Đồng Tháp phấn đấu đến năm 2025 chất lượng giáo dục trong nhóm 3 khu vực ĐBSCL
Tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành kế hoạch phát triển giáo dục đến năm 2025. Mục tiêu phấn đấu đưa chất lượng giáo dục của tỉnh nằm trong nhóm 3 tỉnh, thành phố dẫn đầu khu vực ĐBSCL và trong nhóm 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
HS tỉnh Đồng Tháp trong giờ học. Ảnh: Q. Ngữ
Theo đó, tỉnh Đồng Tháp phấn đấu đến năm 2025, học sinh phổ thông đối với cấp tiểu học giảm dưới 0,2%, cấp THCS dưới 2,5%, cấp THPT dưới 2%; 100% địa phương cấp xã, huyện duy trì chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; ít nhất 60% các cơ sở giáo dục triển khai hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập trên môi trường mạng; 70% nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động trong ngành giáo dục là đảng viên…
Để thực hiện đạt các mục tiêu trên, kế hoạch đề ra nhiều nhiệm vụ và giải pháp, trong đó đẩy mạnh thực hiện đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn tỉnh theo hướng tinh gọn về tổ chức, bộ máy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả; chuyển từ “quản lý” sang “quản trị” để cải tiến, nâng cao hiệu lực, hiệu quả; nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương; phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu học tập của người dân và xây dựng xã hội học tập.
Cùng với đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, phương pháp dạy học và hoàn thiện hệ thống kiểm định, đánh giá chất lượng dạy học; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và tăng cường chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục, trên cơ sở Đề án chuyển đổi số của tỉnh, xây dựng và triển khai Đề án chuyển đổi số ngành Giáo dục.
Tổng nhu cầu vốn thực hiện kế hoạch được cân đối từ các kế hoạch, dự án, chương trình có liên quan đến giáo dục và đào tạo tỉnh Đồng Tháp, dự kiến từ ngân sách địa phương và ngân sách Trung ương hỗ trợ.
Video đang HOT
Nhu cầu kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị: 4.010.206 triệu đồng. Kinh phí tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 là 22.960 triệu đồng.
Kinh phí nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở theo quy định của Luật Giáo dục 2019. Kinh phí mua sắm sách giáo khoa, thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo Chương trình GDPT 2018 do UBND tỉnh quyết định theo thẩm quyền hoặc trình HĐND tỉnh thông qua hằng năm vào kỳ họp cuối năm…
Đổi mới dạy học môn Ngữ văn, Lịch sử: Tránh ôm đồm kiến thức, dạy theo lối mòn
Ngày 15/8, tại TP. Hải Phòng, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn, môn Lịch sử ở trường phổ thông.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Hội thảo.
Tham dự Hội thảo có lãnh đạo, chuyên viên, giáo viên của 31 Sở GD&ĐT; lãnh đạo 9 trường đại học và Viện khoa học Giáo dục Việt Nam.
Tại Hội thảo các đại biểu tham dự cùng nhìn nhận, đánh giá thực trạng dạy học môn Ngữ văn, Lịch sử hiện nay ở trường phổ thông. Từ đó, thầy cô sẽ đề xuất các giải pháp đổi mới dạy học, kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực nhằm nâng cao chất lượng dạy học, kiểm tra đánh giá với môn Lịch sử và Ngữ văn ở trường phổ thông.
Quang cảnh Hội thảo.
Phát biểu tại Hội thảo, Bộ Trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, không phải đến thời điểm này Bộ GD&ĐT mới đặt vấn đề đổi mới môn Lịch sử, Ngữ văn và các môn học khác, mà vấn đề này đã đặt ra hàng chục năm nay. Nhưng chỉ đổi mới về phương pháp dạy học là chưa đủ mà phải đổi mới sâu hơn, toàn diện hơn.
Các thầy cô giáo cần bàn bạc trên tinh thần mở để dành nhiều thời gian định vị môn học, cách tiếp cận, tư duy môn học, khi làm được điều đó, phương pháp mới có gốc.
Các đại biểu tham dự Hội thảo.
Kể từ khi Nghị quyết 29 ra đời, Chương trình GDPT 2018 ban hành thì vấn đề đổi mới giáo dục mang tính tổng thể, toàn diện. Có thể nói khung Chương trình GDPT 2018 là kịch bản đổi mới tổng thể, bài bản nhất từ trước đến nay, khung cho toàn bộ sự đổi mới. Việc đổi mới từng môn học, từng nội dung, phương pháp, SGK, kiểm tra, đánh giá sẽ dẫn đến sự thay đổi về lượng và chất.
Các môn học cần có sự đổi mới, nhưng môn Lịch sử, Ngữ văn là những môn Khoa học xã hội nhân văn, quan trọng, cần thiết cần ưu tiên làm trước.
Các đại biểu thẳng thắn nhìn nhận thực trạng dạy học môn Ngữ văn và Lịch sử trong trường phổ thông hiện nay.
Tại Hội nghị các đại biểu đã thẳng thắn chia sẻ về những thuận lợi, khó khăn trong dạy môn Lịch sử và Ngữ văn. Cụ thể, với môn Lịch sử nhiều thầy cô còn ôm đồm nhiều kiến thức, dạy chuỗi dài các sự kiện khiến học sinh không mấy hứng thú. Hay như môn Ngữ văn, tình trạng dạy theo lối mòn truyền thống, truyền thụ kiến thức một chiều, ngại đổi mới vẫn còn.
Các đại biểu nhìn nhận quá trình đào tạo sinh viên sư phạm nhiều năm gần đây còn bất cập khi chất lượng đầu vào chưa cao, chương trình đào tạo chưa bắt nhịp đổi mới. Từ đó, các đại biểu đề xuất cần tăng cường bồi dưỡng đội ngũ cán bộ; đổi mới kiểm tra đánh giá; tăng cường cơ sở vật chất; giảm tải các tiêu chí đánh giá xếp loại viên chức và chuẩn nghề nghiệp thay vào đó tập trung cho chuyên môn để nâng cao chất lượng.
Năm học mới, giáo dục Hà Nội phải được nhận diện và đánh giá thực chất Tại hội nghị triển khai năm học mới, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đề nghị ngành GD-ĐT thủ đô nhận diện và đánh giá thực chất, toàn diện về ngành; xây dựng đề án, kế hoạch đào tạo đội ngũ giáo viên, phát triển thực chất giáo dục. Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đề nghị ngành GD-ĐT...