Đồng phạm của Trương Mỹ Lan: Không biết việc phát hành trái phiếu thành công hay không
Sáng 20/9, phiên tòa xét xử vụ án Trương Mỹ Lan – Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 chuyển qua phần xét hỏi.
HĐXX làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc phát hành trái phiếu.
Là người được xét hỏi đầu tiên, Hồ Bửu Phương (Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) thừa nhận hành hành vi phạm tội. Bị cáo này khai có tham gia vào các cuộc họp để quyết định chủ trương phát hành trái phiếu của ba công ty: Công ty An Đông, Quang Thuận và Sunny World. Bị cáo Hồ Bửu Phương cho biết, việc phát hành trái phiếu đều được Hội đồng quản trị (HĐQT) của các công ty này ra nghị quyết thông qua.
Lý giải về việc vì sao các công ty thuộc hệ thống Vạn Thịnh Phát đứng ra mua sơ cấp các lô trái phiếu, bị cáo Phương cho biết, theo quy định thì khi các lô trái phiếu được phát hành, muốn các lô trái phiếu thành công thì phải có đơn vị mua sơ cấp. Nếu khi phát hành mà không có ai mua sơ cấp các lô trái phiếu đó thì thì các lô trái phiếu đó cũng bị hủy nên các công ty nội bộ trong hệ thống Vạn Thịnh Phát sẽ đứng ra mua để đảm bảo việc phát hành trái phiếu thành công.
Về dòng tiền chuyển qua lại giữa các công ty, cá nhân để mua các lô trái phiếu, Hồ Bửu Phương khai, việc hứa chuyển nhượng cổ phần giữa các tổ chức, cá nhân với nhau chỉ là một trong các kỹ thuật để xử lý dòng tiền (có thể là cho mượn, cho vay, hứa chuyển nhượng…). Đây là cách để lấy tiền ra từ đơn vị này chuyển qua đơn vị khác.
“Bị cáo không phụ trách phát hành trái phiếu bán cho người dân, tiền thu về, sử dụng vào mục đích gì thì bị cáo không biết, không được hưởng lợi. Bị cáo chỉ sử dụng kiến thức chuyên môn của mình (về tài chính) để đảm bảo phát hành thành công các lô trái phiếu. Đến bây giờ bị cáo vẫn không nghĩ là số lượng người mua trái phiếu lại nhiều đến như vậy” – bị cáo Phương trình bày.
Bị cáo Hồ Bửu Phương nói đã nhận thức được hành vi sai trái của mình. Bị cáo là người làm công ăn lương, thực hiện công việc là theo sự chỉ đạo của bị cáo Lan, không hưởng lợi gì khác từ việc phát hành trái phiếu. Bị cáo Phương đã tự nguyện khắc phục một phần hậu quả.
Tiếp theo là bị cáo Đặng Phương Hoài Tâm (Phó văn phòng HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát), người trực tiếp quản lý điều hành mọi hoạt động của văn phòng, giúp Trương Mỹ Lan thành lập, quản lý danh sách các công ty, cá nhân thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Đặng Phương Hoài Tâm đã chỉ đạo Phan Chí Luân làm việc với Hồ Bửu Phương, Nguyễn Phương Anh về việc quản lý danh sách, lập phương án hứa chuyển nhượng cổ phần làm căn cứ cho Công ty Điền Gia Cát (không có hoạt động thực tế) và 8 cá nhân được thuê ký các chứng từ nộp, rút tiền khống để hợp thức dòng tiền cho Công ty Điền Gia Cát mua sơ cấp, giúp sức cho Trương Mỹ Lan và đồng phạm phát hành gói trái phiếu của Công ty Setra, chiếm đoạt số tiền 2.000 tỷ đồng của 2.431 bị hại.
Người tiếp theo là bị cáo Nguyễn Phương Anh (Phó Tổng Giám đốc Công ty SPG), từ năm 2018 đã được giao nhiệm vụ quản lý toàn bộ dòng tiên và quản lý, theo dõi các kê toán viên thực hiện các hoạt động tài chính, kế toán của các công ty “ma” thuộc nhóm Công ty SPG. Nguyễn Phương Anh đã tham gia lập các hợp đồng khống, lên phương án hứa chuyển nhượng cổ phân, sử dụng cá nhân được thuê ký chứng từ khống nộp/rút tiền, hoàn tất chuỗi các giao dịch chạy dòng tiền khống tạo lập trái phiếu đã giúp cho Trương Mỹ Lan và đồng phạm phát hành trái phiếu của 4 công ty: An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra, đồng phạm với Trương Mỹ Lan chiếm đoạt số tiền hơn 30 ngàn tỷ đồng của 35.824 bị hại.
Nguyễn Phương Anh thừa nhận nội dung cáo trạng nêu. Bị cáo cũng thừa nhận mình là người quản lý trực tiếp các công ty “ma” và là người chi trả lương cho nhân viên các công ty, tùy theo vị trí công việc của các nhân viên. Bị cáo cho rằng mình chỉ hưởng lương chứ không hưởng lợi từ việc làm trên.
Bùi Đức Khoa (Phó Tổng Giám đốc Công ty Natural Land) cũng thừa nhận nội dung cáo trạng, chỉ “đính chính” một chi tiết nhỏ về việc nhầm lẫn về thời gian trong lời khai của bị cáo trước cơ quan điều tra. Bùi Đức Khoa khai, công việc của bị cáo là nghiên cứu thị trường bất động sản. Nhưng bị cáo lại là người tìm, thuê và quản lý khoảng 100 cá nhân theo chỉ đạo của Nguyễn Ngọc Dương, để phục vụ cho các hoạt động của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Năm 2018, 2019, Bùi Đức Khoa lập các hợp đồng hứa chuyển nhượng cổ phần khống, sử dụng các cá nhân thuê ký chứng từ khống nộp/ rút tiền, giúp Trương Mỹ Lan và đồng phạm phát hành 3 gói trái phiếu của Công ty An Đông, chiếm đoạt số tiền gần 25 ngàn tỷ đồng của 30.738 bị hại.
Cựu lãnh đạo Tập đoàn Vạn Thịnh Phát khai gì về phát hành 25 lô trái phiếu?
Để phát hành trái phiếu thành công, một số lãnh đạo của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát khai nhận trước tòa đã sử dụng một số 'thủ thuật' luân chuyển dòng tiền và thừa nhận các gói trái phiếu trên hồ sơ không có tài sản đảm bảo.
Ngày 20.9, phiên xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 bước vào phần xét hỏi đối với 7/29 bị cáo ở tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc phát hành 25 lô trái phiếu.
Bị cáo Trương Mỹ Lan sáng 20.9. ẢNH: THẢO NHÂN
Là người được xét hỏi đầu tiên, bị cáo Hồ Bửu Phương (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP chứng khoán Tân Việt - TVSI, Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng. Bị cáo Phương khai có tham gia vào các cuộc họp để quyết định chủ trương phát hành trái phiếu của 3 công ty, gồm: Công ty CP Tập đoàn đầu tư An Đông (viết tắt Công ty An Đông), Công ty CP đầu tư Quang Thuận (Công ty Quang Thuận), Công ty CP đầu tư - phát triển Sunny World (Công ty Sunny World). Trước khi phát hành trái phiếu thì đều được HĐQT của các công ty này ra nghị quyết thông qua.
"Chủ trương phát hành trái phiếu là theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan"
Cáo trạng xác định Hồ Bửu Phương tham gia họp bàn về chủ trương phát hành trái phiếu, được giao làm đầu mối yêu cầu bộ phận kế toán các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát chuẩn bị hồ sơ pháp lý, báo cáo tài chính; lên phương án giải quỹ làm căn cứ để các công ty chuyển tiền; chỉ đạo các bị cáo khác phối hợp với Công ty chứng khoán Tân Việt để phát hành trái phiếu. Bị cáo đồng phạm, giúp sức tích cực cho Trương Mỹ Lan phát hành trái phiếu của các công ty: An Đông, Quang Thuận, Sunny World, chiếm đoạt hơn 27.900 tỉ đồng của 33.393 người bị hại.
Tại tòa, trả lời thẩm vấn HĐXX, bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội mô tả theo cáo trạng là đúng. Bị cáo khai chủ trương phát hành trái phiếu là theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan thông qua một cuộc họp, và bị cáo phối hợp các công ty đủ điều kiện phát hành trái phiếu (Công ty chứng khoán Tân Việt) để thực hiện.
"Phương án phát hành trái phiếu phải thông qua HĐQT và phải có Nghị quyết. Việc rà soát công ty phát hành trái phiếu dựa vào 2 yếu tố cơ bản: phải đủ điều kiện, có thương hiệu - uy tín để việc phát hành trái phiếu thành công; việc lựa chọn công ty sơ cấp mua trái phiếu dựa trên tiêu chí công ty đó phải có nhu cầu đầu tư, có bộ máy hoạt động, báo cáo tài chính tốt", bị cáo Hồ Bửu Phương khai.
Chủ tọa hỏi: "Vì sao bị cáo chọn các công ty của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát mua gói trái phiếu do TVSI phát hành?". Bị cáo Phương trình bày, để phát hành trái phiếu thành công thì phải có bên mua sơ cấp thành công, còn hồ sơ phát hành ra mà không có ai mua là không thành công.
Cũng theo lời khai của bị cáo Hồ Bửu Phương, khi bên mua trái phiếu sơ cấp, bị cáo yêu cầu phải có dòng tiền thật, nhưng thực tế có dòng tiền thật hay không bị cáo không nắm và thừa nhận "các gói trái phiếu này trên hồ sơ không có tài sản đảm bảo".
Công bố cáo trạng giai đoạn 2, Trương Mỹ Lan 'tội chồng tội'
"Không ngờ nhiều người dân mua trái phiếu và thiệt hại lớn như vậy"
Trả lời các câu hỏi khác của HĐXX, bị cáo Phương khai khi vụ án bị điều tra, bị cáo không ngờ nhiều người dân mua trái phiếu và thiệt hại lớn như vậy. "Bị cáo rất ăn năn. Nhưng mong HĐXX xem xét vai trò của bị cáo. Bởi bị cáo nhận lương 230 triệu đồng/tháng, rất cao nên bị cáo chỉ muốn sử dụng kiến thức, chuyên môn của mình thông qua phối hợp phát hành trái phiếu thành công, phục vụ xứng đáng với số lương nhận được. Bị cáo là người làm công ăn lương, không hưởng lợi".
Còn bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn (cựu Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn - SCB), cáo trạng xác định từ tháng 12.2013 - 7.2020, đã tham gia cuộc họp bàn về chủ trương phát hành trái phiếu với Trương Mỹ Lan và các nhân sự chủ chốt của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, SCB, TVSI.
Theo cáo trạng, bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn đã chỉ đạo, điều hành SCB giới thiệu, tư vấn bán trái phiếu; ủy quyền cho Trần Thị Minh Thảo, đại diện phía SCB ký kết hợp đồng với Công ty chứng khoán TVSI về việc hợp tác giới thiệu nhà đầu tư nhận chuyển nhượng, chuyển nhượng trái phiếu; chỉ đạo Khối Ngân hàng bán lẻ SCB triển khai tổ chức bán hàng, đào tạo sản phẩm mới cho giám đốc và các nhân viên bán hàng tại các Chi nhánh và Phòng giao dịch SCB; xây dựng và triển khai các chính sách hoa hồng, chương trình thi đua giới thiệu khách hàng cho các đơn vị kinh doanh... Thực hiện theo quy trình tạo lập, phát hành, tổ chức bán hàng dựa trên các bộ tài liệu đào tạo khung, việc hợp tác giữa SCB và TVSI.
Bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn thừa nhận đã giúp sức tích cực cho Trương Mỹ Lan hoàn thành việc bán trái phiếu của các công ty: An Đông, Quang Thuận và Setra, đồng phạm với Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hơn 28.469 tỉ đồng của 35.818 bị hại.
Theo bị cáo Văn, để đi vào triển khai phát hành trái phiếu, bị cáo có trình xin HĐQT để triển khai thực hiện. Về quy trình triển khai, bị cáo chỉ đạo phòng ban giới thiệu trái phiếu sau khi đăng ký với Ủy ban chứng khoán thành công.
Chủ tọa đặt câu hỏi bị cáo Văn nhận thức bản chất việc mua bán trong một nhóm của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thì bị cáo Văn trả lời bị cáo không rõ có dòng tiền thật hay không, nhưng thông qua cơ quan điều tra bị cáo biết dòng tiền sai quy định pháp luật. Nếu bị cáo biết dòng tiền sai như vậy thì bị cáo đã can ngăn, theo nhận thức của bị cáo mỗi ngày SCB bán trái phiếu vài chục tỉ đồng, nên không cần phải chạy dòng tiền không có thật.
Chủ tọa hỏi tiếp về việc chỉ đạo Khối Ngân hàng bán lẻ SCB triển khai tổ chức bán hàng, đào tạo sản phẩm mới cho giám đốc và các nhân viên bán hàng tại các Chi nhánh và Phòng giao dịch SCB, bị cáo Văn khai có bộ tài liệu do nội bộ SCB xây dựng để đào tạo trước khi tư vấn cho khách hàng.
"Quá trình triển khai thực hiện được kiểm soát chặt chẽ, quá trình làm việc CQĐT có đặt giả thiết 'liệu SCB có đánh tráo khái niệm không' thì bị cáo khai rất rõ là 'quá trình tư vấn không đánh tráo khái niệm' vì nhân viên được tư vấn, đào tạo rất kỹ để tư vấn cho khách hàng. Bị cáo khẳng định bản thân không nhận hưởng lợi gì", bị cáo Văn khai.
Bị cáo Văn khai nhận tiếp, thời điểm đó, bị cáo nghĩ rằng nên khai thác nguồn tài nguyên khách hàng SCB có, bởi SCB đã nỗ lực nhiều năm mới có được. Khi xảy ra vụ án, bị cáo rất đau lòng, bị cáo không nghĩ rằng gây tác hại cho quá nhiều người dân.
Trong buổi sáng, phiên tòa xét hỏi 7/29 bị cáo trong nhóm tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Chiều nay phiên tòa tiếp tục xét hỏi những bị cáo còn lại.
"Bị cáo đau xót khi mẹ, dì cũng là bị hại trong vụ án Vạn Thịnh Phát" "Hành vi của bị cáo là sai phạm, bị cáo rất đau xót về việc làm của mình, càng đau xót hơn khi mẹ, dì của bị cáo cũng là những bị hại trong vụ án", cựu quyền Tổng giám đốc SCB khai tại tòa. Chiều 20/9, HĐXX bước vào phần thẩm vấn các bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai...