Đồng Nai: Điều tra 3 công ty môi giới bất động sản
Thông tin từ UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, hiện Công an tỉnh Đồng Nai đang tiến hành điều tra làm rõ vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” liên quan đến các công ty môi giới bất động sản Việt Hưng Phát, Kim Phát, Phúc Khang.
Theo đó, các công ty trên có dấu hiệu lừa đảo trong việc môi giới rao bán các dự án như:
Dự án khu dân cư Boulevard City nằm trên quốc lộ 1A, huyện Trảng Bom, Đồng Nai do Công ty Cổ phần Đầu tư Lê Bảo Minh làm chủ đầu tư và sau đó chuyển nhượng một phần dự án lại cho Công ty Việt Hưng Phát.
Dự án khu dân cư An Phước (xã An Phước, huyện Long Thành, Đồng Nai) do Công ty Cổ phần Long Thuận Lộc làm chủ đầu tư. Sau đó công ty này đã chuyển nhượng lại 112 nền đất cho Công ty Việt Hưng Phát.
Dự án khu dân cư xã Long Đức, huyện Long Thành, Đồng Nai do Công ty TNHH Long Đức làm chủ đầu tư (Urban Land). Sau đó Công ty Long Đức Urban Land và Công ty Việt Hưng Phát đã ký kết hợp đồng hợp tác với nhau.
Dự án khu dân cư Phước An ở xã Phước An, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai do Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) làm chủ đầu tư. Sau đó HUD chuyển nhượng một phần dự án cho Công ty Cổ phần Xây dựng Phúc Khang, Công ty TNHH Phúc Khang Đông Sài Gòn, Công ty Cổ phần Đầu tư Đại Phúc. Công ty Cổ phần Xây dựng Phúc Khang và Công ty TNHH Phúc Khang Đông Sài Gòn lại ký hợp đồng dịch vụ tiếp thị và phân phối độc quyền dự án cho Công ty Việt Hưng Phát…
Ngoài ra còn có Dự án Khu dân cư thị trấn Trảng Bom (huyện Trảng Bom) có diện tích hơn 26ha có tên thương mại là Gold Hill; Dự án khu dân cư theo quy hoạch có diện tích 6,5 ha (tại Đồi 621, huyện Trảng Bom).
Cũng theo UBND tỉnh Đồng Nai, thời gian qua trên địa bàn tỉnh này xuất hiện tình trạng một số công ty có trụ sở tại TP.HCM môi giới chào bán đất tại một số địa bàn trong tỉnh nhưng thực tế chỉ là đất trên giấy. UBND tỉnh Đồng Nai đã đề nghị công an tỉnh phối hợp với UBND các cấp kịp thời ngăn chặn, điều tra xử lý nghiêm minh để đảm bảo trật tự quản lý đất đai.
Theo Công an tỉnh Đồng Nai, Công ty Cổ phần Đầu tư Việt Hưng Phát (Công ty Việt Hưng Phát) và Công ty Cổ phần Địa ốc Kim Phát ( Công ty Kim Phát ) chủ yếu nhận sang nhượng một phần các dự án từ nhiều công ty bất động sản ở Đồng Nai và TP.HCM.
Sau đó, họ tổ chức quảng bá, môi giới, tư vấn, tiếp thị… các dự án này với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Khi khách hàng đồng ý mua đất nền, họ ký kết các dạng “hợp đồng thỏa thuận điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất”; “hợp đồng thỏa thuận điều kiện góp vốn xây dựng nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất”; “hợp đồng thỏa thuận điều kiện góp vốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất”…
Video đang HOT
Nội dung các hợp đồng thường trái với nội dung hợp đồng môi giới mà hai công ty đã ký với các chủ đầu tư; sau đó họ thu tiền và không giao đất, chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Mới đây nhất, UBND huyện Long Thành cũng đã có báo cáo cho biết qua kiểm tra, rà soát, Công ty cổ phần địa ốc Alibaba đã thành lập thêm 1 chi nhánh tại xã Long Phước do ông Nguyễn Đình Trung phụ trách, đồng thời liên kết với Công ty cổ phần địa ốc Tia Chớp (ở ấp Tập Phước, xã Long Phước, huyện Long Thành, do bà Trương Thị Hồng Ngọc làm Giám đốc) để rao bán nhiều lô đất tại những dự án không có thật trên địa bàn huyện.
Trong đó, tại xã Phước Bình Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba rao bán 3 vị trí là dự án Alibaba Central Park, Alibaba Central Park II, Alibaba Central Park III. Xã An Phước có 1 dự án Alibaba An Phước ở ấp 5. Xã Long Phước, Phước Thái có 17 dự án là Alibaba 1, 2… đến Alibaba 16 và dự án Khu dân cư quốc tế Lilama.
Những vị trí mà Công ty cổ phần địa ốc Alibaba và Công ty cổ phần địa ốc Tia Chớp rao bán phần lớn đều là đất quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch làm giao thông và đang thuộc quyền sở hữu của các cá nhân.
Cụ thể, dự án Alibaba Central Park được quảng cáo trên website và nhiều trang mạng bất động sản có quy mô 20 hécta, với 1.259 lô đất thực chất đang thuộc quyền sử dụng đất của bà Trần Thị Phương Trang, ông Phan Văn Hết, bà Nguyễn Thị Chiêu. Khu đất trên được huyện Long Thành quy hoạch làm Cụm công nghiệp Phước Bình.
Thế nhưng, Công ty cổ phần địa ốc Alibaba và Công ty cổ phần địa ốc Tia Chớp tự thiết kế giao thông ngang dọc khu đất kết nối ra quốc lộ 51 và chia đất ra những lô nhỏ rồi bán. Tại nhiều dự án mà 2 công ty trên quảng bá, rao bán cũng thuộc đất sở hữu riêng của các cá nhân và đều là đất sản xuất nông nghiệp.
Chủ tịch UBND huyện Long Thành, ông Võ Tấn Đức khẳng định, Công ty CP địa ốc Alibaba cho đến thời điểm hiện tại không được cấp phép dự án nào trên địa bàn huyện Long Thành. Hiện các cơ quan chức năng đang vào cuộc làm rõ việc công ty này đang rao bán dự án đất nền tràn lan tại địa phương.
Theo UBND huyên Long Thanh, tư cuôi năm 2017 huyên đa co thông bao rông rai trên phương tiên thông tin đai chung, căm biên câm moi hinh thưc mua ban, lam ha tâng, tư y tach thưa… tai xa Long Phươc nhăm ngăn chăn môt sô công ty bât đông san lưa dân ban đât dư an khi chưa đươc câp phep đâu tư.
Nam Phong
Theo Nhịp sống kinh tế
Vì sao cò đất vẫn còn đường lộng hành?
Dù hệ thống pháp luật đã có đầy đủ quy định và chế tài xử lý nhưng các sai phạm của hoạt động môi giới bất động sản vẫn đang bị buông lỏng.
Nhằm ổn định thị trường bất động sản (BĐS), UBND TP.HCM vừa chỉ đạo Sở Xây dựng tiếp tục thực hiện công khai, minh bạch thông tin về tiến độ các dự án BĐS, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị. UBND các quận, huyện cần tăng cường quản lý đối với việc tách thửa đất trên địa bàn TP, đảm bảo đúng quy trình và mục đích sử dụng.
TP cũng yêu cầu Công an TP phối hợp với UBND các quận, huyện kiểm tra, rà soát những cá nhân, tổ chức có dấu hiệu lừa đảo trong việc môi giới, giao dịch BĐS để xử lý theo quy định pháp luật.
Thị trường đất nền trong tay cò đất
Chỉ đạo trên được đưa ra sau khi UBND TP nhận thấy thời gian qua trên địa bàn có hiện tượng các nhà đầu cơ thao túng, tung thông tin sai lệch về các dự án BĐS rồi đẩy giá chuyển nhượng để hưởng chênh lệch. Hệ lụy là giá trị giao dịch các loại BĐS tại TP.HCM tăng đột biến dù nguồn cung không hề thiếu.
Trên thực tế, hồi đầu tháng 4 vừa qua, nhiều khu vực như quận 9, Thủ Đức, quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ,... giá đất đã tăng phi mã. Đơn cử, giá đất một số nơi ở quận 9 tăng gấp 2-3 lần so với đầu năm. Trong vòng một năm qua, ở huyện Cần Giờ, nhiều khu đất phân lô có mức giá tăng 200%-300%, từ vài triệu lên vài chục triệu đồng/m2.
Người đi xem đất luôn bị cò rót những lời đường mật vào tai như: "Khu vực này sắp xây cầu, mở đường nên giá sẽ còn tăng nữa"; hoặc: "Nơi đây sắp được quy hoạch làm trung tâm thương mại, kinh tế nên nếu chậm chân sẽ không còn đất để mua...". Do tin lời cò, nhiều người đã đổ xô mua đất đầu cơ, đất nền được mua đi bán lại nhiều lần khiến giá nâng lên từng ngày.
Tương tự, thông tin Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc có thể trở thành đặc khu kinh tế sau khi qua miệng cò đã khiến giá đất nền tại các khu vực đó nhảy múa. Thậm chí có những nơi một ngày giá đất bị cò thổi lên đến 2-3 giá.
Anh Nguyễn Tâm (Vạn Ninh, Khánh Hòa) chia sẻ: Nghe thông tin Bắc Vân Phong sắp trở thành đặc khu kinh tế, nhiều nhà đầu tư ở khắp nơi lao vào mua đất ở khu vực này mà không cần tìm hiểu thực hư. Cũng có một số nhà đầu tư kiếm lời nhưng tôi chưa thấy ai ăn đậm như những người môi giới BĐS dù họ chỉ làm một việc duy nhất là giới thiệu mua bán rồi ăn chênh lệch. Có người thu về tới 20 tỉ đồng chỉ sau vài tháng mở văn phòng môi giới đất đai ở đây.
Nhiều điểm môi giới BĐS ở TP.HCM. Ảnh: HTD
"Muốn đạt lợi nhuận như thế thì cò phải dùng đủ chiêu để thổi giá đất. Ví dụ, năm 2015, giá một lô đất diện tích 200 m2 ở khu tái định cư thị trấn Tuần Lễ chỉ khoảng 40-50 triệu đồng/lô thì cuối năm 2017 tăng lên 400 triệu đồng và đến tháng 5 vừa qua, vẫn mảnh đất đó cò đất đã giao dịch với giá 5,5 tỉ đồng. Chủ đất phó mặc cho cò đẩy giá bao nhiêu cũng được, miễn bán được giá. Người mua sau thì nghe cò bảo có lời cũng bùi tai, xuống tiền đầu tư. Thế là cò ở giữa hốt lời" - anh Tâm nói.
Phải chấn chỉnh, quản lý gấp
Việc cò đất, đầu nậu thổi giá đất nền trong thời gian qua đã gây ra hệ lụy xấu cho thị trường BĐS ở nhiều địa phương như TP.HCM, Đồng Nai, Khánh Hòa,... Đây là câu chuyện muôn thuở nhưng chưa được xử lý tới nơi tới chốn.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS), cho biết: Hiện hệ thống pháp luật đã có đầy đủ quy định, chế tài để xử lý các vấn đề liên quan đến sai phạm trong hoạt động môi giới BĐS. Theo quy định của pháp luật thì hoạt động của sàn giao dịch BĐS phải đăng ký với Sở Xây dựng địa phương, doanh nghiệp môi giới phải khai báo với cơ quan thuế, nhân viên môi giới phải thi sát hạch, được cấp chứng chỉ mới được hành nghề.
"Trên thực tế, vấn đề kiểm soát trong lĩnh vực này hiện đang bị buông lỏng . Cơ quan nhà nước chưa quản lý, giám sát, kiểm tra, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm của các văn phòng giao dịch địa ốc ngay từ đầu.Vì vậy, cò đất, môi giới vẫn ngang nhiên đăng tin quảng cáo sai sự thật và chào bán sản phẩm không đủ điều kiện theo quy định pháp luật" - ông Đính nói.
Cũng theo ông Đính, để ngăn chặn tận gốc việc cò đất lộng hành thì không chỉ từ cơ quan chức năng cấp TP mà ngay từ cấp phường, khi thấy văn phòng môi giới BĐS mở ra phải đến kiểm tra đăng ký kinh doanh và những người hành nghề có đủ điều kiện hoạt động không. Cơ quan chức năng thấy các dự án chào bán trên thị trường, dự án nào không có tên trong danh sách đủ điều kiện mua bán thì ngay lập tức phải báo cho thanh tra để xử lý. Các hoạt động quản lý nhà nước nếu được triển khai đồng bộ và tích cực thì việc "treo đầu dê, bán thịt chó" để lừa đảo khách hàng là rất khó xảy ra.
Ông Phạm Lâm, Tổng Giám đốc Công ty CP BĐS DKRA Việt Nam, nêu quan điểm Nhà nước cần minh bạch hóa về quy hoạch, làm sao để doanh nghiệp và người dân có thể kiểm tra thông tin dễ dàng. "Môi giới tác động đến tâm lý người mua rất lớn, vì vậy cần phải kiểm tra chặt chẽ việc vận hành đối với sàn môi giới, nhân viên môi giới để họ hoạt động chuyên nghiệp hơn. Nếu kiểm tra thấy văn phòng môi giới nào không đủ điều kiện hoạt động thì yêu cầu dừng hoạt động và khôi phục hiện trạng. Chỉ khi nào những sàn giao dịch BĐS bát nháo bị xử lý một cách nghiêm khắc thì thị trường địa ốc mới ổn định được" - ông Lâm nói.
Các chiêu được cò đất hay dùng
Những chiêu mà các công ty môi giới làm ăn kiểu chụp giựt thường sử dụng như mạo danh chủ đầu tư của dự án để đứng ra ký kết các hợp đồng không đúng quy định, tự ý thay đổi tên dự án, tự ý thêm các tiện ích ảo vào dự án để lôi kéo khách hàng, sử dụng "chim mồi" để dụ dỗ khách hàng xuống tiền hay tự ý "thổi giá" nhà, đất... Do đó, khi muốn mua nhà, đất tại một dự án nào đó, nhà đầu tư cần yêu cầu nhân viên môi giới cung cấp thông tin về chủ đầu tư và các vấn đề pháp lý liên quan để tránh những rủi ro về sau.
Ông LÊ HOÀNG CHÂU , Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM
Theo Khánh Mai
Pháp luật Tp Hồ Chí Minh
Những "chiêu" bán nhà riêng lẻ của môi giới bất động sản mà khách mua nên "né" Cuối năm là thời điểm hoạt động mua bán, sở hữu nhà riêng tăng lên. Đây cũng là giai đoạn các nhà đầu tư (NĐT) có sản phẩm bán ra chốt lời trước nhu cầu người mua người ở thực tìm kiếm chốn an cư ngày càng nhiều. Thực tế tại thị trường khu ven, lân cận Tp.HCM, cho thấy, song song với...