Đóng cửa một số cơ sở giáo dục kém chất lượng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Bộ GD-ĐT kiểm tra các cơ sở giáo dục, ngành đào tạo kém chất lượng, tiến tới đóng cửa một số cơ sở giáo dục kém chất lượng trong thời gian kéo dài.
Ảnh minh họa
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Tổng kết năm học 2018-2019 và triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 6-8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, vẫn còn nhiều bức xúc trong giáo dục, chưa yên tâm ở nhiều việc. Theo Thủ tướng, giáo dục đạo đức lối sống hiện chưa đúng mức, giáo dục kỹ năng mềm còn hạn chế
“Dạy chữ được quốc tế đánh giá tốt, nhưng dạy người còn bất cập, vẫn còn tình trạng vi phạm đạo đức gây bức xúc trong xã hội. Một bộ phận giáo viên vi phạm đạo đức, nâng điểm, ngược đãi học sinh. Đó là những vấn đề cần quan tâm, dành thời gian nhiều hơn để khắc phục” – Thủ tướng khẳng định.
Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ ra chất lượng nguồn nhân lực thấp, thiếu trong những ngành mũi nhọn như CNTT, hữu cơ chất lượng cao. Đào tạo chưa đáp ứng được cả về cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo. Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Nhà nước sẽ tiếp tục đầu tư cho giáo dục bên cạnh đẩy mạnh xã hội hoá để có thêm nhiều nguồn lực.
Video đang HOT
Về giáo dục đại học, Thủ tướng chỉ đạo Bộ GD-ĐT kiểm tra các cơ sở giáo dục, các ngành đào tạo kém chất lượng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, tiến tới đóng cửa một số cơ sở giáo dục kém chất lượng trong thời gian kéo dài.
Theo Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, năm học 2018-2019 đánh dấu 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đây cũng là năm cả nước bứt phá thực hiện Nghị quyết Đại hội 12 của Đảng.
Bên cạnh những thời cơ thuận lợi, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng thừa nhận ngành giáo dục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có nhiều vấn đề đã tồn tại từ lâu, dư luận bức xúc nhưng chưa được giải quyết triệt để.
Xác định năm học 2019-2020 tiếp tục thực hiện theo lộ trình 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản đã đề ra, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định quyết tâm khắc phục và tạo sự chuyển biến căn bản các vấn đề về GD-ĐT mà xã hội quan tâm, dư luận bức xúc. Trong đó, tập trung thực hiện 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm: 1. Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông; 2. Rà soát sắp xếp các trường sư phạm, các cơ sở giáo dục đại học. 3. Giải quyết vấn đề thừa thiếu giáo viên, chuẩn bị đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; 4. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý các trường mầm non, phổ thông, đổi mới tự chủ đại học; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu, tăng năng suất lao động và hội nhập quốc tế. 5. Đẩy mạnh giáo dục đạo đức lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung phát biểu, thảo luận làm rõ những kết quả nổi bật trong năm học vừa qua, cũng như những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân, trong đó làm rõ trách nhiệm của Bộ GD-ĐT, các bộ ngành và địa phương. Từ đó, tư vấn, góp ý để ngành giáo dục thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ đặt ra trong năm học mới 2019 – 2020.
Yến Anh
Theo nguoilaodong
TPHCM: 80% trẻ mầm non thường xuyên được nghe đọc sách vào năm 2020
80% trẻ mầm non được nghe đọc sách, 100% trường mầm non có thư viện.. là mục tiêu TPHCM đưa ra trong kế hoạch thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2010, định hướng đến năm 2030 ngành GD-ĐT.
Cụ thể, TPHCM kỳ vọng đến năm 2020, 80% học sinh, sinh viên được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại các thư viện công cộng, thư viện của các cơ sở giáo dục, văn hóa, khoa học; 80% trẻ mầm non được tiếp cận và thường xuyên nghe đọc sách, giúp trẻ nuôi dưỡng tình yêu với sách và hình thành thói quen đọc sách ngay từ nhỏ.
90% học sinh, sinh viên có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc để phục vụ học tập, nghiên cứu và giải trí.
Học sinh tiểu học ở TPHCM đọc sách tại trường (Ảnh: Dự án Sách hay cho học sinh tiểu học)
Định hướng đến năm 2030 có 100% học sinh, sinh viên có thói quen đọc sách, có kỹ năng tiếp cận, sử dụng thông tin tại nơi sinh sống và học tập.
Về tăng cường hoạt động thư viện trường học, giáo dục TPHCM phấn đấu 100% cơ sở giáo dục có thư viện hoạt động hiệu quả, trong đó 100% cơ sở giáo dục mầm non có thư viện thân thiện; 50% cơ sở giáo dục phổ thông có tủ sách lớp học; 80% thư viện của các trường đại học, học viện, trung tâm nghiên cứu khoa học giáo dục có đủ vốn tài liệu chuyên sâu.
Để thực hiện kế hoạch, ngành Giáo dục thành phố đặt ra những giải pháp về tuyên truyền, phát triển mạng lưới thư viện trường học, đổi mới hoạt động thư viện, xây dựng thói quen, trang bị kỹ năng và phương pháp đọc...
Đối với các trường mầm non, Sở yêu cầu giáo viên cần dành thời gian đọc sách, kể chuyện cho trẻ; đồng thời hướng dẫn và khuyến khích cha mẹ học sinh đọc sách, kể chuyện cho con nghe thường xuyên tại gia đình.
Vào tháng 4/2019, Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM có công văn gửi Sở GD-ĐT và Sở Văn hóa - thể thao TPHCM về việc phối hợp kiến nghị với lãnh đạo UBND T.HCM một số giải pháp nâng cao văn hóa đọc trong nhà trường và xã hội. Theo đó, xin thành phố chủ trương đưa "tiết đọc sách" vào hệ thống chương trình giáo dục, bắt đầu bằng việc tí điểm tại mốt trường tiểu học ở địa bàn.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Giáo dục thường xuyên: Khởi sắc sau quá trình tự chủ Việc trao quyền thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính cho các cơ sở giáo dục, nhất là đối với các cơ sở giáo dục đại học, được coi là yếu tố cần thiết và vô cùng quan trọng. Với giáo dục thường xuyên (GDTX) công tác tự chủ của mỗi cơ sở giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào công...