Động thái của trường Marie Curie sau vụ học sinh chém nhau giữa phố
Mâu thuẫn trên mạng xã hội, các học sinh trường Marie Curie hẹn nhau ngoài khuôn viên trường để “giải quyết”. Trong quá trình nói chuyện đã xảy ra xô xát khiến 2 em học sinh bị chém trúng tay, mặt.
Sáng 30/10, trao đổi với báo Người lao động, ông Nguyễn Đăng Khoa, Hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie (quận 3, TP.HCM) xác nhận thông tin trên và cho biết sự việc đang được cơ quan công an lấy lời khai đối với các em học sinh dưới sự chứng kiến của phụ huynh.
Trường THPT Marie Curie.
Theo ông Khoa, nguyên nhân ban đầu xuất phát từ mâu thuẫn trên mạng xã hội giữa M. – học sinh lớp 11A3 với một học sinh cùng khối tên V. (học sinh này mới chuyển đến Trường THPT Marie Curie).
Tối 21/10, hai học sinh này hẹn gặp nhau tại góc đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Nguyễn Đình Chiểu (quận 3) để “giải quyết”, nhưng khi đi gặp mặt lại có khá đông em tham gia, bao gồm cả một số học sinh khối 12 của Trường Marie Curie và một số học sinh các trường THPT khác.
Khi gặp mặt và xung đột xảy ra, nhóm của V. đã rượt đuổi và chém vào mặt, tay 2 học sinh thuộc nhóm của M. khiến 2 em này phải nhập viện điều trị.
Hiện trường đang chờ kết quả xác minh của cơ quan công an, sau đó sẽ họp hội đồng kỷ luật và xử lý những học sinh có liên quan.
Video đang HOT
Chia sẻ với báo Pháp luật TP.HCM ông Khoa cho biết, cả hai em bị chém trong khi tham gia vụ ẩu đả là học sinh khá, trước đây chưa từng vi phạm. Đây là lần đầu tiên trường xảy ra sự việc nghiêm trọng trên, nó cho thấy sự bồng bột, nông nổi của giới trẻ hiện nay.
“Sau sự việc này, tôi sẽ có buổi trò chuyện riêng với mỗi em và gia đình để có hướng giáo dục. Với những gì đã xảy ra, các em sẽ bị kỷ luật. Nhưng mức độ kỷ luật sẽ theo quy định của Bộ GD&ĐT và thái độ sửa sai, ăn năn của các em trong thời gian tới”, ông Khoa nói.
Ghi nhận của báo Sài Gòn Giải phóng, ngay sau khi xảy ra vụ việc, thứ Hai vừa qua (ngày 28/10), trong giờ sinh hoạt đầu tuần, nhà trường đã mời chuyên gia tâm lý và đại diện cơ quan công an đến sinh hoạt với học sinh toàn trường về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội, tránh để xảy ra mâu thuẫn không đáng có.
Bên cạnh đó, trong các buổi sinh hoạt định kỳ giữa ban giám hiệu và các giáo viên chủ nhiệm, nhà trường cũng thường xuyên nhắc nhở các thầy, cô giáo chú ý lồng ghép việc giáo dục văn hóa, hành xử của học sinh trong và ngoài nhà trường, cũng như có sự phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục các em.
Hiện sự việc đã được nhà trường báo cáo lên Sở GD&ĐT TP.HCM
Bá Di (T/h)
Theo nguoiduatin
Quan điểm của Viện Nhi khoa Hoa Kỳ về hình phạt đối với học sinh: Trường học nên dùng các chiến lược kỷ luật
Đòn roi có thể khiến trẻ sợ hãi và nghe theo ngay lập tức, nhưng về lâu dài, nó sẽ gây ra những hậu quả nặng nề về mặt tâm lý.
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), giáo viên nên áp dụng các chiến lược kỷ luật (như tìm hiểu tâm tư, trao đổi nhiều hơn, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh) chứ không phải các hình phạt về thể chất hoặc quát mắng để ngăn chặn các hành vi không mong muốn ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Chẳng hạn như ở trường, nếu học sinh đánh nhau thì giáo viên có thể phạt chúng lao động, trực nhật cùng nhau. Học sinh nói chuyện riêng trong giờ thì phạt chúng lên bàn đầu ngồi một mình vài ngày. Học sinh nói chuyện ảnh hưởng đến lớp học thì phạt xin lỗi từng bạn học,...
Bên cạnh đó, việc dạy trẻ nhận biết và kiểm soát hành vi của chúng là một công việc quan trong trọng cuộc sống người lớn chúng ta. Theo AAP, cách người lớn phản ứng với hành vi của trẻ em có ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của trẻ. Nó định hình cách trẻ suy nghĩ, cư xử, cảm nhận và tương tác với người khác. Đồng thời nó cũng giúp trẻ em học được cách cư xử như người lớn.
Các chiến lược kỷ luật dạy cho trẻ em những gì được chấp nhận. Khi trẻ được dạy cách kiểm soát hành vi của mình, chúng học được cách tránh xa những điều xấu.
So với các chiến lược kỷ luật thì việc đánh đòn, quát mắng có thể khiến trẻ sợ hãi và có hiệu quả ngay lập tức. Nhưng về lâu dài, nó sẽ gây ra những tác hại tiêu cực, thậm chí có thể khiến trẻ gặp phải vấn đề về tâm lý. Vậy nên AAP cực lực phản đối hành vi đánh đòn, quát mắng ở cả trong và ngoài môi trường học đường.
Hiện tại, có 19 tiểu bang ở Mỹ vẫn đang cho phép các trường học công lập được sử dụng các hình phạt thể chất với học sinh. Và theo số liệu báo cáo thì có khoảng 163.000 học sinh ở nước này bị xử phạt về mặt thể chất mỗi năm.
Tuy vậy, ngay cả một số trường học đang còn áp dụng biện pháp này cũng phải thừa nhận, họ đang dần hạn chế hơn vì các biện pháp trừng phạt về mặt thể chất không có hiệu quả, không những vậy còn gây tác dụng ngược lại.
Ngày nay, hầu hết người Mỹ cho rằng trường học không nên sử dụng đòn roi với học sinh. Thực tế cũng đã chỉ ra, trẻ càng bị trừng phạt về mặt thể chất và lời nói thì càng có nhiều khả năng tiếp diễn các hành vi tiêu cực về mặt này hơn.
Việc sử dụng thường xuyên các hình phạt về thể xác dẫn đến các nguy cơ lo lắng, trầm cảm, lạm dụng chất gây nghiện, suy giảm sức khỏe tâm thần ở trẻ. Không chỉ vậy, chúng còn có thể bắt chước theo các hành vi bạo lực. Trong một số khảo sát, trẻ em cho biết, chúng cảm thấy mình trở nên hung dữ hơn sau khi bị trừng phạt về thể xác.
Vậy rốt cuộc trong thời đại hiện đại hóa, người lớn chúng ta nên làm gì để dạy dỗ trẻ nhỏ?
Theo AAP, cách tốt nhất mà giáo viên và các bậc phụ huynh có thể làm để giáo dục thể hệ trẻ là đề ra và sử dụng các phương pháp kỷ luật lành mạnh. Chẳng hạn như: Ca ngợi các hành vi tốt, trở thành một hình mẫu cho trẻ noi theo, đặt ra các giới hạn và kỳ vọng, bỏ qua các hành vi xấu hoặc chuyển hướng trẻ khỏi các hành vi xấu.
Theo AAPNews/Helino
Học sinh Marie Curie vẽ tranh vì môi trường, được triễn lãm tại Phố Đi Bộ Hồ Gươm Hơn 30 bức tranh truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường của các em học sinh lớp 6 được triển lãm tại phố Lê Thái Tổ vào ngày 6/10 tới đây. Ý tưởng thực hiện chương trình này xuất phát từ các bậc phụ huynh của lớp với mong muốn cho các con trải nghiệm, góp những hành động nhỏ bé nhưng...