Đồng cảm để giải mã tác phẩm nghệ thuật trong dạy Ngữ văn
Dạy học Ngữ văn cần đi liền với cảm thụ văn chương và khơi nguồn sáng tạo cho từng học sinh.
Học sinh Trường THCS Dewey học Văn qua hình thức sân khấu hóa.
Định hướng cảm xúc xói mòn yêu thích văn chương
Cô Hoàng Thị Tâm, tổ trưởng tổ Khoa học xã hội, Trường THCS Dewey (Cầu Giấy, Hà Nội) nhận định: Dạy-học Ngữ văn hiện nay có nhiều thay đổi tích cực hơn so với khoảng 10 năm trước – tương ứng với một thế hệ người học. Tuy nhiên, thay đổi đó chưa diễn ra trọn vẹn, hoặc phổ biến ở tất cả trường học, môi trường học tập.
Dạy-học Ngữ văn đòi hỏi sự tôn trọng cảm xúc của chính tác giả, cũng như của người tiếp nhận tác phẩm, người học. Tuy nhiên, theo cô Hoàng Thị Tâm, thực tế vẫn tồn tại việc giáo viên định hướng hoặc yêu cầu học sinh tiếp nhận tác phẩm, kết luận về cảm xúc, suy nghĩ của tác giả một cách khiên cưỡng.
Chính vì thế, dù có năng lực nghệ thuật, tiếp nhận tác phẩm văn học theo góc nhìn riêng một cách hợp lí, thuyết phục, học sinh nhiều khi vẫn không có cơ hội hoặc không dám nói lên tiếng nói của riêng mình. Và sẽ đáng tiếc hơn nữa khi đó là tiếng nói của trái tim tràn đầy lòng đồng cảm và tư duy sáng tạo.
Cô Hoàng Thị Tâm cũng nhận định, văn mẫu tồn tại lâu năm trong nhà trường đã khiến nhiều thế hệ học sinh ghét môn Văn – Tiếng Việt vì không được nói, biểu đạt suy nghĩ của mình mà phải nói theo, nói như văn mẫu.
Theo đó, tư duy độc lập và sáng tạo, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề của học sinh ít hoặc không được chú trọng trau dồi, rèn luyện. Đơn giản như, học sinh chỉ viết được bài văn về tác phẩm đã ôn luyện, nếu gặp tác phẩm mới tinh sẽ không biết làm thế nào để phân tích hay biểu đạt suy nghĩ của mình.
“Tại Dewey, hoạt động dạy học Văn – Tiếng Việt có nhiều khác biệt. Thay vì bình luận về nội dung trong bài học, chia sẻ quan điểm sau khi đọc xong tác phẩm, học sinh sẽ thảo luận để lên ý tưởng cho vở kịch để hiện thực hóa một tác phẩm văn học, hay làm video, poster, hùng biện…”, cô Hoàng Thị Tâm chia sẻ.
Thay vì tập trung vào hình thức đọc – chép, giáo viên giảng để học sinh áp dụng theo khuôn mẫu, học sinh được chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ, quan điểm của riêng mình.
Thay đổi trong cách dạy và học Văn
Để học sinh có một thái độ đúng đắn với học Ngữ văn – Tiếng Việt, học cách cảm thụ văn học hiệu quả và chủ động sáng tạo trong văn chương đòi hỏi những thay đổi trong cách dạy Văn – Tiếng Việt của giáo viên, nhà trường.
Nhấn mạnh điều này, cô Hoàng Thị Tâm chia sẻ kinh nghiệm từ The Dewey Schools: Chương trình học Văn – Tiếng Việt được nhà trường xây dựng dựa trên các năng lực nền tảng, giúp học sinh phát triển dần theo từng cấp độ, xuyên suốt qua từng cấp học. Phương pháp chủ đạo là đi lại con đường của người nghệ sĩ.
Video đang HOT
Theo đó, ở cấp tiểu học, học sinh học về đồng cảm – phẩm chất của người nghệ sĩ, nền tảng để sáng tác tác phẩm nghệ thuật. Tiếp đó là học các thao tác nghệ thuật: tưởng tượng, liên tưởng, bố cục.
Với lòng đồng cảm và các thao tác nghệ thuật, học sinh có thể tiếp nhận các tác phẩm nghệ thuật ở nhiều lĩnh vực như: văn học, âm nhạc, hội họa…
Từ bậc trung học, học sinh vận dụng các thao tác nghệ thuật được trang bị cùng lòng đồng cảm của bản thân để giải mã tác phẩm nghệ thuật: trữ tình, tự sự, kịch. Cao hơn nữa, học sinh từ lớp 9 bắt đầu tập nghiên cứu về tác phẩm nghệ thuật.
Với cách học này, theo cô Hoàng Thị Tâm, học sinh được đồng cảm với người nghệ sĩ sáng tác ra tác phẩm nghệ thuật, đồng cảm với nhân vật trong tác phẩm và có đủ công cụ, phương pháp để tự tìm ra thông điệp, ý nghĩa của tác phẩm.
“Thay vì tập trung vào hình thức đọc – chép, giáo viên giảng để học sinh áp dụng theo khuôn mẫu, học sinh được chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ, quan điểm của riêng mình. Đặc biệt, các bạn được lựa chọn cách thức thể hiện điều đó.
Ví dụ, khi học sinh lớp 8 được yêu cầu giải mã truyện lịch sử ” Thiếp chàng đôi ngả” của Nguyễn Triệu Luật, các em có rất nhiều sản phẩm nghệ thuật thể hiện quan điểm, hiểu biết của mình. Đơn cử như một bài thơ về tình yêu nhiều bi kịch của 2 nhân vật chính là Trần Đông Du và Trịnh Văn Trúc; một kịch bản chi tiết về cái chết của nhân vật Trần Đông Du; một bài tiểu luận về bi kịch tư tưởng của Trần Đông Du hay một video bàn luận về yếu tố lịch sử và hư cấu trong tác phẩm…” – cô Hoàng Thị Tâm chia sẻ.
Học sinh thuyết trình dự án lấy điểm môn Ngữ văn.
Đa dạng cách đánh giá
Trong quá trình học cũng như đánh giá tiến trình học tập, sự linh hoạt trong hình thức và đa dạng nội dung là cách các thầy cô sử dụng để giúp học sinh phát huy năng lực văn học, năng lực sáng tạo một cách toàn diện và tổng hòa. Căn cứ theo nội dung học, học sinh được đánh giá qua sản phẩm học tập đa dạng như: bài tiểu luận, video, bài thuyết trình, sản phẩm chuyển thể như kịch, thơ…
Với hình thức đặc biệt của các dự án học tập trong môn Văn – Tiếng Việt, thay vì được đánh giá trên thang điểm 10 như những bài kiểm tra chuẩn thông thường, cô Nguyễn Thị Thanh Hải, Giám đốc Chương trình Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hội đồng Khoa học và sư phạm The Dewey Schools, cho biết, học sinh được đánh giá theo từng tiêu chí cụ thể ứng với mỗi thể loại sản phẩm.
Cụ thể, đối với sản phẩm là tiểu luận, tiêu chí đánh giá sẽ là cách các em tư duy chọn đề tài, khả năng xây dựng dàn ý, viết thành công tiểu luận và bảo vệ những luận điểm đưa ra trong tiểu luận trước lớp.
Đối với hạng mục làm video theo nhóm, các em được đánh giá dựa trên ý tưởng cho video, kịch bản tự viết, quá trình quay phim, dựng phim, làm đồ họa và ý thức khi làm việc nhóm.
Đây cũng là cách kiểm tra đánh giá đặc biệt tại The Dewey Schools. Vượt qua khuôn khổ của điểm số hay thành tích, cách học tập này giúp thầy cô và phụ huynh đánh giá đúng năng lực, sở trường của học sinh, và giúp các em có niềm yêu thích thực sự với môn học này.
“Học sinh được chủ động sáng tạo, trao quyền để quyết định trải nghiệm học tập của mình. Các thầy cô không chỉ nỗ lực hướng dẫn, truyền cảm hứng cho Học sinh mà còn nỗ lực bắt kịp xu hướng giáo dục hiện đại. Những bài tiểu luận của các em có thể còn vụng về, những thước phim tự làm có thể còn chưa tới, nhưng vẫn thể hiện rõ sự tiến bộ so với chính bản thân mình trước kia.
Trên tất cả, những trải nghiệm có được trong quá trình thực hiện dự án là điều quý giá nhất, giúp các em có thêm kiến thức, kỹ năng cần thiết để có những bước tiến xa hơn trong hành trình học tập và trưởng thành của mình.”, cô Nguyễn Thị Thanh Hải chia sẻ.
Lấy học liệu ngoài SGK chưa đủ, GV phải thay đổi tư duy khi kiểm tra, đánh giá
Đề kiểm tra Ngữ văn được ra theo hướng cho học sinh bộc lộ hết năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, khuyến khích sáng tạo, đồng thời loại bỏ kiểu văn mẫu.
Chỉ còn vài tuần nữa là học sinh lớp 10 bậc trung học phổ thông ở Đà Nẵng bước vào kỳ kiểm tra giữa học kỳ 1 năm học 2022-2023. Hiện các trường trung học phổ thông trên địa bàn đang khẩn trương chuẩn bị cho công tác kiểm tra, ra đề thi...
Trong đó, vấn đề đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 đang được các thầy, cô bàn bạc, thảo luận kỹ lưỡng.
Trên cơ sở Công văn số 3175/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu "trong đánh giá kết quả học tập cuối học kì, cuối năm học, cuối cấp học, giáo viên cần tránh dùng lại các văn bản đã học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết để đánh giá chính xác năng lực học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn", các trường đã xây dựng ma trận đề kiểm tra theo hướng phát huy những mặt tích cực của cá tính, trí tưởng tượng, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực tư duy hình tượng và tư duy logic của học sinh.
Giáo viên phải thay đổi tư duy đánh giá
Trao đổi với Tạp chí điện tử giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Đình Hòa - giáo viên Ngữ văn Trường trung học phổ thông Trần Phú (Đà Nẵng) chia sẻ, hiện nhà trường lên kế hoạch để kiểm tra giữa kỳ chung cho các môn, trong đó có môn Ngữ văn.
Đề kiểm tra môn Ngữ văn giữa kỳ sẽ chủ yếu lấy dữ liệu từ bên ngoài để tránh tình trạng văn mẫu. Ảnh: AN
Theo đó, các tổ bộ môn sẽ phân công cho một giáo viên ra đề thi rồi sau đó các tổ sẽ rút kinh nghiệm chung cho mọi người.
"Hiện nay, nhà trường chưa tiến hành kiểm tra giữa kỳ nên chưa thể đưa ra những nhận xét gì. Tuy nhiên, tinh thần ra đề là vẫn theo cấu trúc và ma trận đề đã được tập huấn trong mô-đun 1 của Bộ Giáo và Đào tạo.
Do đó, các ngữ liệu sẽ không lấy từ sách giáo khoa mà dựa vào bên ngoài. Dự tính đến ngày 10/11 sẽ tiến hành kiểm tra. Đáng lẽ sẽ làm sớm hơn nhưng do trùng với một số sự kiện của trường nên hoãn lại".
Trả lời câu hỏi về việc đổi mới trong cách ra đề kiểm tra môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 như vậy thì có gây áp lực gì cho giáo viên không thì thầy Hòa cho biết: "Cũng có một số áp lực nhất định cho giáo viên. Bởi lâu nay, nhiều giáo viên đã quen với việc dạy tác phẩm nào thì ra đề kiểm tra liên quan đến tác phẩm đó.
Tuy nhiên, với việc đổi mới giáo dục thì yêu cầu là chúng ta phải vận dụng kiến thức môn Ngữ văn trong phần tri thức Ngữ văn mà tài liệu đã cung cấp và một số bài văn mẫu đã phân tích trong sách giáo khoa để các em dựa vào đó làm bài.
Điều quan trọng nhất mà tổ bộ môn đã thống nhất là việc ra đề không khó nhưng quan trọng nhất là giáo viên phải thay đổi về tư duy đánh giá học sinh chứ không thể đánh giá và yêu cầu học sinh làm bài như trước đây.
Hiện nay, tổ Ngữ văn đã thống nhất phương án ra đề và không có băn khoăn gì nhiều. Điều mà tôi luôn nhắc tới nhắc lui là giáo viên cần thay đổi tư duy khi kiểm tra, đánh giá", thầy Hòa chia sẻ.
Cũng theo thầy Hòa, trong quá trình giảng dạy trên lớp, giáo viên căn cứ theo ma trận đề thi để công bố với các em gồm: Phần đọc hiểu sẽ bao nhiêu điểm, phần làm văn sẽ bao nhiêu điểm, các câu hỏi đọc hiểu sẽ theo mức độ nào.
Các hình thức như: trắc nghiệm khách quan, trắc nghiệm điền khuyết hay ví dụ như câu trả lời ngắn thì tôi đã cùng với giáo viên, phổ biến cho học sinh hiểu để khi làm bài không bỡ ngỡ".
Đánh giá về cách ra đề kiểm tra lần này, thầy Hòa nói: "Với cách ra đề này sẽ chống được tình trạng văn mẫu, giúp cho học sinh phát huy được những cá tính, khả năng riêng của từng em. Để các em tự bày tỏ chính kiến, cách hiểu, cách biểu đạt của riêng của các em.
Từ đó, các em buộc phải nắm rõ những tri thức ngữ văn liên quan đến bài học để các em có thể vận dụng kiến thức vào việc tìm hiểu bất kỳ tác phẩm nào chứ không phải là học thuộc để làm theo dạng văn mẫu như trước đây".
Ra đề kiểm tra không cứng nhắc
Trong khi đó, thầy Trần Đạt - Hiệu trưởng trung học phổ thông Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) cho biết, việc ra đề kiểm tra theo chương trình giáo dục phổ thông mới (không riêng gì môn Ngữ văn) thì dữ liệu mang tính chất thực tế nhiều hơn.
"Mặc dù nội dung trong sách giáo khoa vẫn là chủ đạo nhưng đó là cái sườn, còn lại các trải nghiệm thực tế được đưa vào trong các câu hỏi kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ. Tất nhiên, mỗi bộ môn sẽ có một cách ra đề, ma trận đề thi khác nhau.
Hiện nay, việc ra đề kiểm tra như thế nào ở mỗi bộ môn đều có sự hướng dẫn, giải thích rất cụ thể từ phía Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng. Trong các hội nghị sinh hoạt chuyên môn thì đều có sự trao đổi, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong cách ra đề".
Cũng theo thầy Đạt, về phương pháp ra đề kiểm tra giữa kỳ đối với môn Ngữ văn thì dữ liệu trong sách giáo khoa vẫn đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, với mỗi câu hỏi đưa vào các kỳ kiểm tra cuối kỳ, giữa kỳ thì đều mang tính thực tế, gần gũi với học sinh nhiều hơn.
Mục đích là phát huy được khả năng, kiến thức, rồi cách lập luận, suy luận của học trò. Còn cụ thể như thế nào thì nó còn phải phù hợp với từng chủ đề mà nhà trường đang giảng dạy. Và chủ đề của từng chương cũng không cứng ngắc.
"Việc kiểm tra, đánh giá học sinh không còn như trước đây là chỉ dựa trên bài viết, mà còn kiểm tra thông qua hoạt động trải nghiệm, thực tế, kiểm tra trắc nghiệm... Đến giờ vẫn chưa kiểm tra giữa kỳ, vì đang mới tuần thứ 8 nên chưa thống nhất được việc có nên đưa các câu hỏi trắc nghiệm hay thực tế vào đề kiểm tra hay không", thầy Đạt nói.
Theo một số giáo viên Ngữ văn, công văn mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo không quy định bắt buộc sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận trong kiểm tra đánh giá định kỳ đối với môn Ngữ văn.
Do đó, việc ra đề kiểm tra như thế nào, theo hình thức nào là tùy thuộc vào quá trình thảo luận, đánh giá và thống nhất của các tổ bộ môn.
"Dù kiểm tra, đánh giá theo hình thức nào cũng đều phải bảo đảm nguyên tắc học sinh được thể hiện những phẩm chất về: năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, những suy nghĩ và tình cảm của mình...
Những cái đó là của các em chứ không phải vay mượn, sao chép từ văn mẫu. Đề kiểm tra cũng phải khuyến khích các bài viết có cá tính và sáng tạo", một giáo viên Ngữ văn chia sẻ thêm.
Hà Tĩnh tập huấn 'Đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn cấp THPT' Sở GD&ĐT Hà Tĩnh vừa tổ chức Tập huấn 'Đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn cấp THPT' cho giáo viên lớp 10 THPT. Đợt tập huấn diễn ra trong 2 ngày từ 25-26/10, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Hà Tĩnh. Chủ trì đợt tập huấn do cán bộ phòng chuyên môn Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cùng các...