, phình mạch máu não là hiện tượng thành mạch máu giãn khu trú tạo thành hình túi hoặc hình thoi. Dưới tác dụng của áp lực lên thành mạch máu, túi phình có thể gia tăng kích thước theo thời gian, gây chèn ép các tổ chức quan trọng xung quanh túi phình. Biến chứng nguy hiểm nhất của túi phình mạch máu não là túi phình có thể vỡ và gây ra xuất huyết dưới nhện với tỉ lệ tử vong cao, từ 25 - 50%, có thể lên đến trên 80% nếu túi phình tái vỡ lần hai.
Sau can thiệp, bà B. tiếp tục được điều trị hồi sức thần kinh tích cực và vật lý trị liệu thường xuyên. Sau gần 2 tuần điều trị, người bệnh đã có thể tự đi lại nhẹ nhàng, hết triệu chứng đau đầu.
Kết quả chụp CT Scan kiểm tra sau đó cho thấy máu trong khoang dưới nhện đã được hấp thu gần hoàn toàn.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, đột quỵ có thể diễn ra bất ngờ mà không có dấu hiệu gợi ý trước. Mỗi năm, đơn vị tiếp nhận hơn 1.500 trường hợp và điều trị thành công hàng trăm ca can thiệp đột quỵ.
Bác sĩ Phạm Định Chương khuyến cáo, người bệnh khi xuất hiện một trong các triệu chứng như: đột ngột đau đầu dữ dội, nôn mửa, lơ mơ, yếu liệt tay chân, nói đớ, méo miệng, cần nhanh chóng nhập viện trong thời gian sớm nhất (trong khoảng 4,5 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng đầu tiên) để các bác sĩ kịp thời thăm khám, thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp để chẩn đoán bệnh sớm và điều trị kịp thời, giúp giảm tỷ lệ tử vong và tránh được nguy cơ tàn phế về sau.
Bệnh đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế ở người trẻ Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 13,7 triệu người tử vong vì bệnh đột quỵ. Ngày 7-12, Hội Đột quỵ TP.HCM phối hợp Bệnh viện Nhân dân 115 tổ chức hội thảo chủ đề "Tương lai của phòng ngừa đột quỵ". Tại hội thảo, TS.BS Võ Văn Tân, Trưởng khoa Nội thần kinh Bệnh...