Đồng Nai: Phụ huynh cấp 1 Tân Hạnh kêu khó khi đổi sang học online bằng MS Teams
Phụ huynh mong muốn được sử dụng phần mềm đã và đang học như Zoom, Zavi…. và chỉ ra nhiều khó khăn khi sử dụng phần mềm Microsoft Teams để cho con học online.
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã nhận được thư phản ánh của phụ huynh Trường Tiểu học Tân Hạnh (phường Tân Hạnh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) về việc trường này dự kiến từ ngày 15/10, học sinh học trực tuyến đồng loạt sử dụng phần mềm Microsoft Teams.
Thư phản ánh của một số phụ huynh gửi về cho Tạp chí nêu: “Chúng tôi những người phụ huynh đã rất cạn sức lực, chỉ con mình sử dụng ứng dụng phù hợp để học trực tuyến trong 2 tuần qua rất là khó khăn, vì điều kiện phụ huynh mỗi người mỗi khác, thiết bị di động, công việc của chúng tôi. Đã cố gắng học trực tuyến và đã học được 2 tuần bằng phần mềm phù hợp, dễ vào nhất. Các giáo viên cũng đã rất cố gắng chỉ chúng tôi. Tại sao bây giờ Trường Tiểu học Tân Hạnh lại bắt phụ huynh chúng tôi xài phần mềm MS TEAM???”.
Hàng loạt các khó khăn khi phải sử dụng phần mềm mới Microsoft Teams mà phụ huynh đưa ra như: “Nào là gmail, nào là đăng nhập, rồi điện thoại chúng tôi không cài được vậy ai sẽ mua điện thoại cho con em chúng tôi? Khi chúng tôi đi làm ai sẽ là người vào máy, là người theo dõi những đứa tiểu học chỉ mới học lớp 1 lớp 2, lớp 3… vào những ứng dụng phức tạp đó?”
Trường Tiểu học Tân Hạnh (phường Tân Hạnh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Ảnh: Hữu Đức
Để có thông tin khách quan về phản ánh trên của vị phụ huynh này, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với cô Nguyễn Thị Hồng Nhung – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Hạnh. Cô Nhung cho hay, thông tin cho rằng nhà trường bắt buộc từ ngày 15/10, giáo viên và học sinh học toàn trường phải đồng loạt sử dụng phần mềm Microsoft Teams để học trực tuyến là không đúng.
Cô Nhung cũng thông tin thêm, trong thời gian tới nhà trường cũng sẽ từng bước chuyển qua qua sử dụng phần mềm Microsoft Teams để học trực tuyến.
Hiện tại, nhà trường chưa chốt thời gian nào sẽ bắt buộc đưa vào sử dụng và chủ trương của trường là chỉ thực hiện khi nào giáo viên, phụ huynh và học sinh đều đã thành thạo.
Video đang HOT
Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và một giáo viên phụ trách công nghệ thông tin của nhà trường đã được tham gia tập huấn do Phòng Giáo dục và Đào tạo Biên Hòa tổ chức.
Lý giải về việc sẽ chuyển qua sử dụng phần mềm Microsoft Teams trong học trực tuyến, cô Nhung cho biết, đây là việc thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai.
Hiện, Sở đã phối hợp với Công ty trách nhiệm hữu hạn Microsoft Việt Nam triển khai trong toàn tỉnh phần mềm dạy học online Microsoft Teams, là phần mềm đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trong Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/3/2021 về Quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên.
Ứng dụng Microsoft Teams – một trong những ứng dụng được đánh giá đạt hiệu quả cao phục vụ cho việc quản lý, dạy – học trực tuyến hiện nay.
Việc chia sẻ tài liệu trên Microsoft Teams cũng trở nên dễ dàng hơn nhờ tích hợp cả One Drive, việc chia sẻ tài liệu trên cloud sẽ nhanh chóng và không bị giới hạn dung lượng.
Phần mềm này giống như một hệ thống trường học trực tiếp và thu nhỏ, nó quản lý từ thời gian phát biểu cho tới ra bài tập, quản lý học sinh ra vào lớp, điểm danh…
Nói về khó khăn của phụ huynh khi cài đặt và sử dụng phần mềm Microsoft Teams, cô Nhung thừa nhận có một số ít trường hợp do điện thoại đời cũ quá, phần mềm này không tương thích và bị lỗi phần mềm nên không hiển thị trên cửa hàng CH play, do đó không tải về được. Và đúng là phần mềm này hơi làm khó đối với một số ít trường hợp phụ huynh thuộc diện khó khăn. Tuy nhiên, vị Hiệu trưởng này cho rằng giáo viên sẽ tìm cách khắc phục cho phụ huynh.
“Đến thời điểm này, nhà trường đã phân công giáo viên công nghệ tiếp cận thật sâu ứng dụng này để truyền đạt lại cho toàn thể giáo viên trong trường sử dụng, kể cả cách xử lý công nghệ khi phụ huynh gặp trở ngại, sau đó giáo viên có trách nhiệm hướng dẫn thật kỹ lưỡng cho phụ huynh và học sinh sử dụng thông thạo”, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Hạnh nói.
Mùa thi và những lựa chọn an toàn
Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến cho học sinh và phụ huynh ở nhiều địa phương không khỏi lo lắng khi mùa thi đang đến rất gần, nhất là kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2021 (dự kiến diễn ra đầu tháng 7 tới).
Hiện tại, các cơ sở giáo dục cũng như các cấp quản lý đã và đang nỗ lực xây dựng những phương án ứng phó phù hợp.
Nhiều sinh viên sốt ruột tìm đến các trung tâm tuyển sinh nhờ tư vấn hướng nghiệp.
Khẩn trương ứng phó
Tại TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong vừa ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT năm 2021, giao Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Anh Đức làm Trưởng ban. "Hiện tại, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thành phố đã xây dựng xong phương án thi trong tình hình dịch bệnh nhưng về nguyên tắc phải có sự góp ý, tham mưu của Sở Y tế và quyết định của lãnh đạo thành phố mới được công bố" - đại diện Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh, cho biết.
Phía các trường THPT, việc sẵn sàng cho tình huống học tập, ôn luyện online (trực tuyến) cũng được tính tới. Ông Đỗ Minh Hoàng, Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên Chu Văn An (quận 5, TP Hồ Chí Minh) cho hay, để bảo đảm an toàn cho học sinh (HS), nhà trường tổ chức ôn tập cho HS khối 12 bằng hình thức trực tuyến từ ngày 10-5.
Theo ông Hoàng, do đã có nền tảng sẵn nên việc học trực tuyến không mấy khó khăn. Phương án dạy trực tuyến gồm hai phần, phần một giáo viên (GV) dạy trực tuyến bằng Microsoft Teams theo thời khóa biểu của trường. Phần hai do mỗi HS đều có tài khoản nên mỗi tuần GV sẽ cho một bài kiểm tra trắc nghiệm để rèn luyện thêm.
"Việc học online sẽ tiến hành đến cuối tháng 5, nếu dịch được kiểm soát tốt, trung tâm sẽ dạy trực tiếp, chia lớp làm đôi và tăng cường thêm mỗi môn hai đến ba tiết/tuần để củng cố kiến thức cho các em sẵn sàng bước vào kỳ thi", ông Hoàng nói thêm.
Đại diện Sở GD&ĐT một số tỉnh như Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Long An, Đồng Nai... cũng cho biết, địa phương không quá lo lắng cho kỳ thi THPT năm nay do đã có một năm "thích ứng" với tình hình dịch bệnh. "Một số trường trên địa bàn, ngoài áp dụng dạy và học qua truyền hình cũng tự xây dựng phương án dạy và học trực tuyến qua các kênh của mạng xã hội (Zalo, Facebook, thư điện tử,...).
Thậm chí, có trường tại khu vực nông thôn, bên cạnh việc tổ chức ôn tập bằng các phương tiện công nghệ thông tin, trường còn in tài liệu ôn tập chuyển đến cho các học sinh diện gia đình khó khăn và không có các thiết bị điện tử thông minh hoặc không thể kết nối internet... giúp học sinh hệ thống lại kiến thức và làm quen với nhiều dạng bài khác nhau", đại diện Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Nai thông tin.
PGS,TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, Bộ đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, các địa phương và thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống Covid-19 để có các phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 tốt nhất. "Đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021, trong trường hợp cần thiết, Bộ sẽ phối hợp với các địa phương tổ chức thêm đợt thi. Để thực hiện phương án này, Bộ đã chủ động xây dựng ngân hàng câu hỏi đáp ứng về số lượng, chất lượng nhằm xây dựng đề thi bảo đảm yêu cầu tổ chức thi nhiều đợt", ông Trinh khẳng định.
Trả lời câu hỏi, liệu đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021 có điều chỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh, đồng thời vẫn bảo đảm cho các cơ sở giáo dục sử dụng kết quả thi xét tuyển - Cục trưởng Quản lý chất lượng khẳng định, nội dung đề thi năm nay vẫn nằm trong chương trình THPT, chủ yếu lớp 12. Các nội dung kiến thức được tinh giản do tác động của dịch Covid-19 sẽ không đưa vào đề thi. Đề thi sẽ gồm phần lớn các câu hỏi ở mức độ cơ bản, đồng thời cũng có số lượng hợp lý các câu hỏi khó để phân hóa kết quả thi của thí sinh (nhất là đối với vùng điểm cao như điểm 9, điểm 10).
Tính đến cả phương án B, C...
Dù đã sẵn sàng cho kỳ thi THPT 2021 trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng năm nay các bậc phụ huynh và HS vẫn chuẩn bị "phương án B" là nộp xét tuyển theo học bạ, khiến lượng hồ sơ học bạ năm nay ở các trường tăng chóng mặt. Theo tìm hiểu, tại nhiều trường THPT ở TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương..., gần như 100% số HS sử dụng thêm phương thức xét tuyển bằng điểm học bạ để tăng cơ hội vào đại học.
Theo đại diện nhiều trường đại học, lượng học sinh nộp hồ sơ bằng học bạ năm nay tăng đột biến. ThS Nguyễn Thị Xuân Dung - Phó Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh, Trường đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh (Hutech) cho biết: "Theo thống kê, hiện nay trường đã nhận khoảng gần 4.000 nguyện vọng đăng ký. Với tình hình như hiện nay, cùng xu hướng của những năm gần đây tăng đều đặn hằng năm thì phương án xét tuyển học bạ sẽ tiếp tục tăng cao".
ThS Phạm Thái Sơn - Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông Trường đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh cũng cho biết, năm nay, nhà trường tăng chỉ tiêu xét học bạ, khoảng 40% trên tổng số 3.500 chỉ tiêu, tăng 10% so năm học trước. "Hiện tại trường đã nhận được khoảng gần 8.000 hồ sơ xét tuyển học bạ. Đây là các thí sinh xét tuyển bằng điểm trung bình năm lớp 10, 11 và học kỳ I của lớp 12. Con số này tăng vọt so các năm trước", ông Sơn thông tin.
Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Bộ cũng đang xây dựng các kịch bản khác nhau cho kỳ thi THPT 2021, tùy thuộc diễn biến của dịch Covid-19. Bộ yêu cầu các địa phương tập trung rà soát, sắp xếp địa điểm thi, chuẩn bị các phòng thi đề phòng trường hợp có thí sinh là F1, F2, F3; rà soát các thiết bị, khâu in sao đề thi, chấm thi. Đặc biệt, chú trọng khâu tập huấn giáo viên, nhất là các cán bộ trọng yếu tham gia in sao đề thi. Các địa phương cũng cần có các kịch bản cụ thể theo từng diễn biến của dịch bệnh, phải tính toán để chuẩn bị chu đáo, bảo đảm an toàn cho thí sinh và cán bộ làm công tác thi.
Thí sinh ngủ quên, đội Tiếp sức mùa thi đến nhà chở đi thi tốt nghiệp THPT Một nam sinh ở H.Cẩm Mỹ (Đồng Nai) sáng nay đã ngủ quên, giám thị phát hiện vắng đã nhờ lực lượng Tiếp sức mùa thi cũng Công an địa phương tới nhà gọi dậy, chở đến điểm thi tốt nghiệp THPT kịp giờ. Lực lượng đoàn viên cùng công an địa phương đến nhà gọi thí sinh ngủ quên và chở đến...