Dòng dõi nhà Lý giúp dân Cao Ly đánh tan quân Mông Cổ
Sau khi sang nước Cao Ly (bán đảo Triều Tiên ngày nay), hậu duệ nhà Lý lập những chiến công lẫy lừng, trở thành anh hùng nơi đất khách.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1225, lợi dụng triều Lý suy yếu, vua Lý Huệ Tông không có con trai phải nhường ngôi cho con gái Lý Chiêu Hoàng, thái sư Trần Thủ độ giành lấy ngai vàng cho dòng họ mình. Ông ép Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh (Trần Thái Tông).
Sau khi có được ngôi vương, để bảo vệ lợi ích dòng tộc, Trần Thủ Độ tiến hành nhiều biện pháp củng cố thế lực, loại bỏ nhà Lý khỏi triều đình. Nhiều hậu duệ của nhà Lý bị đi đày ở những nơi xa xôi, phải đổi sang họ khác.
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt – Hàn của GS Phan Huy Lê cũng cho rằng: “Họ Lý không những mất ngôi vua mà theo kế sách của Trần Thủ Độ, người họ Lý phải đổi sang họ Nguyễn. Thậm chí, năm 1232, Trần Thủ Độ còn sai đào hố ngầm để giết hại tôn thất họ Lý khi tụ tập về làm lễ tế tổ ở Hoa Lâm…”.
Theo tiểu thuyết lịch sử Hoàng thúc Lý Long Tường của nhà nghiên cứu phương Đông cổ điển, đồng thời là nhà văn Khương Vũ Hạc (Kang Moo Hak), con cháu dòng họ Lý ly tán, người đi xa nhất là Kiến Bình vương Lý Long Tường (sau này đã lập những chiến công hiển hách trên đất Cao Ly).
Vở tuồng dựng lại cuộc đời của Lý Long Tường với chiến công hiển hách trên đất Cao Ly. Ảnh chụp màn hình.
Lý Long Tường sinh năm Giáp Ngọ (1174), là con thứ bảy của vua Lý Anh Tông (trị vì 1138-1175) và Hiền phi Lê Mỹ Nga. Ông là em vua Lý Cao Tông và là chú vua Lý Huệ Tông.
Lớn lên khi vương triều Lý suy vong, cung đình có nhiều biến cố dồn dập, Lý Long Tường cùng một số tôn thất nhà Lý phải tìm cách vượt biển ra nước ngoài.
Năm 1226, ông khóc ở miếu Nam Bình rồi đem đồ tế vượt biển đến sông Phú Lương thuộc huyện Ủng Tân (Cao Ly), ẩn ở Trấn Sơn phía Nam phủ thành, đặt hiệu Vi Tử động.
Tương truyền, trước đó, vua Cao Tông của Cao Ly nằm mơ thấy con chim cực lớn bay từ phương Nam lên. Ông lệnh cho quan lại địa phương tiếp đón ân cần và đồng ý cho Lý Long Tường ở lại dung thân.
Tại đây, Lý Long Tường cùng tướng sĩ, gia thuộc trồng trọt, đánh cá, chăn nuôi. Ông cho mở Độc thư đường dạy văn (thi phú, lễ nhạc, tế tự) và Giảng võ đường dạy võ (binh pháp, võ thuật). Học trò theo học rất đông, lúc nào cũng trên nghìn người.
Lúc bấy giờ, đế chế Mông Cổ đang phát triển mạnh và mở rộng chinh chiến, xâm lược nhiều nơi.
Video đang HOT
Năm 1253, quân Mông Cổ tấn công Cao Ly, đánh vào quốc đô, một cánh quân đánh vào Ủng Tân. Lý Long Tường tổ chức kháng chiến, cùng quan quân trong phủ thành và nhân dân địa phương chiến đấu dũng cảm. Sau 5 tháng, quân giặc thua to, phải xin hàng.
Nghe việc ấy, vua rất khen ngợi, sai đổi Trấn Sơn làm Hoa Sơn, lấy đất 30 dặm vuông, nhân khẩu của 20 hộ, cho ông làm thái ấp để phụng thờ tổ tiên.
Vua còn sai dựng cửa gọi là Thụ hàng môn, lập biển ghi công trạng để biểu dương công huân.
Đối với người Cao Ly, Lý Long Tường là anh hùng. Hiện hay, người dân Hoa Sơn (Triều Tiên) vẫn còn lưu giữ nhiều di tích mang dấu ấn chiến công của Lý Long Tường như khu dinh quán, thành lũy, mộ của ông.
Từ khi Lý Long Tường đến định cư ở Cao Ly, họ Lý đã truyền được 31 đời. Con cháu nhiều người học giỏi, đỗ đạt làm quan, giữ cương vị cao trong triều.
Theo GS Phan Huy Lê, quá trình xác thực dòng họ Lý Hoa Sơn ở Triều Tiên được tiến hành trên cơ sở khoa học. Đối chiếu tư liệu ở Hàn Quốc và tư liệu ở Việt Nam, Lý Long Tường chính là con trai vua Lý Anh Tông, em vua Lý Cao Tông.
Theo Zing
Nguyên phi Ỷ Lan giúp vua Lý Thánh Tông trị nước
Nguyên phi Ỷ Lan là một trong những phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử nước ta. Bà từng giúp vua trị nước, mang lại cuộc sống ổn định, ấm no cho người dân.
Năm 1062, vua Lý Thánh Tông lo lắng tuổi đã cao mà chưa có con trai nối nghiệp nên ông thường xuyên đi lễ chùa cầu tự. Mối tình giữa vua và Nguyên phi Ỷ Lan nảy nở từ những chuyến đi ấy.
Mối tình cô gái hái dâu và vua Lý Thánh Tông
Một lần, nghe lời khuyên của thái giám hầu cận, vua đến thăm chùa Dâu ở Kinh Bắc đúng lúc nơi đây đang mở hội.
Khi qua Thổ Lỗi (nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội), vua tình cờ nghe thấy tiếng hát trong trẻo vang lên từ ruộng dâu bèn cho người tìm hiểu. Đó là giọng hát của cô gái Lê Thị Yến Loan, làm nghề hái dâu chăn tằm, người làng Thổ Lỗi.
Vua cho gọi, hỏi vì sao không nghênh giá, nàng trả lời: "Thiếp là con nhà nghèo hèn, phải làm lụng đầu tắt mặt tối, phụng dưỡng cha mẹ, đâu có dám mong đi xem rước mà nhìn mặt rồng". Vua cảm mến đưa cô gái về cung, phong làm Ỷ Lan phu nhân (chữ "ỷ lan" nghĩa là tựa gốc cây lan).
Việc này, sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Tục truyền, vua (Lý Thánh Tông) cúng khấn cầu tự chưa thấy hiệu nghiệm, mới đi chơi khắp chùa quán. Xa giá đi đến đâu, con trai con gái đổ xô đến xem không ngớt, duy có một người con gái hái dâu cứ đứng tựa trong bụi cỏ lan. Vua trông thấy, gọi đưa vào cung, được vua yêu phong làm Ỷ Lan phu nhân...".
Năm 1066, Ỷ Lan phu nhân có mang và sinh ra hoàng tử Càn Đức. Sau đó, vua lập tiểu hoàng tử làm hoàng thái tử, phong Ỷ Lan phu nhân làm Thần phi, đổi tên hương Thổ Lỗi thành hương Siêu Loại, đại xá thiên hạ.
Năm 1068, Thần phi sinh thêm con trai nữa và được vua phong làm Nguyên phi, địa vị trong hậu cung chỉ sau Dương hoàng hậu.
Nguyên phi Ỷ Lan nổi tiếng là phụ nữ tài năng và hiểu biết. Ngay khi vào cung, bà không lo chăm nhan sắc mong chiếm được tình yêu của vua mà khổ công học hỏi, nghiền ngẫm thi thư, giúp vua chăm lo việc nước.
Một lần, nhân tiết trời thu mát mẻ, vua sai người mời Nguyên phi Ỷ Lan đến cùng uống rượu, ngắm hoa. Tuy nhiên, bà từ chối vì đang đọc dở cuốn thi thư. Vua cũng không trách mắng mà còn tỏ ý khen ngợi.
Cuối ngày hôm đó, bà đến mong vua thứ lỗi. Vua Lý Thánh Tông bèn hỏi bà về kế trị nước, an dân.
Bà đáp: "Thiếp thân nữ nhi, tầm nhìn hạn hẹp nhưng hoàng thượng đã hỏi thì cũng xin có đôi lời. Muốn nước giàu dân mạnh, điều quan trọng là phải biết nghe lời can gián của đấng trung thần. Lời nói ngay nghe chướng tai nhưng có lợi cho việc trị nước giống như thuốc đắng uống vào khó chịu nhưng chữa được bệnh. Điều hệ trọng thứ hai là phải xem quyền hành là thứ đáng sợ. Quyền lực và danh vọng thường làm thay đổi con người".
Bà cho rằng nước muốn mạnh, vua phải nhân từ với muôn dân. "Phàm xoay cái thế thiên hạ ở nhân chứ không phải ở bạo. Hội đủ những điều ấy, nước Đại Việt sẽ hùng cường", Nguyên phi Ỷ Lan nói.
Lời tâu về kế trị nước của Nguyên phi Ỷ Lan khiến vua Lý Thánh Tông nể phục.
Nguyên phi giúp vua trị nước
Năm 1069, quân Chiêm Thành quấy rối ở biên giới phía Nam Đại Việt. Trước tình hình nguy cấp đó, để giữ yên bờ cõi, vua Lý Thánh Tông thân chinh dẫn quân đánh giặc và giao lại việc nước cho Nguyên phi Ỷ Lan.
Bà không quản ngại khó khăn, vất vả, đến nhiều nơi để hiểu được đời sống của muôn dân. Chính nhờ chuyến đi này, bà giúp dân thoát khỏi cơ cực cũng như trấn an dân chúng, củng cố triều cương.
Tượng hoàng thái hậu Ỷ Lan tại Đền thờ bà ở Gia Lâm, Hà Nội. Ảnh: VOV.
Năm đó đại hạn, người dân đói kém, mất mùa phải tha hương cầu thực rất cực khổ. Sau khi dò hỏi, bà nghi ngờ quan lại địa phương ăn chặn phần gạo phát chẩn của triều đình, bèn sai người tìm hiểu.
Cận vệ bẩm báo trong vùng có phú hào họ Phạm là bà con thân thích của phủ nha, chúng thao túng lượng lớn gạo trong vùng rồi bán với giá cắt cổ. Chúng cũng thu mua, tích trữ gạo phát chẩn của phủ nha và triều đình.
Nguyên phi giận dữ, quyết tâm trừng trị tham quan ô lại, cường hào ác bá. Bọn chúng không những tham tiền của mà còn giết người không ghê tay nên để tránh đánh rắn động cỏ, bà quyết định âm thầm hành động.
Nguyên phi Ỷ Lan sai thị nữ về báo tin cho thái sư ở kinh thành. Bà cùng cận vệ và một thị nữ khác ở lại, đóng giả thương lái, mua bán lương thực, từng bước tìm đủ nhân chứng, vật chứng, chờ khi thị nữ kia trở lại cùng quan quân mới ra mặt trừng trị bọn cường hào, tham quan.
Dân chúng biết có người phát chẩn bèn kéo về nhận gạo. Bọn cường hào không bán được gạo liền tức tối, bẩm báo quan.
Quan địa phương cấu kết với gian thương, bắt bà về quan phủ, khép tội gây rối loạn giao thương, làm náo loạn trên phố, đòi phạt bà 50 trượng, tịch thu số gạo. Đúng lúc đó, thái sư Lý Đạo Thành dẫn quân đến, trừng trị đích đáng những kẻ cường quyền chuyên ức hiếp dân chúng.
Trong khi bà cai quản đất nước, muôn dân ấm no, sung túc, đội quân đi dẹp Chiêm Thành của vua Lý Thánh Tông gặp nhiều bất lợi. Để bảo toàn lực lượng, vua quyết định rút quân.
Tương truyền, trên đường rút qua châu Cư Liên, vua gặp người đốn củi bèn cho gọi ông ta lại và hỏi về tình hình cuộc sống người dân vùng đó. Người này đáp cuộc sống của dân no đủ, ai cũng vui mừng phấn khởi, chăm chỉ làm ăn.
Vua hỏi ra mới biết Nguyên phi Ỷ Lan hết lòng giúp đỡ dân chúng trong lúc hạn hán mất mùa, trừ gian diệt ác, trừng trị bọn cường hào ức hiếp dân lành, mang lại cuộc sống yên ấm an vui cho người dân khắp nước Đại Việt.
Biết rõ câu chuyện, vua Lý Thánh Tông thầm nghĩ: "Nguyên phi là phận nữ nhi yếu ớt mà còn làm được việc nước như thế. Ta là bậc thiên tử, chưa đánh đã vội ra lệnh lui quân, thật chẳng đáng hổ thẹn lắm sao?".
Vua bèn hạ lệnh cho quân lính tiếp tục hành quân lên đường, quyết hạ Chiêm Thành.
Cuối cùng, nhờ có Nguyên phi Ỷ Lan giúp đỡ trị nước, nhà vua đem quân đánh thắng Chiêm Thành, đất nước Đại Việt trong ấm ngoài êm, nhân dân no đủ.
Theo Zing
Chuyện ít biết về nữ hoàng duy nhất ở Việt Nam Với 7 chức vị trong đời, Lý Chiêu Hoàng có số phận lạ lùng nhất trong lịch sử Việt Nam và vai trò của bà với vận mệnh quốc gia khá mờ nhạt. Là nữ hoàng đầu tiên và cũng là duy nhất trong lịch sử vương triều phong kiến Việt Nam, song Lý Chiêu Hoàng (Chiêu Thánh) ở ngôi báu chỉ hơn...