Dòng họ hiếu học nơi “Thập tầng đại sơn”

Theo dõi VGT trên

Ở xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé (Điện Biên), mảnh đất cực Tây của Tổ quốc với núi non hùng vĩ đã bao lần trở mình, thay áo mới.

Dòng họ hiếu học nơi Thập tầng đại sơn - Hình 1

Ông Pờ Dần Xinh cùng trao đổi với bộ đội biên phòng về việc giữ gìn, bảo vệ an ninh biên giới.

Trên mảnh đất xa xôi ấy, những người con trong dòng họ Pờ đang nối tiếp nhau vun đắp nên một dòng họ hiếu học của dân tộc Hà Nhì.

Học để thay đổi cuộc sống

Vượt qua gần 250km từ TP Điện Biên Phủ theo Quốc lộ 12 và Tỉnh lộ 131 quanh co, uốn lượn, với vô số khúc cua tay áo cùng những đèo dốc nguy hiểm, chúng tôi đã đặt chân tới xã Sín Thầu. Trước năm 2004, Sín Thầu thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu cũ. Đây được coi như nơi “sơn cùng thủy tận” của miền Tây Bắc khi cách Thủ đô Hà Nội tới chừng 800km.

Nơi đây cũng là điểm cực Tây, nơi Mặt trời lặn sau cùng trên lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời có cột mốc số 0 trên đỉnh Khoang La San (Thập tầng đại sơn) cao 1.864m, là nơi giáp ranh biên giới 3 nước: Việt Nam – Lào – Trung Quốc.

Từ những năm 1967, người Hà Nhì đã ngược dòng suối Mo Pí, tìm đến vùng đất ngã ba biên này để lập cư, định bản. Những bản làng đầu tiên như Tả Kố Khừ, Tá Miếu, Pờ Nhù Khồ được lập lên, rồi đến các bản Tả Kố Ky, Tá Sú Lình, Lỳ Mà Tá… Trước kia, vùng đất này được biết đến như một nơi hoang biệt, xa xôi diệu vợi nhất toàn quốc.

Đói nghèo, lạc hậu trường kỳ đeo đẳng người dân. Nhưng giờ đây, khung cảnh hiện ra trước mắt chúng tôi là những con đường bê tông dải đến tận bản. Những ngôi nhà mái tôn, mái ngói đỏ tươi cho thấy, Sín Thầu đang dần “thay da đổi thịt”.

Và ở nơi mà “một con gà gáy ba nước cùng nghe” ấy, có dòng họ Pờ của dân tộc Hà Nhì được kể đến về sự hiếu học. Cha mẹ dù ăn đói, mặc rách cũng cố vun vén để đưa con đến trường. Sự hiếu học đã lan tỏa cho nhiều người dân trong vùng.

Nói đến sự học, đầu tiên phải kể đến cụ Pờ Pó Chừ. Cụ là một trong năm người đầu tiên được kết nạp Đảng ở vùng đất này. Trước kia, cụ không biết chữ. Khi bộ đội về bản, cụ đã tiên phong tham gia cách mạng. Cụ Chừ thấu hiểu sự thiệt thòi nếu thiếu cái chữ. Thế là cụ xin đi học.

Từ đó, cụ nhận thức rằng, chỉ có học, có cái chữ trong đầu, dạ sáng ra, cuộc sống mới tốt hơn, mới giúp được người khác. Có lẽ vì thế mà cụ quyết tâm để các con cũng được ăn học, dù ở vào thời đó, đi học là điều rất “không thiết thực” đối với bà con, bởi cái ăn còn chưa đủ…

Sau cụ Pờ Pó Chừ là cán bộ xã, con trai cả của cụ là Pờ Xí Tài cũng tiếp nối công việc của cha mình. Suốt mấy chục năm, ông Tài làm Trưởng Công an xã, đã giúp đưa bà con thoát ra nhiều hủ tục lạc hậu.

Từ năm 1978 – 2006, ông Tài giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy xã Sín Thầu. Ông không chỉ là một cán bộ năng nổ, một chiến sĩ kiên trung, đam mê học tập, mà còn là người có công gây dựng nên cuộc sống mới ở Sín Thầu. Mấy người con của ông Tài nay đều trưởng thành. Người con cả Pờ Chí Lìn là sĩ quan quân đội, con thứ là Pờ Pờ San là công an, Pờ Trinh Phạ là cán bộ xã Sín Thầu…

“Xé” 200km đường rừng… học chữ

Dòng họ hiếu học nơi Thập tầng đại sơn - Hình 2

Pờ Diệu Ninh (ngoài cùng bên phải) hạnh phúc bên gia đình.

Nhắc đến những người con của họ Pờ, không thể không nói đến ông Pờ Diệp Sàng, từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị. Ông Sàng là một trong những người có công trong lãnh, chỉ đạo phát triển kinh tế – xã hội ở huyện Mường Nhé sau những năm đầu chia tách. Ông cũng có tư duy đổi mới như cha mình, tôn trọng cái chữ và đầu tư bằng mọi giá cho con đi học.

“Trước đây, cuộc sống có nhiều khó khăn, tôi được bố và các anh tạo điều kiện cho đi học bổ túc. 16 tuổi tôi mới được đi học lớp 1. Ra huyện, ra tỉnh khi ấy chỉ là đường mòn. Để có được cái chữ, anh em tôi phải đánh đổi bằng cả tuần đi bộ, dắt díu nhau băng rừng, lội suối.

Cùng học lúc đó có 14 người nhưng họ về hết, có mỗi mình tôi ở lại. Về sau, khi học Trường Thiếu niên huyện Mường Tè, nhiều người cùng trang lứa cũng không theo nổi”, ông Sàng tâm sự.

“Sau khi tốt nghiệp Trường Đoàn Trung ương tại Bắc Thái, tôi làm ở Tỉnh đoàn, Huyện đoàn Mường Tè (sau này là Mường Nhé). Sau đó, tôi được bầu giữ các chức Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Mường Nhé và Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Điện Biên”, ông Sàng nói thêm.

Con trai thứ 6 của cụ ông Pờ Pó Chừ là Pờ Dần Xinh, lại giữ một kỷ lục đặc biệt. Ông là người đầu tiên được đi học và học hết trung học phổ thông của vùng đất “thâm sơn cùng cốc” này.

Năm 1973, nhận thấy tầm quan trọng của cái chữ, cụ Pờ Pó Chừ và anh cả Pờ Xí Tài đã kiên quyết bắt Pờ Dần Xinh (khi đó 13 tuổi) phải đi học. Pờ Dần Xinh được bố và anh trai dẫn đi. Ba người họ cứ thế “xé” rừng mà đi, vượt hơn 200km, qua thượng nguồn sông Đà để tới huyện lỵ Mường Tè đi học lớp 1.

Ra đến huyện lỵ Mường Tè, cậu bé Pờ Dần Xinh vào trường nội trú ở lại học quá nửa năm mới được về nhà một lần. Khó khăn, kham khổ chưa qua thì mới được nửa học kỳ, trường lại chuyển về Trường Dân tộc Nội trú tỉnh ở huyện Điện Biên (nay là thành phố Điện Biên Phủ). Ông Xinh lại đi bộ quãng đường ngót nghét 200km với 5 ngày đường nữa.

Lứa học sinh ra tỉnh học cùng ông khi đó có 37 người, nhưng nghỉ hè về họ bỏ học hết. Sót lại mỗi mình Pờ Dần Xinh ở lại học. Những người đi học như ông còn bị dân bản chê cười là “lười lao động, cần gì cái chữ mà vẫn cứ sống đó thôi…”.

Năm 1976, Pờ Dần Xinh lại chuyển về huyện Tuần Giáo học tiếp đến năm 1983 thì xong lớp 12. Ông chính thức trở thành người đầu tiên ở vùng đất “ngã ba biên giới” có trình độ học vấn cao như vậy.

Anh lớn đi học, em bé cũng đi học theo. Cũng nhờ đó, những “trái ngọt” mà cụ Pờ Pó Chừ nhận được là những người con sau khi học xong đều về làm cán bộ trong xã, trong huyện, góp phần xây dựng quê hương phát triển.

Cuối năm 1983, ông Pờ Dần Xinh về làm Bí thư Đoàn Thanh niên kiêm Trưởng ban Lao động – Thương binh và Xã hội của xã Sín Thầu. Đến năm 1989, ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch UBND kiêm Trưởng Công an xã. Trong quãng thời gian này, ông đã được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng sau khi lập một chiến công đặc biệt.

Năm 1994, ông Xinh được bầu làm Chủ tịch UBND xã. Năm 2006 được bầu làm Bí thư Đảng ủy. Năm 2009 được bầu làm Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Sín Thầu. Ở các vị trí công tác, ông đều thực hiện và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Bởi thế, nhìn lại thành tích trong quá trình làm việc, ông có đến hàng trăm giấy khen, bằng khen các loại. Trong số đó, có cả Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Như một mạch nguồn chảy mãi, từ đời ông, cha đến đời con, đời cháu, người họ Pờ bảo nhau vượt lên khó khăn, thử thách, học lấy con chữ để rèn luyện thành tài.

Đời cha nối tiếp đời con…

Dòng họ hiếu học nơi Thập tầng đại sơn - Hình 3

Đại gia đình họ Pờ được biết đến với tinh thần hiếu học.

Trải qua bao đời trên mảnh đất nơi ngã ba biên giới, những người con trong dòng họ Pờ ở xã Sín Thầu đang nối tiếp nhau vun đắp nên một dòng họ hiếu học. Sáng dạ và luôn vươn lên trong cuộc sống, đó là đặc điểm khiến dòng họ Pờ vươn lên thoát nghèo và trở thành một dòng họ khá giả. Trong họ có nhiều người đỗ đạt, có thành tích cao nhất xã Sín Thầu.

Cụ Pờ Pó Chừ sinh được 11 người con, 7 trai và 4 gái. Đến nay, con cháu của dòng họ Pờ có hơn 200 thành viên. Trong số đó, có 2 thạc sĩ, gần 40 người có trình độ đại học và nhiều người có trình độ cao đẳng, trung cấp.

Anh Pờ Bạch Long, Trưởng phòng Xuất nhập cảnh, Công an tỉnh Điện Biên là con của ông Pờ Gia Tự. Từ thuở cắp sách đến trường, cho đến khi trở thành trinh sát an ninh, anh không tính được mình đã đi bộ bao nhiêu cây số. Cuộc đời anh gắn với những chuyến đi bộ vượt núi, băng rừng để đến trường và những chuyến công tác xuống bản.

Anh Long là một trong những niềm tự hào của người dân Sín Thầu. Anh là người Hà Nhì đầu tiên ở tỉnh Lai Châu (nay bao gồm 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu) tốt nghiệp Học viện An ninh. Cuối những năm 1980 của thế kỷ trước, khi bắt đầu học lớp 6, Pờ Bạch Long đã phải ra thị trấn huyện Mường Tè để học. Anh phải đi thế vì ở xã khi ấy mới chỉ dạy đến hết tiểu học.

Từ bản Tả Kho Khừ, xã Sín Thầu ra đến thị trấn chừng 100 cây số phải đi bộ mất gần một tuần qua những khu rừng già, dòng suối Voi, suối Ma, Phứ Ma đầy rẫy nguy hiểm. Pờ Bạch Long học rất giỏi. Anh thi đỗ và ra trường với tấm bằng xuất sắc của Học viện An ninh…

Con trai cả của ông Pờ Dần Xinh là anh Pờ Hùng Sang. Anh Sang là người Hà Nhì đầu tiên tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nay là Huyện ủy viên, Bí thư Huyện đoàn Mường Nhé.

Người con gái cả của ông Pờ Diệp Sàng, Pờ Diệu Ninh cũng là một trong những tấm gương “tuổi trẻ tài cao” tiêu biểu trong dòng họ. Chị giữ chức Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Nhé ở tuổi 33.

Chị Ninh tâm sự: “Từ nhỏ đến năm 1996, tôi học tại trường huyện, những vết chai sần sau gót chân, bắp chân tứa máu là kết quả của mỗi lần đi bộ đến trường. Chưa tròn 14 tuổi, tôi tiếp tục đi học trường nội trú tỉnh, một năm chỉ được về thăm nhà 2 lần. Với ước mơ là cô giáo, tôi thi và đỗ vào Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên”.

Năm 2005, sau khi ra trường, Pờ Diệu Ninh làm giáo viên Trường PTDT Nội trú huyện Mường Nhé. Sau đó, theo sự phân công của Đảng, chị Ninh được điều động, luân chuyển và làm ở các vị trí: Phó Bí thư Huyện đoàn, Phó ban Tuyên giáo Huyện ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện. Hiện tại, chị đang giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy kiêm Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện.

Thầy Nguyễn Như Chiến, Phó Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Sín Thầu, chia sẻ: Nhà trường đã dạy và tiếp bước cho rất nhiều học sinh họ Pờ đến với tri thức và những vị trí cao trong xã hội.

Năm nay, trường chỉ có 7 học sinh họ Pờ theo học ở cấp THCS. Đa số các em có nhiều cố gắng trong học tập, nhiều học sinh đã nỗ lực và đạt kết quả cao. Các em có ý thức rèn luyện đạo đức, thực hiện đầy đủ nội quy, quy chế của trường lớp và hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Truyền thống hiếu học của dòng họ Pờ đã có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của bà con người Hà Nhì nơi “ngã ba biên giới”. Nhìn vào cuộc sống ngày càng đổi thay của những người họ Pờ nhờ sự học, người Hà Nhì lại bảo nhau cho con đến trường. Dù cái đói, cái nghèo còn, nhưng hàng trăm em nhỏ vẫn vượt qua bao khó khăn, nhọc nhằn để đến với con chữ.

Sín Thầu bây giờ đã có trường học từ mầm non đến trung học cơ sở, 100% trẻ trong độ tuổi đều được đến trường, đến lớp. Đi học, có kiến thức, người dân Sín Thầu lại bảo nhau khai hoang ruộng bậc thang, làm lúa nước. Họ cùng nhau xóa bỏ tập quán canh tác lạc hậu, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất để từng bước thoát khỏi đói nghèo, xây dựng quê hương Sín Thầu từng ngày đổi mới.

Người Hà Nhì ở Việt Nam cư trú chủ yếu ở 3 nơi là huyện Mường Tè của tỉnh Lai Châu, huyện Mường Nhé của tỉnh Điện Biên và huyện Bát Xát của tỉnh Lào Cai. Dòng họ Pờ ở Sín Thầu đã hun đúc, phát huy truyền thống suốt mấy chục năm qua, thật sự là một dòng họ cách mạng, góp phần xây dựng, tập hợp các tộc người khác ở vùng biên giới đoàn kết đi theo Đảng, xây dựng và bảo vệ vùng biên giới ngày một thêm bình yên, no ấm.

Những "đôi mắt ướt" chờ Tết ở lưng chừng trời

Khi không khí Tết đang rậm rịch ùa về trên mọi miền đất nước, reo lên từng nhịp hân hoan trước thềm năm mới, vẫn có những không gian tĩnh mịch, được bao phủ bởi những làn sương bạc mơ màng.

Giữa núi rừng Tây Bắc, khi ngày Tết cổ truyền càng đến gần, những người "mẹ hiền" gùi chữ trên non càng nao lòng nhớ quê hương, nhưng vẫn tận tâm chăm chút những đứa con thơ.

Những đôi mắt ướt chờ Tết ở lưng chừng trời - Hình 1

Những đôi mắt ướt chờ Tết ở lưng chừng trời - Hình 2

Để đến với bản Tả Kố Ky, bản nghèo nhất của xã Sín Thầu (huyện Mường Nhé, Điện Biên), chúng tôi phải vượt qua những cung đường đèo quanh co và đưa xe "bò" ngược dốc hơn 10km đường đất. Khi sương sớm vẫn còn giăng tà tà xung quanh, chúng tôi bắt gặp không khí nhộp nhịp chuẩn bị đón Tết truyền thống của người Hà Nhì.

Mới giữa tháng Mười Hai, nhưng không khí Tết của người dân bản địa cũng làm xao động đôi chút trong ánh mắt của cô giáo "cắm bản" duy nhất tại đây. Nhìn các gia đình quây quần ăn Tết sớm, có những giây phút nữ giáo viên không khỏi chạnh lòng...

Sinh ra và lớn lên ở Lạng Sơn, nhưng cô Hoàng Thị Yến (39 tuổi), đã có hơn 10 năm gắn bó với trẻ em nơi rẻo cao Sín Thầu, Điện Biên. Một mình bám trường, bán bảm giữa mênh mông đồi núi, cô Yến là giáo viên duy nhất tại điểm bản Tả Kố Ky, trường mầm non Sín Thầu.

Những đôi mắt ướt chờ Tết ở lưng chừng trời - Hình 3

Nhìn dáng vẻ mảnh mai ấy, có lẽ ít ai biết rằng, cô đã trở thành giáo viên "cắm bản" được hơn 10 năm. "Từ lúc ngồi trên ghế nhà trường, nhìn thấy các thầy cô đứng trên bục giảng, tôi vô cùng yêu thích và đã theo đuổi ước mơ trở thành cô giáo.

Xem trên tivi, tôi thấy bà con dân tộc thiểu số ở vùng cao rất khó khăn, trẻ nhỏ chưa có nhiều điều kiện để học chữ, nên sau khi ra trường năm 2009, tôi viết đơn tình nguyện lên công tác tại Sín Thầu" - cô Yến bắt đầu nhớ lại. Trong ký ức vời vợi của người giáo viên này, những ngày tháng đầu tiên đặt chân lên điểm bản là một chuỗi thử thách lòng yêu nghề.

"Ngày đầu nhận công tác tại điểm trường Lỳ Mà Tá, đường dốc cao lại toàn đá to, không thể đi xe lên được, nên phải đi bộ tắt qua rừng với rất nhiều con suối, mất hơn 3 tiếng. Mùa mưa, nước dâng lên, có khi phải qua 3 - 4 lần đò mới vào đến điểm trường mầm non Sín Thầu. Sau khi từ điểm trường trung tâm lặn lội vào điểm bản, tôi cùng Trưởng bản đan vách tre, còn bà con dân bản thì đi cắt cỏ gianh về lợp, để làm lớp học cho trẻ.

Thuở ấy chưa có điện, giáo viên "cắm bản" chúng tôi chủ yếu soạn bài nhờ đèn dầu... Chúng tôi thường trở về điểm trường trung tâm vào chiều thứ Sáu để sinh hoạt chuyên môn và trao đổi kinh nghiệm.

Những đôi mắt ướt chờ Tết ở lưng chừng trời - Hình 4

Sáng Chủ nhật, giáo viên nào cũng ghé quán, mua sẵn nào là cá khô, nào là trứng với vừng, lạc,... để chiều kịp tay xách nách mang lên đến điểm bản rồi ở lại đến cuối tuần. Nhưng mà vui lắm! Điều khiến tôi trân trọng nhất là người dân ở đây rất mến các thầy cô giáo" - cô Yến thủ thỉ.

Nhiều năm trôi qua, con đường "gùi chữ nên non" của các thầy cô vẫn chưa từng dễ dàng. Hình ảnh ấn tượng nhất với cô Yến cũng chính là đường lên điểm bản: "Đến khi mua được xe và gắn bó với điểm bản Tả Kố Ky, tôi sợ nhất những ngày mưa gió, lúc lên cũng sợ mà lúc xuống lại càng sợ hơn vì phanh lại thì trơn, bánh xe bị trượt, đi một quãng lại phải dừng lại, lấy que gẩy đất ra mới có thể đi tiếp. Nhiều hôm bị ngã, tím hết cả bắp chân. Hôm nào mưa lớn, núi lở xuống, chắn ngang đường, tôi phải bỏ xe giữa đường để đi bộ vào...".

"Cũng có những lúc thoáng tủi thân, nhưng tôi chưa từng muốn bỏ nghề giáo, bỏ mảnh đất này để về miền xuôi" - cô Yến vừa nói, vừa ngồi xuống chỉnh lại chiếc dép cho lần lượt 4 học sinh trong lớp học của mình.

Những đôi mắt ướt chờ Tết ở lưng chừng trời - Hình 5

Ngược về phía trung tâm huyện Mường Nhé, rồi băng qua đoạn đường sương giăng mịt mù khi đồng hồ đã chỉ hơn 9h sáng, chúng tôi lại bắt gặp khung cảnh ấn tượng khác. Chiếc xe ì ạch men theo những vệt cỏ ven đường làm dấu, để tránh không sa xuống mép ta-luy, cuối cùng cũng đưa chúng tôi đến trước tấm biển "Điểm trường Nậm Hà, Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Mường Toong 1". Nơi đây chưa có điện, chưa có sóng điện thoại và nước sạch lại vô cùng khan hiếm.

Vừa tan giờ học buổi sáng, cô giáo Đinh Thị Thu Trang (30 tuổi) đang cùng học sinh chuẩn bị bữa trưa. Trong lúc cô lúi húi nhóm bếp, những học sinh lớp 1 và lớp 2 nhanh nhẹn phụ cô hái rau và rửa thật sạch.

Những đôi mắt ướt chờ Tết ở lưng chừng trời - Hình 6

Có lẽ, đây cũng là một giờ học kỹ năng sống đầy thiết thực. Từ gian bếp phía sau lớp học, cô Trang cất tiếng, những đứa trẻ cũng ngoan ngoãn gửi lời chào đến những vị khách lạ...

Trò chuyện với chúng tôi bên nồi cơm vừa cạn nước, cô Trang chia sẻ: "Điểm trường này không chỉ cách trung tâm một đoạn đường khó khăn, mỗi khi trời mưa là bắt buộc phải dắt xe hoặc nhờ người dân đưa qua; mà còn là nơi chưa có điện, chưa có sóng điện thoại và nước thì thiếu thốn.

Mỗi khi trời mưa đến, cô trò lại hối hả mang xô chậu ra hứng nước mưa để có thêm nước sinh hoạt". Có lẽ, với hơn 9 năm "cắm bản", những thiếu thốn nơi đây không còn là thử thách quá lớn đối với cô.

Những đôi mắt ướt chờ Tết ở lưng chừng trời - Hình 7

Những người mẹ thứ hai giữa vùng đất của mây ôm sương phủ ấy dù mạnh mẽ đến đâu, cũng không khỏi có những giây phút thấy lòng mềm yếu, nhất là đứng trước tiếng gọi của người thân.

Cô Hoàng Thị Yến nhớ lại những ngày đầu tiên đưa con gái đầu lòng về quê chồng ở Nam Định. "Sau khi con gái học xong mẫu giáo, tôi gửi con về cho ông bà nội chăm sóc, do công việc trên này phải đi hun hút cả ngày dài, có khi là cả tuần, không có điều kiện chăm sóc con. Mỗi dịp Tết, chỉ được nghỉ khoảng một tuần, hai vợ chồng sắp xếp về Lạng Sơn thăm nhà ngoại mấy ngày rồi lại xuống Nam Định với nhà nội.

Những đôi mắt ướt chờ Tết ở lưng chừng trời - Hình 8

Thế là cả năm ròng, con gái chỉ được gặp mẹ trong vỏn vẹn mấy ngày. Con bé đếm từng ngày để chờ được gặp mẹ, và nó gọi đó là những "ngày hạnh phúc". Khi gọi điện, con đều reo lên: "A! Mẹ sắp về rồi!". Hồi mới học lớp 1, con vẫn òa khóc trước mặt mẹ khi phải chào tạm biệt. Nhưng từ năm học lớp 2, mỗi lần thấy mẹ chuẩn bị hành lý để trở lại với công việc, con không dám nhìn, chỉ lặng lẽ chạy vào buồng khóc, vì biết mẹ phải lên dạy chữ cho các em nhỏ" - đưa tay gạt vội đi phút yếu lòng lăn dài trên gò má, cô Yến vẫn còn xúc động.

Biết con gái phải chịu thiệt thòi vì không được ở bên bố mẹ, song, cô Yến nhìn thấy con tự lập hơn mỗi ngày thì cũng vững tâm hơn phần nào: "Bất ngờ lớn nhất đối với tôi chính là khi nghe con gái thỏ thẻ: "Mẹ ơi, sau này lớn lên, con muốn làm cô giáo giống mẹ".

Tôi cười hỏi: "Sao con lại muốn làm cô giáo? Mẹ đi dạy biền biệt cả năm, không ở bên con được, con không ngại vất vả ư?". Đôi mắt bé con lớp 4 như sáng lên: "Mẹ xa con nhưng mẹ vẫn không ngừng yêu thương con... Con thấy mẹ đi dạy các em, các em biết chữ, ngoan hơn, con cũng muốn như vậy!". Chỉ đơn giản là những khoảnh khắc, nhưng đó cũng là động lực cho tôi thêm gắn bó với mảnh đất Sín Thầu hơn mỗi ngày" .

Những đôi mắt ướt chờ Tết ở lưng chừng trời - Hình 9

Ở điểm trường Nậm Hà, trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Mường Toong 1, cô giáo Trang cũng có những phút ngậm ngùi: "Mỗi lần về thăm con, lúc chuẩn bị rời đi, con lại níu tay mẹ: "Mẹ ơi, sao mẹ đi làm suốt thế? Vì sao mẹ không ở nhà với bố và con?". Lúc đó, tôi lại chẳng nỡ rời, muốn ở lại ôm con mỗi ngày.

Nhưng nghĩ đến những học sinh trên điểm bản, nếu vắng thầy cô càng lâu, sẽ càng quên dần mặt chữ, nên vẫn nén xúc động để lên đường. Trên điểm bản không có sóng điện thoại, nên khi con ốm đau, tôi không thể kịp thời quan tâm. Về đến phòng là ngay lập tức tôi gọi điện cho con, nghe con tỉ tê chuyện ở nhà, ở trường, mọi mỏi mệt dường như tan biến. Sự trong trẻo, ngây thơ của con như liều vitamin giúp tôi xốc lại tinh thần cho ngày làm việc mới".

Những đôi mắt ướt chờ Tết ở lưng chừng trời - Hình 10

Những đôi mắt ướt chờ Tết ở lưng chừng trời - Hình 11

Câu chuyện của cô Yến hay cô Trang là nỗi niềm nhung nhớ gia đình khi đã có điện thoại thông minh, vẫn có thể dõi theo nụ cười của các con mỗi ngày; còn câu chuyện của những người giáo viên nơi đây vào hơn chục năm trước, lại càng khắc khoải.

Gắn bó với trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Mường Toong 1 hơn 13 năm vì cảm nhận được sự vất vả của bà con bản địa, cô giáo Nguyễn Thị Chuyên (34 tuổi) cũng bộc bạch: "Thuở ấy, đường sá đi lại khó khăn, chủ yếu chỉ có thể đi bộ, mà điểm bản Nậm Pan 1 lại chưa có sóng điện thoại, giáo viên muốn liên lạc với gia đình, thường chỉ có cách viết thư hoặc chờ đến cuối tuần, đi ra trung tâm bưu điện xã hoặc huyện để gọi về nhà.

Những đôi mắt ướt chờ Tết ở lưng chừng trời - Hình 12

Một lần, bố bị tai nạn, nhưng bản thân tôi lại không hề hay biết. Sau một tuần trôi qua, khi sức khỏe của bố đã ổn định hơn, tôi mới nhận được tin. Viết thư về hỏi thăm bố, nhưng tôi vẫn vô cùng áy náy. Trộm nghĩ, mình đi làm xa xôi, lúc bậc sinh thành đau ốm lại không kịp thời chia sẻ, có phải quá bất hiếu?

Lúc ấy, tôi thậm chí muốn bỏ lại tất cả, về với gia đình để chăm sóc, phụng dưỡng cho trọn đạo làm con. Nhưng sau khi trấn tĩnh lại, tôi quyết định ở lại với học trò, bà con dân bản rất cần các thầy cô, các em rất muốn biết chữ...".

Và những người mẹ gùi chữ trên non như cô Chuyên, cô Trang hay cô Yến,... đã vì những ánh mắt ngây thơ "khát chữ" mà sẵn lòng ở lại.

Ngay tại điểm trường trung tâm, nhưng nhiều học trò của cô Chuyên vẫn phải sinh hoạt trong những ngôi nhà bán trú bằng gỗ và học trong những phòng học tăng cường bằng tôn, do các thầy cô tận dụng vật liệu xây dựng xin được dựng lên. Có lẽ, thầy cô vùng khó không chỉ mang "đôi mắt ướt" vì những khoảnh khắc nhung nhớ người thân, mà còn rưng rưng xúc động vì thương học trò.

Những đôi mắt ướt chờ Tết ở lưng chừng trời - Hình 13

Những năm gần đây, khi có thêm nhiều thầy cô giáo bản địa cùng tham gia giảng dạy tại các điểm trường, giáo viên miền xuôi được ưu tiên về quê đón Tết. Các thầy cô người Hà Nhì ăn Tết truyền thống từ giữa tháng Mười Hai Dương lịch, sẽ ở lại trực trường vào dịp Tết Nguyên đán, nhường cho những người đồng nghiệp có một cái Tết đoàn viên trọn vẹn bên gia đình.

Những đôi mắt ướt chờ Tết ở lưng chừng trời - Hình 14

Những đôi mắt ướt chờ Tết ở lưng chừng trời - Hình 15

Chia sẻ với những khó khăn của giáo viên vùng khó, ông Phan Văn Uyên - Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mường Nhé (Điện Biên) - cho biết: "Là đơn vị đặc biệt khó khăn của tỉnh, huyện vẫn còn nhiều điểm trường phải đi bộ vào mùa mưa, nên các thầy cô "cắm bản" vì thế càng thêm vất vả. Để động viên và khích lệ đời sống tinh thần cho các thầy cô, chúng tôi tạo điều kiện để các thầy cô có thể ăn Tết tại điểm bản nếu không về quê ăn Tết, điều này cũng tạo mối thân thiết với bà con dân bản và nâng cao hiệu quả vận động học sinh ra lớp. Nhiều giáo viên quá gắn bó với địa phương, Trưởng bản cùng bà con còn làm đơn xin giữ thầy cô ở lại, giảng dạy cho con em mình".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Á hậu Quỳnh Châu xin lỗi về bài đăng kẹt xe ngay dịp Đại lễ 30/4Á hậu Quỳnh Châu xin lỗi về bài đăng kẹt xe ngay dịp Đại lễ 30/4
10:40:45 23/04/2025
Người phụ nữ đi đường bất ngờ bị kéo lên ô tô, 'tra tấn' bằng axit và máy xămNgười phụ nữ đi đường bất ngờ bị kéo lên ô tô, 'tra tấn' bằng axit và máy xăm
14:07:19 23/04/2025
Cô gái Bắc Giang nhan sắc gây sốt trong 'khối hoa hậu' diễu binh 30/4Cô gái Bắc Giang nhan sắc gây sốt trong 'khối hoa hậu' diễu binh 30/4
11:04:30 23/04/2025
Phi Thanh Vân gây tranh cãi vì clip thân mật quá đà với bạn trai doanh nhân hơn 10 tuổiPhi Thanh Vân gây tranh cãi vì clip thân mật quá đà với bạn trai doanh nhân hơn 10 tuổi
13:18:34 23/04/2025
Chồng đánh dã man vợ đang ôm con thơ ở Long An gây phẫn nộChồng đánh dã man vợ đang ôm con thơ ở Long An gây phẫn nộ
13:23:51 23/04/2025
Lý Hải xây nguyên một căn nhà để quay "Lật mặt 8" chân thực nhấtLý Hải xây nguyên một căn nhà để quay "Lật mặt 8" chân thực nhất
10:38:01 23/04/2025
Lý do không ai dám xông vào bắt kẻ cướp ngân hàng VietinBank ở Hà NộiLý do không ai dám xông vào bắt kẻ cướp ngân hàng VietinBank ở Hà Nội
13:41:15 23/04/2025
Cướp ngân hàng VietinBank được 214 triệu, Vũ Văn Lịch gửi vào tài khoản thế nào?Cướp ngân hàng VietinBank được 214 triệu, Vũ Văn Lịch gửi vào tài khoản thế nào?
14:30:56 23/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tiếng ồn trắng có thật sự giúp bạn ngủ ngon hơn?

Tiếng ồn trắng có thật sự giúp bạn ngủ ngon hơn?

Sức khỏe

15:24:40 23/04/2025
Một số người thấy rằng âm thanh của tiếng ồn trắng giúp họ ngủ ngon hơn. Nhưng có bằng chứng nào chứng minh điều này không? Còn những tiếng ồn khác thì sao?
Lộ đoạn ghi âm cuộc gọi cuối của Kim Sae Ron, bất ngờ với chi tiết sau khi chia tay Kim Soo Hyun

Lộ đoạn ghi âm cuộc gọi cuối của Kim Sae Ron, bất ngờ với chi tiết sau khi chia tay Kim Soo Hyun

Sao châu á

15:22:47 23/04/2025
Mới đây, YouTuber Lee Jin Ho đã gây xôn xao dư luận khi công khai đoạn ghi âm cuộc trò chuyện cuối cùng giữa cố diễn viên Kim Sae Ron và một người quen trước khi cô qua đời.
Con trai cả nhà "ông hoàng nhạc đỏ" Trọng Tấn: Sở hữu visual nổi bật, điều đặc biệt là giọng hát cực kỳ hay

Con trai cả nhà "ông hoàng nhạc đỏ" Trọng Tấn: Sở hữu visual nổi bật, điều đặc biệt là giọng hát cực kỳ hay

Sao việt

15:19:53 23/04/2025
Không chỉ thừa hưởng gen âm nhạc trứ danh từ người bố nổi tiếng - ca sĩ Trọng Tấn, Vũ Tấn Đạt, sinh năm 2005, còn khiến cộng đồng mạng trầm trồ với visual nổi bật cùng phong thái trình diễn cuốn hút
Chiến đấu cơ Mỹ chặn máy bay ném bom chiến lược có thể mang vũ khí hạt nhân của Nga

Chiến đấu cơ Mỹ chặn máy bay ném bom chiến lược có thể mang vũ khí hạt nhân của Nga

Thế giới

15:19:52 23/04/2025
Mặc dù các chi tiết hoạt động cụ thể vẫn được giữ bí mật, nhưng cuộc đánh chặn đã tuân theo quy trình tiêu chuẩn phòng không của NORAD nhằm đánh giá và phản ứng với bất kỳ mối đe dọa tiềm tàng nào tiến gần không phận Bắc Mỹ.
Thanh toán NFC qua điện thoại có thể bị tin tặc đánh cắp dữ liệu thẻ

Thanh toán NFC qua điện thoại có thể bị tin tặc đánh cắp dữ liệu thẻ

Thế giới số

15:07:39 23/04/2025
Một mối đe dọa mới đang nhắm trực tiếp vào thẻ ngân hàng của người dùng, tội phạm mạng đã phát triển phương thức tinh vi để vượt hệ thống bảo mật khi thanh toán thẻ không tiếp xúc (NFC).
Yoo Ah In được đề cử giải Nam chính xuất sắc nhất bất chấp bê bối ma túy

Yoo Ah In được đề cử giải Nam chính xuất sắc nhất bất chấp bê bối ma túy

Hậu trường phim

15:04:58 23/04/2025
The Director s Guild of Korea (DGK) (Hiệp hội Đạo diễn Hàn Quốc) đã công bố danh sách đề cử cho Giải thưởng Director s Cut lần thứ 23, trong đó có tên Yoo Ah In.
Bán chạy trên thế giới, iPhone 16e lại "mờ nhạt" ở Việt Nam

Bán chạy trên thế giới, iPhone 16e lại "mờ nhạt" ở Việt Nam

Đồ 2-tek

14:58:55 23/04/2025
Trái ngược với sự thành công trên thị trường quốc tế, iPhone 16e lại không nhận được quá nhiều sự quan tâm của người dùng Việt.
15 phim 18+ Hàn Quốc gây tranh cãi nhất thế kỷ 21 (P.2): Siêu sao hạng A cũng sụp đổ hình tượng

15 phim 18+ Hàn Quốc gây tranh cãi nhất thế kỷ 21 (P.2): Siêu sao hạng A cũng sụp đổ hình tượng

Phim châu á

14:43:37 23/04/2025
Những bộ phim Hàn 18+ cực nặng đô này gây tranh cãi suốt nhiều năm - mỗi bộ phim lại mở ra một góc nhìn mới và những bi kịch không thể nào quên.
Tiểu đội "sĩ" nhất lúc này: Được NSND Tự Long đặt biệt danh riêng, từ hôm nay hãy gọi SOOBIN là "cục cưng hay lườm"

Tiểu đội "sĩ" nhất lúc này: Được NSND Tự Long đặt biệt danh riêng, từ hôm nay hãy gọi SOOBIN là "cục cưng hay lườm"

Nhạc việt

14:31:58 23/04/2025
Nhiều Gai Con không giấu nổi niềm tự hào, liên tục đăng tải hình ảnh, video từ tiết mục kèm theo những lời chia sẻ đầy cảm xúc.
Lộ diện 30 tân binh Việt sẽ thi "sống còn" để được debut, bản lĩnh thế nào mà khiến SOOBIN nức nở?

Lộ diện 30 tân binh Việt sẽ thi "sống còn" để được debut, bản lĩnh thế nào mà khiến SOOBIN nức nở?

Tv show

14:27:31 23/04/2025
Trong số 30 gương mặt, có một số người đã quen mặt với cư dân mạng như Hoàng Long, Gia Khiêm,... cũng có người từng tham gia casting các cuộc thi Kpop, có kinh nghiệm thực tập.
Lý do cô gái đến từ "thánh địa mỹ nhân" nhiều lần vượt mặt Triệu Lộ Tư

Lý do cô gái đến từ "thánh địa mỹ nhân" nhiều lần vượt mặt Triệu Lộ Tư

Người đẹp

14:24:49 23/04/2025
Mới đây, NingNing một lần nữa gây sốt MXH với loạt ảnh hậu trường đẹp xuất sắc, cùng sắc vóc và thần thái đều không có điểm gì để chê.