Đông y chữa bệnh viêm mũi
Đông y gọi là “tị cả” (mũi khô) là một loại bệnh viêm mũi mạn tính. Biểu hiện của bệnh là niêm mạc mũi bị teo lại, phần dưới xương lá mía bị thu hẹp, hốc mũi nở rộng, đóng nhiều vảy xanh.
Các loại vi khuẩn và vi sinh vật sinh sôi phát triển dưới những lớp vảy, gây triệu chứng tắc trong mũi, cảm thấy mũi khô nóng, sụn giáp mũi bị teo nhỏ, niêm mạc khô, không chảy nước, đóng vảy, mất khứu giác. Sau đây là một số cách điều trị:
Bài 1: đương quy vĩ 15g, xích thược 15g, sinh địa 15g, tử đan sâm 15g, hoàng kỳ 15g, đảng sâm 15g, huyền sâm 20g, tử xuyên khung 10g, mạch môn đông (củ tóc tiên) 10g, thảo quyết minh 10g. Mỗi ngày 1 thang sắc uống.
Bài 2: mạch môn đông 15g, sinh địa 15g, huyền sâm 15g, bà diệp 15g, thạch hộc (lan hoàng thảo) 15g, hoa hồng 15g, đào nhân 10g, mỗi ngày 1 thang sắc uống.
Bài 3: sa sâm 15g, mạch môn đông 15g, tang diệp 15g, hoàng cầm 15g, thương nhĩ tử 15g, kim ngân hoa 15g, bạch chỉ 10g, xuyên khung 10g, bạc hà 10g, phòng phong 10g, thạch cao 20g, liên kiều 20g, đàm phàn (phèn chua phi) 12g, hoắc hương 10g, hạnh nhân 10g, rau diếp cá 20g, sắc nước uống.
Bài 4: cát cánh 10g, hoàng cầm 10g, thiên hoa phấn (rễ cây qua lâu) 10g, chiết bối mẫu 10g, 1 cành hoa thất diệp, thương nhĩ tử 10g, kim ngân hoa 12g, cam thảo 6g, ngày 1 thang sắc uống.
Bài 5: sa sâm 20g, mạch môn đông 20g, thiên hoa phấn (bột qua lâu) 20g, hồng hoa 12g, phục linh 12g, cát cánh 10g, ô mai 30g. Sắc nước uống, giúp ra mồ hôi giải nhiệt làm nhẹ người, trị viêm mũi teo do âm hư.
Vị thuốc xích thược trong bài thuốc trị chứng mũi khô.
Video đang HOT
Bài 6: thược dược 6g, mạch môn đông 6g, thạch hộc 3g, đan bì 10g, phục linh 10g, hoàng cầm 10g, sinh địa 10g, bạch tật lê 15g, thương nhĩ tử 6g, sắc nước uống, trị viêm mũi.
Bài 7: nam sa sâm 15g, thạch cao sống 15-30g, thạch hộc 15g, hoàng cúc hoa 10g, hoàng cầm 10g, tang bạch bì 12g, sắc nước uống, ngày 1 thang chia 2 lần.
Bài 8: rễ cây mướp, sắc nước uống hoặc nấu canh thịt nạc, trị chứng viêm mũi teo.
Bài 9: sinh địa 15g, huyền sâm 15g, mạch môn đông 15g, bạch thược 15g, đan bì 10g, bạch chỉ 10g, bạc hà 5g, chiết bối 5g, tân di (mộc lan) 5g, cam thảo 5g.
Sắc nước uống ngày 1 thang, trong 5 ngày, nghỉ 5 ngày uống tiếp một đợt khác.
Bạch chỉ khu phong, trừ thấp
Bạch chỉ là rễ của cây bạch chỉ hay xuyên bạch chỉ, thuộc họ hoa tán. Bạch chỉ có tinh dầu, các chất coumarrin.
Ảnh minh họa
Theo Đông y, bạch chỉ vị cay, tính ôn; vào các kinh phế, vị và đại trường. Có tác dụng khu phong trừ thấp, thông khiếu, chỉ thống, tiêu thũng bài nùng. Trị chứng ngoại cảm gây đau đầu, đau vai lưng, đau răng, đau xoang mũi, phong thấp tý thống; ngứa ngoài da, phụ nữ bạch đới, chứng sang dương nhọt độc. Liều dùng: 4-12g. Sau đây là một số bài thuốc có bạch chỉ.
Tán hàn, giải biểu, trị đau đầu do cảm mạo
Bài 1: bạch chỉ 12g, xuyên khung 4g, phòng phong 12g, khương hoạt 8g, hoàng cầm 8g, sài hồ 8g, kinh giới 8g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị đau đầu do cảm mạo.
Bài 2 - Xuyên khung trà điều tán: bạch chỉ 4g, xuyên khung 8g, kinh giới 8g, bạc hà 16g, khương hoạt 4g, tế tân 2g, phòng phong 3g. Các vị tán bột. Ngày uống 24g, uống với nước trà, sau bữa ăn 1-2 giờ. Trị đau đầu, nửa đầu đau do phong hàn.
Trừ phong, giảm đau
Bài 1 - Hoàn đô lương: bạch chỉ nghiền bột mịn, làm thành hoàn. Mỗi lần uống 6-12g, chiêu với nước. Trị đau vùng trán.
Bài 2: bạch chỉ 12g, thương nhĩ 12g, tân di 12g, bạc hà 6g. Tất cả tán thành bột. Mỗi lần uống 6-12g, chiêu với nước. Trị viêm mũi sinh ra đau đầu.
Bài 3: kinh giới 12g, phòng phong 12g, bạch chỉ 12g, thạch cao sống 20g. Sắc uống. Trị đau do sưng lợi răng.
Giải độc, trị nhọt: Khi nhọt độc sưng phù hoặc khi rắn cắn.
Bài 1: bạch chỉ 12g, địa đinh hoa tím 12g, liên kiều 12g, qua lâu 12g, bối mẫu 12g, bồ công anh 16g, kim ngân hoa 16g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị viêm tuyến sữa và mụn nhọt.
Bài 2 - Bột bạch chỉ hộ tâm: bạch chỉ 0,4g, hùng hoàng 0,4g, nhũ hương 0,4g. Tất cả tán thành bột mịn, pha với rượu nóng rồi uống. Trị độc do rắn rết cắn.
Trị phụ nữ bạch đới do hàn thấp: Bạch chỉ và hải phiêu tiêu, liều lượng bằng nhau, tán thành bột. Mỗi lần uống 12g.
Trị táo bón hay đi tả do phong độc: bột bạch chỉ 8g trộn với nước cơm và ít mật ong cho uống.
Trị đi tiểu ra máu: bạch chỉ, đương quy, liều lượng bằng nhau. Mỗi lần uống 8g.
Trị bế kinh do phong hàn: quế chi 8g, tô ngạnh 8g, bạch chỉ 8g, đan sâm 12g, xuyên khung 10g, uất kim 8g, nga truật 8g, ngưu tất 10g. Sắc uống. Trị kinh nguyệt mất mấy tháng, bụng dưới lạnh đau, tay chân không ấm, tức ngực, buồn nôn, rêu lưỡi trắng, mạch trầm khẩn.
Trị đau răng do phong nhiệt: bạch chỉ, ngô thù du, liều lượng bằng nhau. Các vị nghiền bột, hòa với ít nước để ngậm.
Trị chân răng hôi: bạch chỉ, xuyên khung, hai vị bằng nhau. Tán bột, làm viên, viên bằng hạt ngô. Ngậm 2-3 viên trong ngày.
Kiêng kỵ: Người đau đầu do huyết hư hỏa vượng, ung nhọt mới vỡ kiêng dùng.
Thuốc lá và bệnh lý đường hô hấp Theo số liệu của Bộ Y tế, Việt Nam đang nằm trong số 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới với khoảng 15,3 triệu người hút và 33 triệu người bị ảnh hưởng do hít khói thuốc thụ động. Khói thuốc lá gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là hệ hô hấp của cả...