9 điểm có thể đỗ đại học: Vơ vét thí sinh như con dao 2 lưỡi

Theo dõi VGT trên

Kịch bản thí sinh đạt 9 điểm 3 môn có thể trúng tuyển đại học không chỉ ảnh hưởng uy tín của trường, mà còn khiến nguy cơ thất nghiệp của sinh viên tăng cao.

Khi dự thảo tuyển sinh đại học 2017 vừa được công bố, nhiều chuyên gia khẳng định không cần lo ngại việc bỏ điểm sàn dẫn tới tình trạng hạ điểm chuẩn và tuyển sinh ồ ạt vì “các trường phải tự giữ uy tín” và “thí sinh biết cân nhắc”.

Tuy nhiên, những người khác cho rằng với tâm lý thích đại học của phụ huynh, học sinh cùng nhu cầu tuyển đủ sinh viên để đảm bảo nguồn thu, duy trì hoạt động của trường, nhiều thí sinh chỉ đạt 8, 9 điểm ba môn cũng có thể trúng tuyển.

Trên thực tế, tâm lý chuộng bằng cấp còn phổ biến ở nước ta. Nhiều gia đình thúc ép con học để đỗ đại học, không thua bè kém bạn.

9 điểm có thể đỗ đại học: Vơ vét thí sinh như con dao 2 lưỡi - Hình 1

Áp lực đỗ đại học là gánh nặng với nhiều học sinh lớp 12. Ảnh: Phước Tuần.

Minh Tâm, một học sinh lớp 12 ở Hà Nội, chia sẻ nếu chỉ đạt 9 điểm, em không ngại học trường kém chất lượng vì không chịu nổi sức ép từ bố mẹ hay cảm giác thua thiệt khi bạn bè đều đến giảng đường.

Đây cũng là lựa chọn của không ít học sinh với những lý do khác nhau. Một số em quyết định theo học trường lấy điểm chuẩn thấp rồi vừa học vừa ôn thi lại. Những em khác coi một năm học tạm là thời gian để chuẩn bị du học.

Trong khi đó, Thùy Dung, học sinh ở Hà Tĩnh, thẳng thắn thừa nhận khả năng học tập của mình không tốt. Nếu đỗ trường lấy 8, 9 điểm, em sẽ theo học.

Em cũng không lo thất nghiệp nếu học trường kém. Gia đình đủ khả năng thu xếp việc làm, chỉ cần n.ữ s.inh có bằng đại học.

Nhiều phụ huynh cũng sẵn sàng cho con theo học trường lấy điểm thấp vì lo ngại các em sẽ nhiễm thói hư tật xấu nếu ở nhà trong một năm.

Chị Huyền Trang, một phụ huynh ở Hà Nội, cho biết chỉ cần con muốn học, chị sẽ đồng ý. Nữ phụ huynh tin tưởng điểm số không quyết định được năng lực của một người, con chị học kém môn tự nhiên không có nghĩa không có năng khiếu ở lĩnh vực khác.

Tuy nhiên, một số phụ huynh, học sinh cho rằng việc theo học một trường lấy điểm chuẩn thấp chỉ lãng phí thời gian và t.iền bạc. Nhiều người thậm chí quan niệm đó là trường cho con nhà giàu và môi trường học tập như vậy khiến người trẻ đ.ánh mất chí tiến thủ.

Chất lượng giáo dục của những trường lấy điểm chuẩn thấp luôn là mối quan tâm của các bậc phụ huynh, học sinh và giáo viên. Không ít người nhận định trường chất lượng thấp đồng nghĩa giảng viên trình độ “còi”, không thể phát huy hết năng lực của sinh viên.

Video đang HOT

Một giảng viên chia sẻ trường cố tuyển đủ sinh viên bất chấp chất lượng khiến ông gặp khó khăn trong công tác giảng dạy do chất lượng đầu vào quá thấp. Việc hạ điểm chuẩn để vơ vét thí sinh như con dao 2 lưỡi.

Thực tế, Bộ GD&ĐT bỏ sàn sẽ giúp càng trường tốp dưới có thêm nguồn tuyển nhưng việc tuyển vào những thí sinh kém sẽ ảnh hưởng uy tín, cũng như chất lượng đào tạo của trường, đặc biệt khi chưa đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng và siết đầu ra.

Điều này cũng đồng nghĩa nguy cơ sinh viên thất nghiệp sẽ tăng cao khi đầu vào được “mở cửa”, đầu ra chưa “thắt chặt”.

Theo Zing

9 điểm có thể đỗ đại học và nỗi lo kiểm định chất lượng

Một số chuyên gia đề xuất chỉ bỏ điểm sàn với trường đại học đã qua kiểm định chất lượng, tránh trường hợp thí sinh đạt 9 điểm ba môn cũng trúng tuyển.

Trước thông tin Bộ GD&ĐT dự kiến bỏ điểm sàn đại học trong năm tuyển sinh 2017, nhiều chuyên gia lo ngại thí sinh đạt 9 điểm tổ hợp 3 môn xét tuyển vẫn đỗ đại học.

Trong khi đó, công tác kiểm định chất lượng giáo dục, siết đầu ra chưa được thực hiện nghiêm túc. Nhiều người băn khoăn với chất lượng đầu vào như vậy, chất lượng giáo dục rồi tương lai của sinh viên khi ra trường sẽ đi về đâu.

Kiểm định chất lượng không hiệu quả

Hiện nay, cả nước có 4 trung tâm kiểm định chất lượng tại ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Đà Nẵng và trung tâm của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.

Với gần 500 trường ĐH, CĐ theo chu kỳ 5 năm kiểm định một lần, bình quân mỗi năm, những tổ chức này sẽ phải kiểm định khoảng 70 trường.

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên thứ trưởng GD&ĐT - bày tỏ băn khoăn về vấn đề tình trạng "vừa đá bóng vừa thổi còi" của kiểm định chất lượng giáo dục đại học.

Ông thông tin trong số 4 trung tâm, chỉ trung tâm của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam hoạt động độc lập. Các trung tâm còn lại thuộc trường đại học nên có thể thiếu khách quan.

Khi trường lo chỗ làm việc, lương bổng cho kiểm định viên, việc kiểm định có thể thiên vị, thậm chí tiêu cực. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học bị đ.ánh giá vẫn mang tính hình thức.

Ông Nhĩ nêu quan điểm: "Việc kiểm định chất lượng giáo dục đại học phải độc lập, khách quan, minh bạch và không tiêu cực mới đ.ánh giá đúng chất lượng của các trường".

9 điểm có thể đỗ đại học và nỗi lo kiểm định chất lượng - Hình 1

Bỏ điểm sàn phải gắn với kiểm định chất lượng và siết đầu ra. Ảnh: Anh Tuấn.

Cũng theo PGS Trần Xuân Nhĩ, với số lượng trường đại học như hiện nay, mỗi năm, một trung tâm phải kiểm định hàng chục trường. Tuy nhiên, trên thực tế, một trung tâm đ.ánh giá 20 trường trong một năm đã rất khó.

Cho rằng việc kiểm định chất lượng giáo dục đại học quá tải, ông Nhĩ đề nghị Bộ GD&ĐT lên kế hoạch để các trung tâm mở lớp đào tạo, bồi dưỡng kiểm định viên cho các trường để họ tự kiểm định rồi mới đến lượt các trung tâm kiểm định lại.

Bộ GD&ĐT cũng cần tìm ra giải pháp cân đối, tránh tình trạng khi cần thì mở trung tâm kiểm định ồ ạt, đ.ánh giá xong, các kiểm định viên lại thất nghiệp.

Ở một góc nhìn khác, GS.TS Nguyễn Quý Thanh, Giám đốc Trung tâm Kiểm định Chất lượng Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội - cho rằng vấn đề không nằm ở số lượng trung tâm kiểm định.

Hiện tại, cả nước có khoảng 500 người có thẻ hành nghề hoặc chứng chỉ kiểm định viên, mỗi đoàn kiểm định chỉ cần 5 người. Do đó, công tác kiểm định phụ thuộc việc các trường có đăng ký kiểm định chất lượng hay không.

Luật Giáo dục Đại học 2012 quy định bắt buộc kiểm định nhưng không bắt buộc các trường đăng ký kiểm định tại đâu, không có sức ép để các trường phải thực hiện.

Trước đây, các trường lấy lý do chưa có trung tâm, kiểm định viên. Hiện tại, trung tâm, nhân lực, công cụ, phương pháp, quy trình, văn bản đã có sẵn, vấn đề là có làm hay không.

Ông Thanh thông tin thêm Bộ GD&ĐT đang bàn bạc để đưa ra những biện pháp như gắn tự chủ đại học và quy hoạch mạng lưới với kiểm định chất lượng nhằm đảm bảo kiểm định chất lượng giáo dục thực sự đi vào cuộc sống, triển khai có hiệu quả.

Một trong những biện pháp đó có thể liên quan tự chủ tuyển sinh, cụ thể là điểm sàn - vấn đề được dư luận quan tâm trong thời gian gần đây.

'Không thể để 9 điểm đỗ đại học'

Theo một số chuyên gia giáo dục, nếu Bộ GD&ĐT bỏ điểm sàn, một số trường sẽ hạ điểm chuẩn để thu hút sinh viên. Chất lượng đầu vào thấp sẽ tạo ra vòng luẩn quẩn về chất lượng đào tạo, nguồn nhân lực và vấn đề thất nghiệp.

9 điểm có thể đỗ đại học và nỗi lo kiểm định chất lượng - Hình 2

GS Nguyễn Quý Thanh cho rằng Bộ GD&ĐT nên quy định điểm sàn với những trường chưa đạt chuẩn. Đồ họa: Ngọc Châu.

Việc trông chờ vào khả năng tự chủ suy nghĩ, tự quyết định và chịu trách nhiệm của thí sinh có vẻ thiếu khả thi vì thực tế những năm trước cho thấy bộ có điểm sàn, các trường vẫn tìm cách hút học sinh yếu bằng phương pháp tuyển sinh khác như xét hồ sơ.

Nhiều chuyên gia đề xuất không vội vàng bỏ điểm sàn khi chất lượng đào tạo chưa đảm bảo và vấn đề siết c.hặt đ.ầu ra chưa triệt để.

Bên cạnh đó, tăng cường kiểm định chất lượng giáo dục đại học được xem là một trong những biện pháp để giải quyết tình trạng trên, tránh trường hợp những thí sinh chỉ đạt 8, 9 điểm tổ hợp 3 môn vẫn trúng tuyển.

Theo GS Nguyễn Quý Thanh, các trường đã qua kiểm định có thể tự quyết tiêu chí tuyển sinh, bao gồm cả điểm sàn. Những trường chưa được kiểm định, chưa chứng minh cho xã hội thấy họ đủ năng lực đào tạo, cơ quan quản lý sẽ quyết định thay.

Ông nêu quan điểm muốn tự quyết, trường phải đủ năng lực đào tạo. "Với những trường không đủ năng lực, bộ nên quy định mức sàn, không thể để trường hợp 8, 9 điểm cũng có thể vào đại học", GS Thanh đề nghị.

PGS Trần Xuân Nhĩ cũng cho rằng bỏ điểm sàn phải đi kèm việc đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng và siết đầu ra.

"Thương sinh viên không phải cứ cho tốt nghiệp hết mà làm thế nào để các em đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động của xã hội. Những em chưa đủ năng lực thì ở lại học tiếp. Thương sinh viên kiểu dễ dãi, tống ra hết là không được", ông Nhĩ khẳng định.

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng cần có một số biện pháp khác để tạo tính tự chủ cho học sinh, hạn chế lối suy nghĩ vào đại học bằng mọi giá.

Hiện tại, bộ yêu cầu các trường công bố tỷ lệ việc làm theo ngành và thu nhập trung bình của sinh viên sau khi ra trường. Các trường phải chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo và điều chỉnh cho phù hợp xu thế xã hội.

Giám đốc Trung tâm Kiểm định Chất lượng Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội - cũng cho rằng các trường nên công khai những yếu tố đảm bảo chất lượng như số lượng tiến sĩ, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo cũng như tỷ lệ việc làm, là căn cứ cho thí sinh chọn ngành, trường đăng ký xét tuyển.

Theo ông, ngoài việc đảm bảo chất lượng đào tạo khi bỏ điểm sàn, kiểm định chất lượng sẽ hỗ trợ sinh viên trong học tập.

Ở nước ngoài, sinh viên các trường đã qua kiểm định có thể chuyển trường trong quá trình học. Nếu việc kiểm định được đẩy mạnh, Việt Nam cũng có thể thực hiện chính sách tương tự.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

NÓNG: Xoài Non xác nhận chia tay Xemesis
20:41:14 16/06/2024
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Na Trát đọ sắc với mỹ nhân "đẹp chấn động thế gian", Quan Hiểu Đồng thần thái sau vụ mất mặt ở sự kiện
18:02:55 16/06/2024
Đang cháy lớn tại ngôi nhà 6 tầng trên phố Định Công Hạ, có người mắc kẹt
21:31:27 16/06/2024
Nữ ca sĩ Việt t.uổi 50 viên mãn bên chồng con trong biệt thự hơn 70 tỷ đồng ở Mỹ
21:32:47 16/06/2024
Vụ cháy 3 người mất tại Bắc Giang: Lửa bùng từ nơi để xe điện, khí độc lan nhanh
17:33:21 16/06/2024
Sau vụ mất hơn 170 tỷ đồng, nữ chủ tịch huyện ở Đồng Nai bị cách chức Phó Bí thư
18:09:36 16/06/2024
Người mẫu Việt tiết lộ cuộc sống sau khi chia tay CEO hơn 46 t.uổi
20:33:29 16/06/2024
Phim 'Trạm cứu hộ trái tim' tập 43: An Nhiên bị vợ Việt đ.ánh g.hen?
20:36:46 16/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hương Tràm ra nhạc, khán giả chê nghe chán, bảo trả lại thời Em gái mưa

Nhạc việt

23:41:21 16/06/2024
Ngày 15-6, Hương Tràm cùng lúc tung ra EP Sweet home cùng MV Chỉ mình anh đi xa. Tuy nhiên có một số khán giả nhận xét giọng của Hương Tràm không hay như trước.

Thuram: 'Tôi đẹp trai hơn Mbappe, không giống Ninja Rùa'

Sao thể thao

23:40:36 16/06/2024
Marcus Thuram gây chú ý khi có lời trêu đùa hài hước trong lúc bị nhầm lẫn bản thân với người đồng đội Kylian Mbappe.

Tông vào ô tô đậu trên vỉa hè, người đi xe máy t.ử v.ong

Tin nổi bật

23:27:10 16/06/2024
Tối 16-6, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk phối hợp các cơ quan chức năng điều tra vụ tai nạn làm một người đàn ông t.ử v.ong.

Xử phạt lái xe 17 triệu đồng vì đi ngược chiều trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Pháp luật

23:23:01 16/06/2024
Tại cơ quan Công an, lái xe thừa nhận hành vi vi phạm của mình có thể gây nguy hiểm cho bản thân và người tham gia giao thông khác.

Cách muối cà pháo giòn ngon, không bị thâm

Ẩm thực

23:01:24 16/06/2024
Nhiều bà nội trợ mong muốn làm được hũ cà muối trắng, giòn cho những bữa cơm gia đình, hãy thử tham khảo bí kíp dưới đây.

Sốc với bữa ăn "thời thượng" 4.000 năm t.uổi ở Syria

Lạ vui

22:18:10 16/06/2024
Dấu vết thực phẩm cổ đại từ một phế tích ở Syria giống đến kinh ngạc chế độ ăn đang được giới y học lẫn người dân từ khắp thế giới theo đuổi.

Vùng đất rực rỡ trong lành nhất châu Phi

Du lịch

21:55:46 16/06/2024
Năm 2022, Namaqualand lọt vào danh sách những khu vực có không khí trong lành nhất châu Phi. Thác nước Nieuwoudtville chỉ xuất hiện khi có mưa lớn.

NSƯT Anh Thái phim "Chị Dậu" qua đời ở t.uổi 86

Sao việt

21:53:51 16/06/2024
NSƯT Anh Thái - người nổi tiếng với vai anh Dậu trong phim Chị Dậu - qua đời ở t.uổi 86 vì tai nạn giao thông khi đi nhận lương hưu.

Dàn diễn viên chính của 'Móng vuốt' tung bộ ảnh tặng khán giả, 'diễn sâu' từ trong phim đến hình

Hậu trường phim

21:50:44 16/06/2024
Vừa qua, làng phim Việt mùa hè này đã có một màu sắc mới về đề tài sinh tồn, kinh dị hài mang tên Móng vuốt. Bộ phim được công chiếu đã gây ấn tượng về kỹ xảo phim được đầu tư và nội dung sinh tồn ly kỳ.

Những điều kiêng kị trong phong thủy nhà ở mà bạn cần phải biết trước khi trang trí

Trắc nghiệm

21:13:22 16/06/2024
Nếu sắp xếp không gian hợp lý sẽ giúp cuộc sống và tài lộc của gia đình tốt hơn.Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về phong thủy nhà ở, thì lời khuyên là bạn nên tham khảo ngay những điều cấm kỵ