Động đất tại Tây Tạng: Chuyển sang công tác khắc phục hậu quả và tái định cư
Chiều 8/1, giới chức Trung Quốc cho biết công tác tìm kiếm và cứu hộ sau trận động đất mạnh 6,8 độ xảy ra ở Khu tự trị Tây Tạng về cơ bản đã kết thúc, trọng tâm công việc hiện sẽ chuyển sang tái định cư những người bị ảnh hưởng.
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm nạ.n nhâ.n tại hiện trường động đất ở huyện Dingri thuộc Khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc ngày 7/1/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Trong cuộc họp báo, Thị trưởng Xigaze, ông Wang Fanghong cho biết sau khi hơn 10.000 nhân viên cứu hộ rà soát khắp các khu vực đổ nát, công tác tìm kiếm và cứu hộ về cơ bản đã kết thúc. Tổng cộng có 407 người bị mắc kẹt đã được giải cứu. Trong bước tiếp theo, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục tăng cường cảnh báo sớm về động đất, duy trì công tác tìm kiếm để đảm bảo không có người bị mất tích và sẽ nỗ lực hết sức để điều trị cho những người bị thương. Ngoài ra, chính quyền sẽ đảm bảo tái định cư thích hợp cho những cư dân bị ảnh hưởng, đảm bảo người dân có nơi trú ẩn trong điều kiện lạnh giá, ngăn ngừa thảm họa thứ cấp và đẩy nhanh quá trình xác minh thảm họa và tái thiết sau thảm họa.
Theo chính quyền thành phố Xigaze, hơn 46.500 cư dân bị ảnh hưởng đã được di dời đến 187 địa điểm tái định cư, với hơn 3.700 lều trại đã được dựng.
Video đang HOT
Tổng cộng 484 khách du lịch ở huyện Dingri, bao gồm 13 người nước ngoài, đã trở về khu vực đô thị Xigaze, không có thương vong nào. Tại các khu lều trại tái định cư, giới chức đã hỗ trợ bếp lò, lò sưởi và thức ăn nóng để bảo vệ người dân khỏi nhiệt độ đóng băng, dự kiến sẽ giảm xuống mức âm 17 độ C trong vòng 3 ngày sau trận động đất.
Khoảng 428.000 mặt hàng cần thiết khẩn cấp, như lều vải, chăn, áo khoác, máy phát điện, đèn chiếu sáng khẩn cấp, thực phẩm và thuố.c men, cùng 81 xe chở nhiên liệu, đã được chuyển đến khu vực bị động đất. Bộ Tài chính và Bộ Quản lý Khẩn cấp Trung Quốc đã phân bổ 100 triệu nhân dân tệ (NDT – khoảng 13,9 triệu USD) để hỗ trợ các nỗ lực cứu trợ thiên tai ở Xizang. Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia cũng đã phân bổ 100 triệu NDT để hỗ trợ phục hồi khẩn cấp sau thảm họa. Bộ Tài chính Trung Quốc cũng thông báo dành 80 triệu NDT vào quỹ cứu trợ thiên tai để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp tại Khu tự trị Tây Tạng. Trong khi đó, các dịch vụ viễn thông, điện và đường sá đã cơ bản được khôi phục tại khu vực bị động đất.
Theo các nhà chức trách Trung Quốc, vụ động đất sáng 7/1 tại Tây Tạng đã khiến 126 người thiệ.t mạn.g, 188 người bị thương và hơn 3.600 ngôi nhà bị sập. Hơn 14.600 người, bao gồm lính cứu hỏa, binh lính, cảnh sát và nhân viên cứu hộ chuyên nghiệp, đã tham gia vào hoạt động cứu hộ.
Động đất tại Tây Tạng (Trung Quốc): Ghi nhận 660 dư chấn tại huyện Dingri
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, tính đến 10h ngày 8/1 theo giờ địa phương, các cơ quan chức năng của Trung Quốc đã ghi nhận tổng số 660 dư chấn, trong đó có 31 dư chấn có độ lớn 3,0 trở lên.
Lực lượng cứu hộ làm nhiệm vụ tại hiện trường vụ động đất tại Khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc, ngày 7/1/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Cụ thể, có 28 dư chấn có độ lớn từ 3,0-3,9 và 3 dư chấn có độ lớn từ 4,0-4,9. Dư chấn lớn nhất nằm cách tâm chấn chính khoảng 18 km.
Sau thảm họa khiến 126 người thiệt mạng và 188 người bị thương, Trung tâm Mạng lưới động đất Trung Quốc (CENC) đã tiến hành cuộc họp với sự tham gia của giới chuyên gia để đán.h giá, nghiên cứu và phân tích về trận động đất. Tâm chấn của trận động đất có độ lớn 6,8 nằm ở huyện Dingri - cách thủ phủ Lhasa của khu tự trị Tây Tạng khoảng 183 km về phía Đông Nam. Tâm chấn nằm cách đoạn đứt gãy gần nhất khoảng 11 km, cơ chế động đất là đứt gãy kéo dài.
Theo giới chuyên gia Trung Quốc, sau khi một trận động đất lớn xảy ra, có thể cảm nhận được các dư chấn ở khu vực nguồn và các khu vực lân cận. Các dư chấn này suy yếu dần về cường độ và tần suất theo thời gian, đồng thời sẽ có những biến động trong quá trình suy yếu. Vì vậy, vẫn có khả năng xảy ra động đất ở khu vực động đất ban đầu và các khu vực lân cận trong những ngày sắp tới.
Một đặc điểm chung của dư chấn là cường độ của chúng thường tỷ lệ thuận với quy mô của trận động đất chính. Điều này có nghĩa là nếu trận động đất chính xảy ra ban đầu càng lớn, thì dư chấn sẽ càng mạnh và xảy ra thường xuyên hơn. Sau đó, hoạt động dư chấn sẽ tăng dần theo thời gian và giảm dần về cường độ và tần suất. Tuy nhiên, thời gian xảy ra dư chấn có thể khác nhau ở mỗi khu vực, có thể kéo dài vài tháng, thậm chí hơn 10 năm.
Do đó, giới chuyên gia cho rằng người dân tại các khu vực xảy ra động đất và xuất hiện dư chấn kéo dài cần lựa chọn địa điểm cẩn thận khi xây dựng nơi trú ẩn tạm thời. Người dân không nên quay trở lại nơi ở của mình trước khi các cơ quan chuyên môn thẩm định mức độ an toàn.
Trước tổn thất và thiệt hại về người và tài sản của Trung Quốc do trận động đất trên, ngày 7/1, Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel bày tỏ tình đoàn kết với nhân dân, Đảng và Chính phủ Trung Quốc.
Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, Chủ tịch Cuba đã đưa ra thông điệp trên mạng xã hội X, trong đó, ông Díaz-Canel thay mặt Nhà nước và nhân dân Cuba gửi lời chia buồn tới gia đình của các nạ.n nhâ.n.
Thủ tướng Cuba Manuel Marrero, Chủ tịch Quốc hội Esteban Lazo và Bộ trưởng Ngoại giao Bruno Rodríguez cũng gửi "lời chia buồn chân thành nhất" tới người dân, Chính phủ và gia đình các nạ.n nhâ.n, đồng thời mong muốn Trung Quốc "nhanh chóng khắc phục thiệt hại" do trận động đất gây ra.
Hiện giới chức Trung Quốc đã huy động hơn 12.000 thành viên các lực lượng cứu hộ khẩn cấp, cứu hỏa, chữa cháy rừng, công an, quân đội và lực lượng cứu hộ khẩn cấp xã... tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn và cứu hộ.
Động đất tại Tây Tạng: Nhiều cơ quan kích hoạt cơ chế ứng phó khẩn cấp Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, sau trận động đất có độ lớn 6,8 tại huyện Dingri, thành phố Xigazê, thuộc khu tự trị Tây Tạng và 16 dư chấn, chiều 7/1, nhiều cơ quan chức năng địa phương đã kích hoạt cơ chế ứng phó khẩn cấp. Những ngôi nhà bị phá hủy sau trận động đất tại huyện Dingri, thành...