Đột quỵ gia tăng, chủ yếu ở người mắc bệnh mãn tính
Miền Bắc đang trải qua những ngày giá rét. Tại nhiều bệnh viện lớn ghi nhận số bệnh nhân đột quỵ đến cấp cứu, điều trị tăng khoảng 30%.
Tại bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), nơi tiếp nhận nhiều bệnh nhân đột quỵ nhất, số ca cấp cứu tăng nhanh trong những ngày gần đây khiến Trung tâm Đột quỵ của bệnh viện này tiếp nhận tới 1.000 bệnh nhân đột quỵ trong hơn 1 tháng qua.
Cũng là nơi tiếp nhận nhiều bệnh nhân đột quỵ, Khoa Cấp cứu và khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Lão khoa Trung ương trong những ngày lạnh giá luôn chật cứng bệnh nhân đột quỵ. Đây là 1 trong những thời điểm số bệnh nhân đột quỵ đông nhất trong năm, tương đương đợt nắng nóng đỉnh điểm mùa hè.
Trời rét đậm, bệnh nhân nhập viện do đột quỵ tăng từ 15-30%. (Ảnh: KT)
Video đang HOT
Trong bộ quần áo bệnh nhân nhạt màu, trên bàn tay cắm mũi tiêm, truyền dịch, ngồi xe lăn chờ được chiếu chụp, ông Nguyễn Văn Điện, 74 tuổi ở Tây Hồ, Hà Nội giọng nói vẫn còn ngọng nghịu. Đây là một trong những di chứng mà cơn tai biến để lại khi cơ thể bị thay đổi nhiệt độ đột ngột trong những ngày lạnh giá.
Thay đổi nhiệt độ đột ngột, đặc biệt với người già, cơ thể thích ứng chậm, nếu mắc kèm thêm các bệnh mãn tính như tăng huyết áp sẽ khiến mạch máu bị co lại, ảnh hưởng tuần hoàn, lưu thông máu đến não và tim bị tắc nghẽn…
Bác sĩ Vũ Thị Thanh Huyền, Trưởng khoa Nội tiết cơ xương khớp, Bệnh viện Lão khoa Trung ương khuyến cáo: “Thời tiết lạnh thì năm nào miền Bắc cũng phải đối mặt. Với người cao tuổi, những thay đổi của thời tiết dễ dẫn đến những tác động bất lợi, đặc biệt với người có bệnh lý nền như đái tháo đường, tim mạch. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khi người cao tuổi dậy sớm đi tập thể dục. Cần phải thay đổi thói quen này. Cần mặc ấm, mặc nhiều lớp áo, dễ cởi ra hoặc mặc vào để phù hợp với điều kiện thời tiết. Nếu tập thể dục thì nên khởi động kỹ, sau quá trình tập, cần làm nguội cơ thể một cách từ từ”.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu nhiệt độ giảm 5 độ C sẽ khiến tỉ lệ nhập viện vì đột quỵ tăng thêm 7% và cũng tỷ lệ tử vong cũng tăng gần 10%. Theo thống kê mỗi năm, nước ta có hơn 230.000 ca đột quỵ và năm sau tăng hơn năm trước 2%. Hơn một nửa số trường hợp đột quỵ bị tử vong, 90% số ca đột quỵ còn sống để lại các di chứng và giảm sức khỏe rõ rệt.
Những con số đáng báo động này cho thấy không chỉ giữ gìn sức khỏe trong những ngày giá rét mà còn phải phòng chống các yếu tố nguy cơ gây bệnh mãn tính như không hút thuốc lá, không lạm dụng rượu bia, cần vận động thể lực đúng cách và không để cơ thể bị thừa cân, béo phì./.
Bệnh nhân đột quỵ tăng 30% nhưng vẫn nhiều người già chủ quan
Rét đậm, rét hại diễn ra tại miền Bắc trong những ngày qua khiến số người bị đột quỵ, nhập viện tăng khoảng 30%. Mặc dù ngành y tế đã liên tục cảnh báo nhưng hiện nay vẫn có nhiều người cao tuổi chủ quan với thời tiết giá rét.
Sáng nay (20/12), tại xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, các bác sĩ Bệnh viện Lão khoa Trung ương có buổi khám bệnh miễn phí cho 320 người cao tuổi.
Trong tiết trời lạnh giá, nhiều người cao tuổi ở xã Khả Phong vẫn dậy sớm từ 4- 5 giờ sáng đi lại ngoài đường hoặc tập thể dục ngoài trời. Nhiều cụ không hề biết thói quen này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, nhất là đối với những người bị bệnh huyết áp cao, tim mạch.
Cấp cứu bệnh nhân đột quỵ.
Một người cao tuổi cho hay: "Trời rét này người mệt nhưng tôi quen dậy sớm rồi, 4h đã đi tập thể dục ở ngoài sân, ngoài đường. Có lần đi khám, bác sĩ bảo bị huyết áp cao nhưng các cháu mua thuốc cho thì uống, còn không thì thôi..."
Trước thực trạng vừa nêu, tại buổi khám bệnh miễn phí cho 320 người từ 75 tuổi trở lên của xã Khả Phong, các y, bác sĩ Bệnh viện Lão khoa Trung ương đã tư vấn cho các cụ những biện pháp giữ gìn sức khỏe trong những ngày lạnh giá. Đặc biệt với những trường hợp bị huyết áp cao sẽ phải uống thuốc đều đặn hàng ngày.
Bác sĩ Nguyễn Minh Đức, khoa Can thiệp tim mạch ngoại cho biết trời lạnh dẫn tới bị co mạch, tăng huyết áp, gây đột quỵ não và tim. Việc bảo vệ sức khỏe cho các cụ là hết sức quan trọng, ví dụ như giữ ấm cơ thể, nhà cửa tránh giói lùa. Người già không nên đi ra ngoài lúc tối muộn và sáng sớm vì thời điểm đó nhiệt độ xuống thấp nhất trong ngày. Hôm nay khám cho các cụ chúng tôi cũng phải chuẩn bị những phòng có cửa kín, dựng phông bạt không để gió lùa.
"Chúng tôi khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho người cao tuổi xã Khả Phong, đúng lúc trời rét đậm như thế này. Ngoài việc đánh giá sức khỏe toàn diện cho các cụ, phát hiện bệnh, tư vấn điều trị thì cũng là dịp để hướng dẫn kỹ hơn cho các cụ những biện pháp giữ gìn sức khỏe trong những ngày rét đậm rét hại", ông Phan Việt Sinh, Phó Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương nói.
Khoa Cấp cứu đột quỵ và khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Lão khoa Trung ương tại Hà Nội có 100 giường bệnh; ngày nhiệt độ xuống thấp như thế này, lúc nào cũng chật cứng bệnh nhân. Tại Bệnh viện Tim Hà Nội, cũng ghi nhận số trường hợp đột quỵ nhập viện tăng khoảng 20%. Còn tại Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ tăng khoảng 30%. Từ ngày 17/12 đến nay, mỗi ngày, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận gần 50 trường hợp bị đột quỵ, trong đó 90% là người già. Phòng tránh đột quỵ, các bác sĩ khuyến cáo, người cao tuổi không nên để cơ thể bị thay đổi nhiệt độ đột ngột khi thời tiết rét đậm./.
Cứu cụ bà bị nhồi máu não Cụ bà 79 tuổi, hôn mê, liệt nửa người trái, chẩn đoán đột quỵ não, được Bệnh viện Lão khoa Trung ương điều trị. Gia đình cho biết bệnh nhân còn tỉnh táo và bình thường vào 9h30 ngày 16/7, tới 9h50 bà lơ mơ, không đáp ứng khi gọi hỏi và bị liệt. Bà được xe cấp cứu 115 đưa vào Bệnh...