Đồng hành cùng trò
Những ngày này, bên cạnh việc khẩn trương hoàn tất chương trình học kỳ II và kết thúc năm học, các trường mầm non, phổ thông trên cả nước còn tất bật với nhiều khâu quan trọng giúp học sinh chuẩn bị chuyển cấp.
Ảnh minh họa/INT
Ở trường mầm non, các cô cho trẻ lớp lá đi tham quan trường tiểu học, bố trí, điều chỉnh thời lượng học; giúp trẻ làm quen với chữ viết, con số qua trò chơi. Ngoài ra, các cô còn tăng cường rèn luyện kỹ năng như cách cầm bút, tư thế ngồi đúng, tự phục vụ…
Tại các trường tiểu học, không chỉ hỗ trợ trẻ lớp 5 ổn định tâm lý khi chuẩn bị bước sang môi trường mới rộng mở quan hệ hơn, thầy cô còn giúp các em hình dung trước những sự thay đổi về nội dung cũng như phương pháp học ở cấp THCS.
Ở cấp THCS, việc chuẩn bị cho lứa học sinh lớp 9 lên lớp 10 hay rẽ lối vào trường trung cấp/ nghề của các trường còn nhiều hơn. Bên cạnh giúp học sinh vững tâm lý, ôn thi chuyển cấp tốt, đội ngũ giáo viên còn đặc biệt quan tâm công tác tư vấn chọn nguyện vọng phù hợp, hướng nghiệp phân luồng. Những học sinh có năng lực học hạn chế, điều kiện gia đình khó khăn được nhà trường tư vấn riêng, xây dựng chương trình cho các em và phụ huynh tham quan thực tế ở các trường nghề, doanh nghiệp…
Cách làm của nhà trường giúp học sinh vững tâm thế trong giai đoạn chuyển cấp học rất đáng ghi nhận. Song chỉ mỗi sự nỗ lực của nhà trường vẫn chưa đủ, nhất là với học sinh ở các cấp lớp nền tảng.
Không phải ngẫu nhiên, chuyên gia tâm lý, giáo dục khuyến cáo phụ huynh cần có sự đồng hành phù hợp với trẻ khi chuyển cấp. Nếu thế mạnh của nhà trường là giúp trẻ cách chuẩn bị tiếp nhận tri thức, làm quen với môi trường, hướng nghiệp… thì gia đình lại là điểm tựa vững chắc trong khâu chuẩn bị tâm lý, kỹ năng.
Bên cạnh nhiều gia đình làm tốt, thực tế cho thấy vẫn còn một bộ phận phụ huynh quá bận bịu mưu sinh hoặc do có hoàn cảnh đặc biệt, chưa quan tâm đúng mức đến việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ giai đoạn này. Một bộ phận phụ huynh khác lại quan tâm quá mức, nhưng chủ yếu tập trung vào chuyện học hành, tăng thêm áp lực cho con, như ép trẻ lớp lá đi học tiếng Việt, học toán quá sớm; cho trẻ lớp 5, 9 vào quá nhiều lớp học thêm…
Video đang HOT
Theo thống kê của Khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM), thời điểm đầu năm học mới, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận ít nhất 3 – 5 trường hợp học sinh bị chấn động tâm lý do không hòa nhập được với trường mới, bạn mới.
Theo bác sĩ Đinh Thạc, Trưởng khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM), học sinh chuyển trường mới sẽ có ba mức độ tâm lý hay gặp. Thứ nhất là cảm thấy ngạc nhiên và phản ứng tiêu cực bằng cách thờ ơ. Thứ hai là thái độ trầm tư, mặt mày căng thẳng chứng tỏ bản thân đang lo lắng. Mức độ thứ ba nặng nhất, trẻ không màng chuẩn bị sách vở, thất thần, tự cách ly khỏi mọi người. Những dấu hiệu nặng của rối loạn lo âu, nếu không được can thiệp điều trị tâm lý sẽ dẫn tới trầm cảm. Trẻ thậm chí tự làm mình bị thương, có nguy cơ tự tử.
Không phải chỉ trẻ con mà cả người lớn khi thay đổi môi trường mới đều cần thời gian để thích nghi. Thiếu sự quan tâm hoặc được quan tâm chưa đúng cách trong thời gian chuẩn bị chuyển cấp, trẻ sẽ khó hòa nhập với môi trường mới và khó học tập tốt. Sự đồng hành của nhà trường và gia đình với trẻ trong giai đoạn bước đệm này rất quan trọng, để các em thực sự được “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Phòng ngừa bệnh tay - chân - miệng cho trẻ ở học đường
Hiện nay bệnh tay- chân- miệng (TCM) đã bắt đầu xuất hiện những ca bệnh, đặc biệt có những ca bệnh nặng phải theo dõi và điều trị tại phòng cấp cứu. Đây là một trong những nỗi lo khi trẻ nhỏ, học sinh đã bắt đầu đi học trở lại.
Các trường hợp diễn tiến nặng
Ghi nhận tại khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 (TP.HCM), hiện khoa đang tiếp nhận khoảng 15 - 20 trường hợp mắc bệnh TCM, thế nhưng, có đến 30% trường hợp mắc bệnh diễn tiến nặng, đang được theo dõi và điều trị tại phòng cấp cứu.
Hiện phòng cấp cứu của khoa đang điều trị cho hai bệnh nhi có biến chứng tim mạch làm cao huyết áp. Cả hai bệnh nhi đang được gắn huyết áp động mạch để theo dõi sát tình hình.
BS Tiêu Châu Thy, Khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết, ghi nhận trên các trẻ nhập viện điều trị, trẻ mắc tay chân miệng chủ yếu là do các loại vi rút thuộc họ đường tiêu hóa (Entero virus), trong đó Entero virus 71 (EV71) là tuýp vi rút khiến tỷ lệ bệnh nhân nặng gia tăng.
Đây là tuýp vi rút thuộc họ đường tiêu hóa gây bệnh nặng, có khả năng dẫn đến các biến chứng hiếm gặp, nhưng rất nguy hiểm như biến chứng màng não do vi rút, biến chứng viêm não hoặc tổn thương cơ tim, có thể dẫn đến tử vong.
Bác sĩ Tiêu Châu Thy, Khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 (TP.HCM) đang khám cho một trường hợp bệnh nhi mắc bệnh tay - chân - miệng
Nhận biết dấu bệnh
Bệnh TCM xuất hiện quanh năm, số ca mắc tay chân miệng thường có xu hướng gia tăng trong khoảng từ tháng 3-5 và từ tháng 9-12. Bên cạnh EV71 thì nhân thường gặp khác của Entero virus là Coxsackie A16.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh là các tổn thương hồng ban, bóng nước xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, trong ổ miệng và đôi khi xuất hiện ở vùng mông, đầu gối của trẻ. Một trong những biểu hiện rất thường gặp ở trẻ nhỏ khi mắc bệnh TCM là tình trạng loét miệng. Thường gặp nhất là loét ở vùng hầu họng, đôi khi ở niêm mạc má, môi hoặc lưỡi. Loét miệng khiến trẻ có cảm giác đau rát khi ăn, uống, đây là lý do khiến trẻ không chịu ăn, bỏ bú và thường chảy nước miếng liên tục; kèm theo đó trẻ có thể bị sốt.
Về mức độ nặng của TCM sẽ có biến chứng thần kinh, các bé sẽ giật mình nhiều. Có thể có những biến chứng làm run giật, yếu liệt chi, biến chứng lên tim mạch, tăng huyết áp, biến chứng lên não, nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Trong đó, hầu hết trẻ mắc bệnh ở mức độ nặng chủ yếu là dưới 5 tuổi. Thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), số trường hợp tử vong vì bệnh TCM chủ yếu do EV71 gây ra, tỉ lệ tử vong phổ biến nhất là nhóm trẻ dưới 3 tuổi (chiếm 75% - 86% trong tổng số các trường hợp tử vong vì bệnh TCM ở trẻ em).
Bác sĩ Tiêu Châu Thy khuyến cáo: Không phải tất cả các trẻ bị TCM đều diễn tiến đến mức độ nặng, tuy nhiên hiện nay tỷ lệ bệnh nặng đang tăng cao. Do đó khuyến cáo các bậc phụ huynh nên theo dõi sát con em của mình. Khi trẻ bị bệnh TCM cần đưa trẻ đến khám và điều trị cho trẻ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tùy theo chủng vi rút và mức độ bệnh, trẻ sẽ được chỉ định điều trị tại bệnh viện hoặc tại nhà. Trong quá trình điều trị, phụ huynh cần kịp thời nhận biết các biểu hiện diễn tiến nặng để kịp thời can thiệp cấp cứu, điều trị tích cực cho trẻ. Phát hiện và điều trị muộn có thể dẫn đến những rủi ro gây tác hại xấu đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.
Khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 TP.HCM hiện đang điều trị nhiều ca bệnh nhi mắc bệnh tay - chân - miệng
Chủ động phòng bệnh cho trẻ
Ngoài 2 chủng vi rút là EV71, Coxsackie A16, còn có hơn 10 chủng vi rút thuộc nhóm vi rút đường ruột có thể gây bệnh tay chân miệng cho trẻ. Đây chính là lý do khiến trẻ có thể bị mắc bệnh TCM nhiều lần. Vi rút gây bệnh có khả năng lây lan rất nhanh, truyền trực tiếp từ người sang người thông qua đường miệng, qua các chất tiết từ mũi, miệng, phân hay nước bọt của trẻ mắc bệnh.
Hiện nay học sinh đã trở lại trường học, môi trường tiếp xúc đông người là điều kiện thuận lợi khiến vi rút có khả năng lây lan nhanh hơn. Do đó phụ huynh và nhà trường cần chủ động các biện pháp để phòng ngừa cho trẻ. Đặc biệt là ở các trẻ nhỏ tuổi (mầm non, nhóm trẻ) khi ý thức và khả năng tự giữ gìn vệ sinh cá nhân còn hạn chế.
Theo đó, hiện nay tại các nhà trường đã thực hiện nguyên tắc "5K" (Khử khuẩn, khẩu trang, khoảng cách, không tập trung, khai báo y tế), bên cạnh phòng chống COVID-19. Nguyên tắc này cũng giúp phòng ngừa nhiều bệnh lưu hành khác. Tuy nhiên bệnh TCM đang vào mùa trở lại, các biện pháp cần được tập trung và chủ động thực hiện hơn trước.
Đối với những trẻ ở độ tuổi tiểu học trở lên cần thường xuyên tuyên truyền và nhắc nhở trẻ thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi chơi. Không dùng chung các dụng cụ học tập và dụng cụ ăn uống, vệ sinh sạch sẽ nơi học tập, vui chơi của trẻ.
Ở những trẻ nhỏ tuổi, các trẻ mầm non, nhóm trẻ tư thục, để phòng ngừa bệnh cần sự chăm chút hơn từ đội ngũ giáo viên, bảo mẫu. Cần thực hiện vệ sinh khử khuẩn đồ chơi, tay nắm cửa, phòng ốc học tập của trẻ; giúp đỡ trẻ trong việc giữ vệ sinh cá nhân.
Bên cạnh phòng ngừa, phụ huynh và giáo viên cần nhận biết sớm các dấu hiệu mắc bệnh của trẻ, đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để khám và có chỉ định điều trị. Trẻ xác định đã mắc bệnh TCM phải được nghỉ học ít nhất 10 ngày, kể từ ngày khởi phát để ngăn chặn sự lây nhiễm cho các trẻ khác trong môi trường học đường.
Nếu gia đình có nhiều trẻ cùng chung sống, nên cách ly tuyệt đối giữa trẻ lành và trẻ mắc bệnh; sử dụng thuốc điều trị tại nhà cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Người lớn sau khi tiếp xúc nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch ngay để hạnh chế sự lây lan khi chăm sóc trẻ lành. Cần thường xuyên giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt cho trẻ mắc bệnh để giúp trẻ mau lành bệnh, đồng thời tạo môi trường sống trong lành và an toàn giúp trẻ khỏe mạnh hơn.
Học trò chết đuối khi đi ngoại khóa: Xin đừng "đùa" với... nước! Một học trò lớp 4 tại TPHCM tử vong vì đuối nước trong chuyến ngoại khóa của trường. Trước đây, từng xảy ra không ít vụ đuối nước thương tâm xảy ra với học trò. Sau một ngày điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 1, phép màu đã không đến với cậu học trò lớp 4, Trường tiểu học Âu Dương Lân,...