Đóng cửa trường 3 tháng hè, trung tâm dạy thêm ‘bắt được vàng’
Nhà trường không dạy học hè thì điểm đến cho học sinh sẽ là các trung tâm dạy thêm văn hóa, kỹ năng sống, nơi phụ huynh gửi gắm con em cho “bằng bạn bằng bè”. Cần làm gì để trẻ thực sự được nghỉ hè 3 tháng?
Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang xây dựng Dự thảo Quyết định ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2020-2021. Theo đó sẽ quy định thống nhất trong cả nước thời gian khai giảng là ngày 5/9, các trường không tổ chức dạy học trước ngày khai giảng, thời gian tập trung học sinh để chuẩn bị cho khai giảng năm học mới sớm nhất là ngày 1/9. Như vậy, học sinh sẽ được nghỉ trọn vẹn 3 tháng hè.
Kỳ nghỉ hè 3 tháng với học sinh ở các miền quê sẽ là kỳ nghỉ thực sự. Còn thành phố thì chưa chắc. Ảnh minh họa
Nhiều phụ huynh cho rằng học trước khai giảng là không nên vì mất đi sự tinh nguyên của năm học mới. Khi học sinh đi học trước thì ngày khai giảng chỉ còn là hình thức. Vì vậy thông tin học sinh nghỉ trọn vẹn 3 tháng hè được nhiều phụ huynh ủng hộ.
Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh là cần quy định nghiêm túc việc cấm dạy hè, xử lý thật nghiêm những cơ sở giáo dục cố tình vi phạm việc dạy thêm trong dịp hè. Bởi nhà trường không được dạy học thì điểm đến sẽ là các trung tâm dạy thêm văn hóa, kỹ năng sống, nơi phụ huynh gửi gắm con em cho “bằng bạn bằng bè”.
“Với đặc thù ở thành phố bố mẹ đi làm cả ngày, nếu học sinh nghỉ 3 tháng hè mà các trung tâm dạy kỹ năng sống, kỹ năng mềm, thậm chí dạy văn hóa vẫn hoạt động thì chắc chắn bố mẹ sẽ cho con đến học.
Bởi lẽ, bố mẹ nào cũng có tâm lý cho con đến trung tâm, đến lớp không nặng nề việc học kiến thức nhưng được giao lưu với bạn bè, tham gia các hoạt động ngoại khóa thông qua các câu lạc bộ để hoạt động tăng cường sức khỏe, vừa phục vụ đam mê của các con vừa được bổ túc kiến thức của năm học trước, rèn luyện, bổ trợ tiếng Anh… Như vậy việc Bộ GD&ĐT cấm các trường dạy trước khai giảng chỉ còn là chuyển từ dạy ở trường sang dạy trung tâm văn hóa.
Video đang HOT
Lúc này, các thầy cô ở các trường nổi tiếng lại có cơ hội đầu quân cho các trung tâm dạy kỹ năng, lại dùng đủ cách hút học sinh để tăng giá. Như vậy, lại vẫn trong vòng luẩn quẩn đó mà không thay đổi được bản chất vấn đề.
Trong khi đó, các trung tâm, lò luyện chỉ có tính thời điểm, có quản lý và đảm bảo độ tin cậy bằng nhà trường? Do vậy, nếu cấm nhà trường cho học trước khai giảng thì cả trung tâm bên ngoài cũng không được phép hoạt động”, cô Lê Thị Loan – Phó trưởng khoa Giáo dục (Học viện Quản lý Giáo dục) cho hay.
Còn ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An khẳng định ông rất ủng hộ chủ trương cho học sinh nghỉ hè trọn vẹn 3 tháng.
“Việc này cần thiết triển khai kéo dài đối với các năm học tiếp theo. Cấn phải trả lại ý nghĩa của ngày khai giảng để thầy và trò được vui vẻ, hồ hởi bước vào năm học mới”, ông Thành cho hay.
Ngược lại với quan điểm trên, cô Văn Thùy Dương – Phó hiệu trưởng trường THCS -THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho biết: “Kỳ thi lớp 10 tại Hà Nội như một cuộc thi giành học bổng, tức là nếu học sinh đạt điểm cao thì được tuyển vào trường công lập và không phải nộp học phí.
Đồng nghĩa với việc để vào trường công lập thì các em đã là học sinh khá, giỏi. Còn lại 40% học sinh trượt công lập, tức là có đầu vào chất lượng thấp hơn sẽ vào học dân lập, tư thục và đóng học phí.
Đa phần các trường ngoài công lập đều chỉ nhận được các học sinh yếu, trung bình, khá… trong khi đó học sinh, phụ huynh nào cũng muốn con cái học hành tốt để vào đại học, cao đẳng.
Vậy nên muốn để học sinh học tốt thì các trường tư bắt buộc phải có phương án bồi dưỡng cho các con và các con sẽ phải học, không có con nào muốn từ yếu, trung bình lên khá, từ khá lên giỏi mà không cần phải học nhiều hơn các bạn vốn dĩ giỏi. Do đó việc ấn định học sinh khá, giỏi và học sinh yếu, kém đều nghỉ hè 3 tháng như nhau là chưa hợp lý”.
Theo cô Thùy Dương, Bộ GD&ĐT hãy để cho các trường tự bố trí thời gian, không dạy trái với quy định của Bộ, kết thúc năm học đúng với kiến thức đó là được. Bởi trường tư lập ra phải đảm bảo chất lượng đào tạo với phụ huynh, muốn đạt mong muốn của phụ huynh mà học sinh nghỉ học thì làm sao đạt được.
Trường tư nhận học sinh đầu vào không tốt bằng trường công lập rồi giờ không cho thời gian để bổ túc kiến thức thì tình trạng phụ huynh phải đưa con đi học thêm là chuyện dễ hiểu, lúc đó các trung tâm dạy thêm sẽ lại được hưởng lợi nhất.
Học sinh nghỉ hè 3 tháng: Quên kiến thức không phải là chuyện "to tát"?
Năm học 2020 - 2021, dự kiến học sinh sẽ có kỳ nghỉ hè kéo dài suốt 3 tháng. Thông tin này khiến một số phụ huynh băn khoăn...
Con ghỉ dài phụ huynh vui, buồn lẫn lộn
Mới đây, lãnh đạo Bộ GD&ĐT thông tin, Bộ đang xây dựng dự thảo kế hoạch năm học 2020 - 2021, dự kiến áp dụng từ kỳ nghỉ hè năm sau, học sinh sẽ được nghỉ trọn vẹn 3 tháng hè. Thời gian kết thúc năm học là ngày 31/5. Thời gian bắt đầu năm học mới từ ngày 1/9. Thông tin này nhanh chóng nhận được sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Không ít ý kiến đồng tình, song cũng có ý kiến lo lắng con nghỉ hè dài, bố mẹ không biết bố trí trông nom cho con thế nào...
Là phụ huynh có hai con học tiểu học, chị Nguyễn Bích Đào (ở đường Giải Phóng, Hà Nội) cho biết: "Đợt nghỉ vì dịch COVID-19 vừa qua, con được nghỉ trọn 3 tháng, dù vất vả chăm non, kèm cặp việc học, song đó cũng là "phép thử" việc con được nghỉ hè suốt 3 tháng là thế nào. Tôi nghĩ rằng, sau một năm học, học sinh cần được nghỉ ngơi để tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, thể thao nâng cao sức khỏe theo đúng nghĩa. Tôi không đồng ý với những kiểu "biến tướng" kỳ nghỉ hè thành học kỳ 3 để thu tiền của phụ huynh...".
Dù đồng tình, tuy nhiên phụ huynh Trần Tâm (ở Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội) cho hay: "Học sinh cần được nghỉ hè theo đúng nghĩa. Tuy nhiên, việc sắp xếp, bố trí quản lý con cũng khá nan giải. Cần có những hoạt động tương ứng cho học sinh được tham gia vui chơi, giải trí... chứ không phải là các hoạt động dịch vụ để thu tiền với mức cao mà phụ huynh không có sự lựa chọn nào khác".
Hàng năm, Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) vào tuần cuối cùng của tháng 8 mới tập trung học sinh, đồng nghĩa với việc học sinh được nghỉ khoảng 3 tháng hè. Bà Đỗ Thị Thủy - Phó hiệu trưởng phụ trách khối tiểu học cho biết: "Nghỉ hè vào dịp nắng nóng ở miền Bắc là phù hợp, song nghỉ 3 tháng là khá dài. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh là chóng quên, nên việc quên kiến thức cũng hết sức bình thường. Vào tháng 9, giáo viên dạy học cũng khá vất vả vì vừa phải dạy kiến thức mới, vừa ôn kiến thức cũ. Tuy nhiên, dù khó khăn nhưng đó không phải vấn đề lớn đối với giáo viên và hoàn toàn làm tốt công việc của mình...".
Học sinh được nghỉ hè 3 tháng theo dự kiến của Bộ GD&ĐT đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Ảnh minh họa: Q.Anh
Nghỉ hè là khoảng thời gian quan trọng với học sinh
Trước những ý kiến trái chiều của các bậc phụ huynh, cũng như lo ngại học sinh quên kiến thức, BS Nguyễn Trọng An - nguyên Phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) cho rằng: "Với quy định dự kiến của Bộ GD&ĐT vào năm học tới học sinh hoàn toàn được nghỉ hè, là người làm công tác bảo vệ trẻ em lâu năm, tôi thấy thấy rất hợp lý. Đối với các cấp trung học, có thể thời gian nghỉ hè rút ngắn hơn, nhưng với học sinh tiểu học, tôi hoàn toàn ủng hộ việc nghỉ trọn 3 tháng hè. Không nên viện cớ vào lý do học sinh mải chơi quên kiến thức".
Theo BS Nguyễn Trọng An, nghỉ hè là phải cho học sinh chơi thoải mái, đến thời gian cuối hè mới cho học sinh tập dần lại với môi trường học tập, chứ không nên dạy thêm, học thêm. Trong thời gian nghỉ hè, nên cho trẻ học những kỹ năng phòng chống đuối nước, bảo vệ mình trước xâm hại... Làm sao trang bị được cho trẻ những kiến thức đó, mà trong năm học ở trường học các thầy cô giáo chưa có thời gian để dạy kỹ.
Phụ huynh có thể hỗ trợ cho con làm thế nào để ở nhà một mình, cách quản lý con, bởi bố mẹ không có thời gian để trông con. Đó cũng là một khó khăn, nhưng cần phải tháo gỡ. Chức năng của Hội đồng Đội Trung ương là tổ chức các hoạt động vui chơi an toàn tại cộng đồng, quản lý học sinh tham gia các câu lạc bộ múa hát, đá bóng... Nghỉ 3 tháng hè, cần tập trung vào dạy phòng chống tai nạn thương tích. Do thiếu sân chơi mà trẻ em ra đường chơi tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông, tai nạn thương tích, đuối nước... Các bậc cha mẹ và gia đình cần quan tâm đến.
"Nghỉ hè, học sinh cần được nâng cao sức khỏe vì trong năm học đã căng thẳng học tập, giờ đến lúc xả hơi để phục hồi sức khỏe, tinh thần sảng khoái. Song song với vui chơi, vận động phải chú trọng đến sức khỏe tinh thần, văn hóa, văn nghệ, thư viện có người hướng dẫn. Để đảm bảo những ngày hè hoàn toàn thoải mái, an toàn đối với học sinh. Tôi phản đối việc viện cớ của các thầy cô giáo cho rằng học sinh quên kiến thức mà bắt ép học sinh học hè. Chỉ những trường hợp học sinh yếu, kém hổng kiến thức mới bồi dưỡng cho các em, chứ không phải tổ chức học hè theo diện ép buộc, đại trà", BS Nguyễn Trọng An nêu quan điểm.
Bộ GD&ĐT cho biết, năm học 2020 - 2021, Bộ sẽ tiếp tục rà soát để tinh giản nội dung dạy học, giảm tải chương trình. Vì vậy, thời gian thực học cho cấp THCS, THPT sẽ được điều chỉnh còn 35 tuần (so với 37 tuần hiện nay) như với cấp Tiểu học. Qua đó tăng thời gian tổ chức các hoạt động trải nghiệm và tăng thời gian nghỉ hè cho giáo viên và học sinh.
'Nghỉ hè 3 tháng không dài, thậm chí còn ngắn' PGS.TS Trần Thành Nam cho rằng khi ngành giáo dục chuyển trọng tâm sang dạy người, 3 tháng hè không dài, thậm chí còn ngắn. Trong khi nhiều phụ huynh, giáo viên, học sinh vui mừng trước thông tin từ năm học sau, thời gian nghỉ hè kéo dài 3 tháng, không ít bậc cha mẹ lo lắng nghỉ quá lâu, con quên...