Đột nhập ổ chuyên viết đánh giá ảo cho Amazon trên Facebook
Khi Amazon đang nỗ lực triệt phá những đánh giá ảo trước thềm Prime Day, thì vấn đề này bắt đầu lan sang các nền tảng mạng xã hội.
Valeria Zhong, admin nhóm Club Ki-Fair trên Facebook, đưa ra một lời chào mời đơn giản và hào phóng: chỉ cần gia nhập nhóm của cô, bạn sẽ được nhận những mẫu thử miễn phí của các sản phẩm gia dụng, bao gồm các sản phẩm chăm sóc tóc, sơn móng tay, và máy pha cafe.
Tất nhiên không ai cho không ai điều gì. Các thành viên của nhóm phải mua sản phẩm và viết một đánh giá cho Amazon, nơi bán chúng. Sau đó, các món hàng đã mua sẽ được hoàn lại tiền.
“Trong nhóm này, chúng tôi sẽ luôn cung cấp cho bạn các sản phẩm tuyệt vời và xuất sắc để dùng thử” – Zhong đăng lên Club Ki-Fair như vậy. Cô không yêu cầu các đánh giá phải tích cực, nhưng các thành viên trong nhóm tỏ ra cực kỳ hứng thú với những sản phẩm mà cô đưa ra.
Mô hình hoạt động của Club Ki-Fair không phải là độc nhất. Đánh giá ảo là một vấn đề lớn đối với Amazon, nơi tuyệt đối cấm những đánh giá ảo với nội dung khuyến khích người đọc mua hàng. Gã khổng lồ thương mại điện tử nhận thức được tình trạng nghiêm trọng của vấn đề trong một bài viết blog hôm thứ tư tuần qua, khẳng định Amazon đã và đang đẩy mạnh nỗ lực nhằm phát hiện hoạt động “xào nấu” đánh giá có tổ chức.
Năm ngoái, công ty này đã xoá bỏ 200 triệu đánh giá ảo trước khi chúng được đăng tải trên các trang sản phẩm của một trong 1,9 triệu nhà bán lẻ bên thứ ba trên nền tảng của mình. Thuật toán của Amazon quét toàn bộ website để tìm kiếm những hành vi đáng nghi, như một loạt các tài khoản khách hàng mới thành lập nhưng đánh giá cùng những sản phẩm giống nhau.
Tuy nhiên, vấn đề chưa thể chấm dứt. Nó chỉ di chuyển sang các diễn đàn như nhóm Facebook mà Zhong đang quản lý.
“Chúng tôi nhận thấy một xu hướng đang tăng cao là nhiều người tìm cách đăng tải những đánh giá ảo bên ngoài Amazon, đặc biệt là thông qua các dịch vụ truyền thông xã hội” – bài blog viết. “Một số tự sử dụng các dịch vụ truyền thông xã hội; trong những trường hợp khác, họ thuê một nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba để thực hiện hoạt động này thay cho họ”.
Amazon khéo léo tránh nêu tên các công ty truyền thông xã hội liên quan, nhưng hoạt động này có thể dễ dàng tìm thấy trên Facebook. Phóng viên Laura Hautala của trang tin Cnet từng chứng kiến điều này sau khi được chấp thuận vào Club Ki-Fair, nhóm mà cô đã theo dõi trong nhiều tuần liền (cô chưa đánh giá bất kỳ sản phẩm nào, cũng như chưa chấp nhận bất kỳ khoản hoàn tiền nào). Trong quá trình này, cô đã tận mắt thấy nhiều người dùng Facebook hào hứng đề nghị được đánh giá những sản phẩm mà họ ca tụng một cách thái quá.
“Nhóm này đơn giản là quá truyệt vời” – một thành viên trong nhóm nói, tiếp theo đó là những lời có cánh dành cho một sản phẩm kết hợp giữa máy sấy và lược chải tóc vì đã giúp mái tóc thẳng băng của cô trở nên bồng bềnh. “Đây là công cụ tạo kiểu tóc hoàn hảo, và thêm một điểm cộng nữa là nó siêu dễ dùng!”
Video đang HOT
Một đánh giá ảo về máy sấy tóc tạo nếp mua từ Amazon trên Facebook.
Hồi tháng 4, cơ quan quản lý chống độc quyền của Anh đã báo cáo rằng Facebook từng xoá hơn 16.000 nhóm trao đổi đánh giá khỏi nền tảng của họ.
Bên cạnh mô hình Club Ki-Fair – mua một sản phẩm, chứng minh bạn đã đánh giá nó, và được hoàn tiền trên PayPal – các thương gia đôi lúc sẽ cung cấp cho khách hàng thông tin kèm theo các món hàng họ đã mua, hướng dẫn họ cách để nhận được thẻ quà tặng bằng cách đánh giá sản phẩm. Tạp chí Wall Street phát hiện ra rằng một cửa hàng bán sỉ củ sạc trên Amazon đã kèm theo một đề xuất như vậy trong các đơn hàng xuất kho. Cửa hàng này – tên là Ravpower – đã bị xoá khỏi Amazon sau đó.
Khi Prime Day – ngày hội mua sắm do Amazon khởi xướng – sắp cận kề, khách hàng có thể phải tìm đến những đánh giá đối với các nhãn hiệu mà nhiều khi họ chưa từng gặp trước đó. Khu chợ dành cho các cửa hảng bên thứ ba của Amazon đã trở thành một chợ phiên toàn cầu quy mô lớn. Những thương gia mới từ khắp nơi trên thế giới liên tục tạo tài khoản Amazon, giới thiệu nhiều nhãn hiệu mới mẻ lên nền tảng – những nhãn hiệu sẽ phải đấu tranh kịch liệt để dành được sự chú ý của người dùng. Nhiều cửa hàng bán các sản phẩm chất lượng cao. Nhưng đối với 300 triệu khách hàng thường xuyên của Amazon, rất khó để biết liệu một sản phẩm có thật sự là món hời hay chỉ “treo đầu dê bán thịt chó”.
Amazon không đề cập trực tiếp đến vấn nạn đánh giá ảo trong bài viết, nhưng công ty cho biết đang làm việc cật lực để triệt phá những đánh giá ảo trước khi chúng được đăng lên website.
“Khi chúng tôi phát hiện các đánh giá ảo đăng tải bên ngoài Amazon, chúng tôi thường báo cáo hoạt động đó cho công ty truyền thông xã hội liên quan” – một người phát ngôn của công ty nói. “Dù chúng tôi cảm kích khi một số công ty truyền thông xã hội phản ứng ngày càng nhanh hơn để giải quyết vấn đề ở quy mô lớn, việc các công ty truyền thông xã hội cần đầu tư vào các giải pháp kiểm soát chủ động để phát hiện và triệt phá các đánh giá ảo trước khi chúng tôi báo cáo vấn đề lên họ là rất khẩn thiết”
Chỉ bởi một đánh giá có vẻ giả tạo không đồng nghĩa một sản phẩm có chất lượng kém. Hồi tháng 5, Amazon đã đóng gian hàng thiết bị điện tử của các nhà sản xuất headphone và củ sạc nổi tiếng Aukey và Mpow.
Những đánh giá ảo thường là một phần của một chiến dịch marketing. Các sản phẩm có hàng ngàn đánh giá tích cực sẽ vươn lên những vị trí khá cao trong bảng xếp hạng của Amazon và được liệt kê trong nhóm các nhãn hiệu nổi tiếng nhất. Điều này sẽ cải thiện các kết quả tìm kiếm và đôi lúc mang lại cho chủ cửa hàng một danh hiệu đặc biệt, như là “được đánh giá cao”, “cửa hàng tốt nhất”, hay “được chọn bởi Amazon”. Giống như doping trong thể thao, một số công ty có vẻ sẵn sàng gian lận kể cả khi họ đã và đang bán những sản phẩm đẳng cấp quốc tế.
Việc Amazon loại bỏ danh sách các mặt hàng điện tử là một ví dụ cho thấy những khó khăn mà công ty phải đối mặt trên con đường thực hiện lời hứa đảm bảo tính chính xác của các đánh giá trên trang. Vào năm 2016, Amazon từng tìm cách kiểm soát vấn đề bằng cách cấm người dùng đăng tải đánh giá dành cho các sản phẩm họ được tặng miễn phí trừ khi họ sử dụng chương trình Vine của Amazon (trong chương tình này, Amazon sẽ tiếp cận các reviewer đáng tin cậy thường đánh giá các sản phẩm miễn phí). “Chúng tôi không khuyến khích những đánh giá tích cực nhiều sao, tìm cách gây ảnh hưởng đến nội dung của các bài đánh giá, hay thậm chí yêu cầu người tiêu dùng phải viết đánh giá” – công ty nói về Vine như vậy.
Nhưng thị trường dành cho các đánh giá mang tính thúc giục người mua vẫn còn đó. Bên cạnh các nhóm Facebook khá dễ tìm thấy, chỉ cần tìm kiếm Google một từ khoá đơn giản, bạn sẽ thấy nhiều hướng dẫn dành cho các khách hàng Amazon muốn đổi đánh giá lấy các sản phẩm miễn phí!
Sucharita Kodali, một nhà phân tích tại Forrester, nói rằng Amazon có thể giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng các công cụ nội bộ để tự động loại bỏ các đánh giá ảo và làm nổi bật các đánh giá từ các khách hàng tin cậy. Bên cạnh đó, cô cho biết các nhà làm luật cũng nên chú ý đến vấn nạn đánh giá ảo này.
“Cần có những điều luật liên bang mới về đánh giá. Chúng ngày càng trở thành một loại hình quảng cáo sai sự thật” – Kodali nói.
Rất nhiều hướng dẫn viết review ảo để hoàn tiền sản phẩm Amazon trên Google
Viết đánh giá, được hoàn tiền sản phẩm Amazon
Admin của trang Facebook Club Ki-Fair tặng các thành viên nhiều mặt hàng từ các nhãn hiệu như Fairywill, Kipozi, Lonove, và Sboly. Các bài viết trong vòng vài tháng qua cho thấy nhiều sản phẩm bao gồm máy sấy tóc, sơn móng tay, và bàn chải điện, cũng như máy uốn tóc với hứa hẹn tạo nên mái tóc bồng bềnh “như sóng biển”. Các admin khá kín đáo khi nói với các thành viên trong nhóm rằng họ có thể được hoàn tiền cho đơn hàng. Khi một thành viên hỏi giá trị một sản phẩm, một admin trả lời: “Kiểm tra inbox nha cưng”.
Nhưng khi xem trang Facebook cá nhân của các admin, có thể thấy rõ những khoản hoàn tiền này là một phần trong thoả thuận. Admin Xu Fan nói thẳng trên profile rằng mọi người có thể liên hệ cô để được hoàn tiền, đồng thời đưa ra gợi ý về thời điểm có thể thảo luận với cô về các khoản thanh toán PayPal.
Sản phẩm của các nhãn hiệu nói trên đã nhanh chóng lọt top của Amazon khi các bài đánh giá bắt đầu xuất hiện. Bàn chải điện của Fairywill hiện được quảng cáo là bàn chải siêu âm bán chạy số 1 Amazon, với hơn 10.000 lượt đánh giá, hơn 90% trong số đó chấm 4 sao hoặc cao hơn. Một thiết bị làm thẳng tóc Kipozi đứng thứ 4 trong danh sách các máy duỗi tóc bán chạy nhất. Nó còn có hơn 10.000 lượt đánh giá, 86% trong số đó chấm sản phẩm 4 sao hoặc cao hơn.
Các nhãn hiệu khác cũng có xu hướng tương tự. Họ liệt kê các sản phẩm với hơn 10.000 lượt đánh giá mà đại đa số là tích cực. Các sản phẩm này đều đứng gần trên cùng của trang tìm kiếm của Amazon liên quan các từ khoá như “máy xông mặt” và “máy pha cà phê k-cup”.
Trong các bài viết gần đây, Club Ki-Fair không cung cấp bất kỳ sản phẩm được đánh giá cao nào trong số nêu trên để đổi lấy đánh giá. Thay vào đó, họ khuyến khích thành viên đánh giá các sản phẩm chưa nổi bật trong kết quả tìm kiếm của Amazon, bao gồm “máy duỗi tóc tạo nếp bồng bềnh như sóng biển”, vốn chi có 58 lượt đánh giá, tất cả đều 4 sao hoặc cao hơn. Trừ một nhãn hiệu ngoại lệ, trang bán hàng Amazon của tất cả các nhãn hiệu còn lại đều có cùng địa chỉ ở thành phố Châu Hải thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Sau khi gia nhập nhóm Club Ki-Fair, một người dùng Facebook ngẫu nhiên không liên quan đến nhóm này đã gửi tin nhắn riêng cho Hautala, đề nghị cô viết đánh giá để được hoàn tiền sản phẩm.
“Chào bạn! Mình có một số sản phẩm Amazon khác. Hoàn tiền sau khi đánh giá qua PayPal nhé” – tài khoản tên Wen Ming viết.
Người dùng Facebook này gửi ảnh chụp màn hình của hàng chục sản phẩm hiện có để đánh giá, nhưng không tiết lộ tên nhãn hiệu. Headphone, đồng hồ, game controller, mũ bảo hiểm, và găng tay lens… Không sản phẩm nào đến từ các nhãn hiệu được quảng bá trong nhóm Club Ki-Fair. Tài khoản này ngừng trả lời các câu hỏi của Hautala khi cô hỏi có phải chỉ những đánh giá tích cực mới được hoàn tiền hay không?
Facebook cấm hoạt động viết đánh giá trả tiền
Trong thoả thuận dịch vụ của mình, Facebook cấm các hoạt động đánh giá với nội dung khuyến khích người đọc mua hàng. Người dùng mạng xã hội này không được “trao đổi, bán hoặc mua các đánh giá hay chấm điểm ảo và gây hiểu lầm” – theo các quy định về chống hành vi lừa đảo của công ty.
Tuy nhiên, những hoạt động đánh giá ảo này lại cực kỳ dễ tìm thấy trên Facebook. Người dùng Facebook đề nghị công việc cho Hautala đã nói chính xác những điều cô thể hiện trên profile của mình: “Tôi là một người bán hàng trên Amazon. Nếu bạn cần bất kỳ sản phẩm miễn phí nào, hãy liên hệ tôi… Cảm ơn”
Ngoài Xu Fan, các admin khác của nhóm Club Ki-Fair cũng đang lên tài khoản Facebook cá nhân về việc xử lý các khoản hoàn tiền cho thành viên. “Chào các bạn, chúng tôi sẽ nghỉ lễ từ 1-5/5. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về hoàn tiền hay những thứ khác, hãy gửi thông tin chi tiết cho chúng tôi ở đây, chúng tôi sẽ kiểm tra và phản hồi sau kỳ nghỉ” – một admin tên Lucy Xie viết trên tài khoản cá nhân như vậy.
Tháng trước, Club Ki-Fair có tổng cộng 13 admin. Một số vừa đăng bài mua bán vừa đang bài cá nhân trên tài khoản Facebook của họ.
Trong một bài viết trên timeline cá nhân, admin Fiona Jara hỏi có ai muốn thử sản phẩm, bao gồm thiết bị tạo kiểu tóc Kipozi, máy pha cà phê Sboly, và máy nhổ lông mặt Innza – một nhãn hiệu khác có cùng địa chỉ tại thành phố Châu Hải – hay không? Những bài viết còn lại trên Facebook của Jara đều nói về kế hoạch đám cưới của cô.
'Nỗi ám ảnh' của các công ty Big Tech thăng chức
Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) vừa bổ nhiệm Lina M. Khan làm Chủ tịch sau khi bà giành được tỷ lệ phiếu bầu 69-28.
Cô Khan được xem là nỗi ám ảnh đối với các công ty Big Tech
Theo Neowin , nữ giáo sư luật của Đại học Luật Columbia (Mỹ) đã được Tổng thống Joe Biden đề cử vào vị trí này hồi tháng 3 qua để thay thế ông Joseph Simons từ chức trước đó. Bà Khan nhận được sự ủng hộ của 2 đảng viên độc lập, 46 đảng viên Dân chủ và 21 đảng viên Cộng hòa, bao gồm cả hai Thành viên Xếp hạng của FTC là Roger Wicker và R-Miss. Ở tuổi 32, bà là nữ chủ tịch trẻ nhất của FTC.
Lina M. Khan là một học giả pháp lý người Mỹ chuyên về luật cạnh tranh và chống độc quyền tại Mỹ. Bà cũng là một nhà phê bình nổi tiếng đối với các công ty Big Tech như Facebook, Amazon, Apple và Alphabet.
Bà trở nên nổi tiếng sau khi bài báo Nghịch lý chống độc quyền của Amazon được đăng trên Tạp chí Luật Yale vào năm 2017. Bà cũng là người tham gia tiểu ban Tư pháp Hạ viện về cuộc điều tra chống độc quyền đối với hành vi độc quyền của Amazon, Apple, Facebook và Google.
Quốc hội Mỹ muốn kiểm soát quyền lực của các công ty Big Tech và mở rộng quyền hạn của FTC, biến nó thành một cơ quan quản lý quyết liệt hơn chống lại các hành vi chống cạnh tranh. Tuần trước, các đảng viên Dân chủ tại Hạ viện đã đưa ra 5 dự luật mới sau cuộc điều tra kéo dài 16 tháng về các chiến thuật kinh doanh của các công ty Big Tech nhằm ngăn chặn các hành vi gây tổn hại đến cạnh tranh.
Mỹ xem xét dự luật cấm Apple cài sẵn các ứng dụng của mình trên iPhone Các nhà sản xuất vẫn thường xuyên cài sẵn những ứng dụng của mình trên smartphone, trước khi bán cho người dùng. Các nhà sản xuất vẫn thường xuyên cài sẵn những ứng dụng của mình trên smartphone, trước khi bán cho người dùng. Đây là một sự thật rất hiển nhiên, tuy nhiên Quốc hội Mỹ đang xem xét một dự luật...