Đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi xóa nạn mù chữ
Để xóa mù chữ cho người dân ở vùng đồng bảo dân tộc thiểu số, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng Chương trình xóa mù chữ giai đoạn 1 và tổ chức tập huấn cho cán bộ giáo viên trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi để triển khai việc tổ chức dạy và học.
Công tác xóa mù chữ là nhiệm vụ quan trọng. Ảnh: Báo Giáo dục và thời đại
Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện chương trình, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức các đoàn công tác thực hiện giám sát thực tế về công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ở một số địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Các chính sách về phát triển phổ cập giáo dục ở vùng dân tộc đã được các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể ở các địa phương vùng đồng bào dân tộc tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, đạt hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo, được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Đối với các địa phương vùng có đông đồng bào dân tộc sinh sống, vùng sâu vùng xa, ngành giáo dục đã mở thêm nhiều điểm lẻ, lớp lẻ, lớp ghép… để đảm bảo huy động tối đa số trẻ tới trường.
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, Hà Giang xác định công tác xóa mù chữ là nhiệm vụ quan trọng, theo đó Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phấn đấu đến năm 2025 duy trì, giữ vững chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; 80% số xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
Hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục – Xóa mù chữ của các cấp, giao nhiệm vụ cho các thành viên trong ban chỉ đạo, đặc biệt là Hội Phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Khuyến học, đến tận gia đình làm công tác tư tưởng, vận động những người mù chữ tham gia lớp học.
Việc duy trì các lớp xóa mù chữ là một trong những giải pháp căn cơ giúp tỉnh nâng cao trình độ dân trí trong giao tiếp, trong sản xuất, dần dần cải thiện đời sống, góp phần phát triển cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa ở tỉnh. Ngoài ra, chất lượng phổ cập giáo dục cần được chú trọng, thường xuyên tuyên truyền, vận động học sinh đi học, tăng cường các biện pháp duy trì sĩ số, hạn chế học sinh bỏ học. Nhiều huyện đã hỗ trợ ngành Giáo dục thuê dịch vụ nhập liệu phần mềm phổ cập giáo dục như huyện Yên Minh, Hoàng Su Phì và thành phố Hà Giang.
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía bắc với 83,5% dân số là người dân tộc thiểu số với rất nhiều khu vực có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. Trong những năm qua, tỉnh Lạng Sơn luôn duy trì được tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 đạt 100%, trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục Tiểu học đạt trên 98,24%, tỷ lệ người biết chữ mức độ 1 đạt trên 98,2%. Ngày 02/11/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Quyết định số 3540/QĐ-BGDĐT ngày 02/11/2022 về việc công nhận tỉnh Lạng Sơn đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, theo báo cáo tổng hợp từ các phòng GDĐT, năm 2022, các huyện đã mở đc 17 lớp với 434 học viên học xóa mù chữ. Kế hoạch năm 2023 sẽ mở 26 lớp với 769 học viên. Để có thể thực hiện được điều này, rất cần sự phối hợp của các cấp chính quyền, địa phương trong việc tuyên truyền, huy động, duy trì ổn định các lớp.
Việc tổ chức các lớp xóa mù chữ nhằm nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị và mọi tầng lớp Nhân dân về công tác xóa mù chữ; giảm thiểu số dân không biết chữ đến biết đọc, biết viết, biết tính toán và hiểu thêm về kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp trong cộng đồng để vận dụng vào trong cuộc sống. Từ đó, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa của công tác phổ cập giáo dục, chống mù chữ, về trách nhiệm phải học để biết chữ và quyền được biết chữ của mỗi người dân, góp phần cùng ngành giáo dục thực hiện có hiệu quả công tác tham mưu về công tác phổ cập giáo dục – xóa mù chữ.
Tại nhà văn hóa bản Thẳm Hon, xã Tạ Bú (Mường La), lớp học xóa mù chữ do Hội LHPN xã phối hợp với Trường tiểu học – THCS Tạ Bú, Trung tâm học tập cộng đồng xã tổ chức cho hội viên phụ nữ bản Thẳm Hon. Chương trình học sử dụng bộ sách giáo khoa lớp 1, với lượng kiến thức phù hợp với nhận thức của học viên. Sau gần 3 tháng học tập, đến nay đa số học viên đã biết đánh vần, một số chị đã có thể đọc các đoạn văn ngắn, làm được phép tính cộng trừ với 2 chữ số.
Mặc dù công tác xóa mù chữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã đạt được những thành tựu quan trọng, song vẫn còn nhiều khó khăn do đời sống còn lạc hậu, giao thông đi lại chưa thuận lợi, hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, nhận thức về vai trò của giáo dục đối với sự phát triển còn hạn chế, trẻ em phải tham gia các hoạt động kinh tế giúp đỡ gia đình ngay từ rất sớm.Để từng bước xóa bỏ nạn mù chữ trong trẻ em dân tộc thiểu số và miền núi cần tập trung vào một số giải pháp cụ thể:
Tiếp tục thực hiện đầy đủ và kịp thời chính sách, pháp luật hiện hành về bảo đảm quyền học tập của người dân tộc thiểu số. Rà soát lại chính sách, pháp luật hiện hành, trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan sửa đổi, bổ sung, ban hành chính sách, pháp luật bảo đảm quyền học tập của người dân tộc thiểu số giai đoạn mới phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.
Các cấp, ban ngành cần tích cực hơn nữa trong việc quản lý địa bàn dân cư; rà soát, đánh giá và vận động người dân tham gia các lớp xóa mù chữ. Nâng cao nhận thức trong cộng đồng người dân tộc thiểu số và miền núi về công tác phòng chống mù chữ, chống tái mù chữ bằng các hình thức: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về tầm quan trọng của việc biết chữ đối với sự phát triển của cá nhân, gia đình và cộng đồng; tuyên truyền về công tác xóa mù chữ gắn kết với việc xây dựng xã hội học tập và các phong trào thi đua của địa phương.
Thực hiện linh hoạt các phương pháp dạy học, tổ chức các hoạt động học phù hợp với bài học, đặt những câu hỏi gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ. Xây dựng các học liệu, đồ dùng trực quan phù hợp với người học; gắn nội dung dạy học với tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Phát động phong trào đọc sách trong các xã, thôn, xóm; xây dựng tủ sách gia đình, tủ sách dòng họ để thu hút người dân đọc sách, truyện, qua đó củng cố kết quả biết chữ.
Tăng cường vận động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hỗ trợ sách, vở, thiết bị dạy học trực tuyến (ti vi, máy tính, bảng viết điện tử…), phần mềm dạy học trực tuyến, gói cước internet cho các lớp xóa mù chữ tại các điểm trường ở các xã, thôn, xóm đặc biệt khó khăn để hỗ trợ việc dạy học xóa mù chữ theo hình thức trực tuyến, thúc đẩy phát triển xã hội số.
Tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo là một giải pháp quan trọng để giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi thoát nghèo, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã đặt ra mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Trong đó, chú trọng phát triển giáo dục mầm non - cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục, đặt nền móng cho sự phát triển của đồng bào DTTS.
Giáo dục mầm non vùng đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục với mục tiêu phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1. Chính vì vậy, giáo dục mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng cho trẻ em. Tuy nhiên, việc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 3-4 tuổi đặt ra nhiều thách thức đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS.
Tính đến cuối năm học 2021 - 2022, cả nước có 30.786 cơ sở giáo dục mầm non (15.401 trường mầm non, 15.385 cơ sở giáo dục mầm non độc lập). Có 995.821 lượt trẻ mẫu giáo được hỗ trợ ăn trưa với kinh phí 1.170 tỷ đồng; 28.837 giáo viên được hưởng chính sách đối với giáo viên dạy lớp ghép, tăng cường tiếng Việt với tổng kinh phí 561 tỷ đồng...
Theo thống kế, số trường vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn chiếm tỷ lệ 23% tổng số trường mầm non toàn quốc. Các trường này chủ yếu nằm ở vùng miền núi, vùng đồng bào DTTS, vùng biên giới, hải đảo. Trong năm qua, giáo dục mầm non vùng khó khăn có chất lượng còn thấp, tỷ lệ chuyên cần thấp, tỷ lệ huy động trẻ ra lớp thấp, đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ. Việc phổ cập giáo dục mầm non gặp phải một số khó khăn do địa bàn trải rộng, nhiều điểm trường có số trẻ ít nên khó bố trí giáo viên đứng lớp, cơ sở vật chất thiếu thốn.
Trước những khó khăn này, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phối hợp với ngành giáo dục và các cơ quan chức năng của từng địa phương thông qua Sở Giáo dục và Đào tạo, cùng với các trường mẫu giáo công lập trên địa bàn tỉnh, phường xã, thị trấn hướng dẫn, giúp đỡ các tổ chức, cá nhân tôn giáo tham gia phát triển giáo dục mầm non tại địa phương theo Luật Giáo dục, như: chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt công tác quản lý các cơ sở giáo dục mầm non, thu hút nguồn lực đầu tư cho giáo dục mầm non, thực hiện nghiêm quy định về chuyên môn, tổ chức quản lý tốt trẻ em, quan tâm, giúp đỡ trẻ có hoàn cảnh khó khăn; đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ; đảm bảo đủ số lượng phòng học, công trình vệ sinh, nước sạch đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ; đảm bảo chế độ chính sách cho giáo viên mầm non; tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Mặt trận, ngành Giáo dục và các ban, ngành, đoàn thể phát động, triển khai, góp phần tích cực xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Lào Cai tiên phong trong việc phổ cập giáo dục mầm non (Ảnh: Laocai.gov.vn)
Tại Lào Cai - địa phương tiên phong trong việc thực hiện phổ cập giáo dục mầm non, tỉnh đã tạo mọi điều kiện, nguồn lực để huy động trẻ ở độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo đến cơ sở giáo dục mầm non. Lào Cai đã triển khai thí điểm phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 4 tuổi tại 8 huyện, thị xã, thành phố. Theo số liệu thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai, tính đến tháng 8/2022, toàn tỉnh có 197 trường mầm non, 58.507 trẻ em đến trường, lớp; tỉ lệ huy động nhà trẻ đạt 27,8%, mẫu giáo đạt 96,9%; trong đó: huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi đạt 99,8%; trẻ mẫu giáo 4 tuổi đạt 98,0%, mẫu giáo 3 tuổi đạt 95,5%. Tỉnh Lào Cai và 100% đơn vị cấp xã, cấp huyện duy trì vững chắc kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi.
Ngành Giáo dục và Đào tạo Lào Cai đặt mục tiêu: Giai đoạn 2023-2024 công nhận mới 90 xã, phường, thị trấn; nâng tổng số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 4 tuổi lên 148/152, đạt 97,3%; 9/9 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 4 tuổi; quý I/2025, tỉnh Lào Cai đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 4 tuổi.
Tuy nhiên, giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh vẫn còn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức như một số quy định, cơ chế, chính sách chưa được sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung kịp thời; đội ngũ giáo viên mầm non còn thiếu; nhiều trường mầm non phải bố trí vượt quá số điểm trường quy định và khoảng cách giữa các điểm xa nhau; thiếu nguồn kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ...
Để đạt những mục tiêu đã đề ra, ngành giáo dục và đào tạo Lào Cai đã tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong việc tuyển dụng giáo viên mầm non; bồi dưỡng nâng cao trình độ chuẩn cho giáo viên; hoàn thiện mạng lưới trường lớp; xây phòng học mới và mua sắm thiết bị dạy học; đồng thời giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe và tầm vóc cho trẻ.
Tại tỉnh Điện Biên, thực hiện Nghị định số 105 của Chính phủ, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND Quy định các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ các hoạt động của nhà trường đối với các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn.Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh cũng đã triển khai các chính sách hỗ trợ trẻ em. Cụ thể, năm học 2021-2022, có hơn 36.600 trẻ em được hỗ trợ tiền ăn trưa với kinh phí hỗ trợ trên 47 tỷ đồng. Hỗ trợ nhân viên nấu ăn đối với các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở các xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn với tổng kinh phí trên 18 tỷ đồng. Đồng thời, thực hiện chính sách hỗ trợ giáo viên mầm non dạy lớp ghép, tăng cường tiếng Việt cho trẻ người DTTS trong 2 năm học 2020-2021, 2021-2022 hơn 14 tỷ đồng.
Trong suốt những năm qua, tỉnh Bắc Kạn, nơi có DTTS chiếm gần 90%, luôn triển khai thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ giáo dục vùng DTTS : Thực hiện tốt việc huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp và hoàn thành chương trình giáo dục mầm non, góp phần duy trì vững chắc các tiêu chuẩn công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%; 100% trẻ em 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non
Những khó khăn trong giáo dục mần non nói riêng và các cấp học nói chung ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi không chỉ là vấn đề kinh phí mà với điều kiện địa hình hiểm trở, nhiều địa bàn vùng núi cao, giao thông không thuận lợi, nhiều nơi đường đất, dốc đứng, vùng hải đảo xa đất liền, dân cư sống rải rác đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập mạng lưới trường, điểm trường mầm non. Do vậy, mặc dù giáo dục mầm non vùng khó khăn được quan tâm đầu tư, nhưng mới chỉ thu hút được 59,1% trẻ em đến trường,
Thời gian tới, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo hướng bền vững, ưu tiên địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng khó khăn; việc đề xuất xây dựng hệ thống nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ, ứng dụng công nghệ thông tin phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn cần có sự quan tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của các ban ngành, địa phương, cấp ủy chính quyền các cấp và toàn xã hội./.
Thúc đẩy quyền tiếp cận giáo dục Phát triển giáo dục và đào tạo luôn được ảng, Nhà nước ta xác định là quốc sách hàng đầu, đồng thời là cơ sở quan trọng để thực hiện chính sách 'Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc'. ặc biệt, thời gian qua trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và...