Donald Trump sẽ tung đòn chí mạng vào chiến trường Syria?
Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể làm hồi sinh lại kế hoạch của Tổng thống Barack Obama trong việc tiến hành chiến dịch không kích chung của lực lượng Nga và Mỹ ở Syria nhằm hủy diệt khủng bố.
Ảnh minh họa
Mối quan hệ hợp tác nhanh nhất được xây dựng giữa Nga và Mỹ sau khi ông Donald Trump lên cầm quyền có thể tập trung vào cuộc chiến chống khủng bố, tờ The Washington Times hôm nay (16/11) dẫn các nguồn tin ngoại giao và quân sự cho biết.
Theo tờ The Washington Times, kế hoạch được đưa ra hồi tháng 9 về việc thiết lập Trung tâm Phối hợp Hành động chung có trụ sở ở Geneva nhằm phối hợp giữa lực lượng quân sự Nga và Mỹ có thể sẽ được trình lên chính quyền của ông Trump.
Hồi đầu tuần, hai nhà lãnh đạo Putin và Trump đã có cuộc điện đàm đầu tiên về quan hệ Nga-Mỹ, về cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố cũng như tình hình ở Syria. Hai bên đã nhất trí về sự cần thiết của việc khối phục lại mối quan hệ đang xấu đi giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới.
Thông tin về việc chính quyền mới của Mỹ có thể bắt tay với Nga trong cuộc chiến chống khủng bố ở Syria đã khiến không chỉ lực lượng khủng bố mà ngay cả phe nổi dậy ở Syria cũng lo ngại. Rõ ràng, sự phối hợp hành động của hai nước mạnh như Nga và Mỹ sẽ là đòn giáng chí mạng đối với lực lượng khủng bố trong bối cảnh chúngđang phải chịu sự dồn vây tứ phía.
Về phần phe nổi dậy Syria, sự lo ngại của họ là có lý do bởi bao lâu nay, lực lượng này trông chờ vào sự hậu thuẫn của Mỹ và phương Tây. Nếu như chính quyền của ông Trump tìm đến với Nga thì phe nổi dậy Syria nhiều khả năng mất đi sự ủng hộ mạnh mẽ nhất. Đây cũng sẽ là đòn giáng cực mạnh vào phe nổi dậy trong bối cảnh họ liên tiếp thất bại trên chiến trường trong cuộc đối đầu với quân chính phủ trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad.
Không phải vô cớ mà phe nổi dậy Syria tỏ ra rất lo lắng khi biết tin ông Trump đắc cử trong khi chính quyền của Tổng thống Assad thì tỏ ra hoan hỉ và đầy hy vọng.
Video đang HOT
Đồng minh tự nhiên
Mới đây nhất, Tổng thống Assad đã không ngần ngại bày tỏ hy vọng nước Mỹ dưới thời ông Trump sẽ là “đồng minh tự nhiên” của Syria trong cuộc chiến chống khủng bố.
Ông Assad cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây rằng, chính quyền Syria không thể dự đoán các hành động của chính quyền Mỹ sắp tới nhưng sẽ hoan nghênh nếu ông Trump nếu ông này thực hiện cam kết chống chủ nghĩa khủng bố như từng tuyên bố trong chiến dịch tranh cử.
“Nếu ông ấy (Tổng thống đắc cử Trump) chiến đấu chống chủ nghĩa khủng bố, tất nhiên chúng tôi sẽ là đồng minh, đồng minh tự nhiên như với Nga, với Iran và nhiều nước khác – những nước muốn đánh bại lực lượng khủng bố”, ông Assad cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn đài truyền hình RTP của Bồ Đào Nha ngày hôm qua (15/11).
Liên minh hơn 60 quốc gia do Mỹ dẫn đầu đang tiến hành chiến dịch chống IS ở Syria. Cùng với đó, lực lượng quân sự Nga cùng với đồng minh Iran cũng tham chiến trên chiến trường này. Tuy nhiên, cuộc chiến chống khủng bố ở Syria chưa thực sự phát huy hết hiệu quả khi Nga và Mỹ không tìm được tiếng nói chung với nhau và chưa thiết lập được sự hợp tác.
Việc Nga, Mỹ vẫn còn mâu thuẫn về lập trường trong vấn đề Syria và hai nước theo đuổi các mục tiêu khác nhau ở nơi đây đã khiến kế hoạch hợp tác theo dự định không thể được hiện thực hóa.
Trước thềm cuộc bầu cử ở Mỹ, ông Trump từng nói rằng, Mỹ nền chấm dứt việc tìm cách lật đổ Tổng thống Assad và thay vào đó cùng với Nga bắt đầu tìm kiếm một giải pháp ngoại giao. Cùng với đó, ông Trump cũng là một trong những vị chính khách Mỹ hiếm hoi có cái nhìn tích cực về nước Nga cũng như Tổng thống Vladimir Putin. Trong bối cảnh như vậy, triển vọng về sự bắt tay chặt chẽ giữa Nga và Mỹ là rất có thể.
Theo Vnmedia
Ngôn ngữ cơ thể tiết lộ điều gì trong cuộc gặp Trump - Obama?
Qua dáng ngồi và những cử chỉ của Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng như Tổng thống đương nhiệm Barack Obama tại Nhà Trắng vào sáng nay 11/11, chuyên gia về ngôn ngữ cơ thể đã giải mã một phần suy nghĩ cũng như thông điệp mà hai người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ muốn thể hiện trong trong cuộc gặp lần đầu tiên.
Tổng thống đắc cử Donald Trump và Tổng thống Barack Obama gặp nhau tại Nhà Trắng vào sáng nay 11/11 (Ảnh: Reuters)
Hai ngày sau khi trở thành người thắng cuộc trong cuộc tổng tuyển cử toàn quốc, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã có cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống đương nhiệm Barack Obama tại Phòng Bầu Dục của Nhà Trắng để trao đổi về việc chuyển giao quyền lực. Sau khi những hình ảnh về cuộc gặp đặc biệt này được công bố, các chuyên gia ngôn ngữ cơ thể đã phân tích các cử chỉ, điệu bộ, biểu lộ gương mặt và dáng ngồi của ông Trump và ông Obama để đưa ra những nhận định về hai người.
"Nếu bạn nhìn vào dáng ngồi của họ - ở phần chân bên dưới, bạn sẽ thấy cả hai đều dang rộng chân. Tư thế ngồi này chứng tỏ họ muốn nói rằng: Tôi là một người đàn ông mạnh mẽ", chuyên gia ngôn ngữ cơ thể Patti Wood giải thích.
Chuyên gia phân tích dáng ngồi của ông Trump và ông Obama tại Nhà Trắng (Ảnh: REX)
Tuy nhiên, theo bà Wood, độ mở giữa hai bàn chân của ông Obama lớn hơn của ông Trump, điều này chứng minh sự uy quyền của nhà lãnh đạo Mỹ, đồng thời cho thấy ông Obama đang vô thức gửi một thông điệp rằng: "Tôi vẫn đang là nhà lãnh đạo".
Một điểm đáng chú ý nữa mà chuyên gia Wood chỉ ra sau khi quan sát hai người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ hiện tại, đó chính là bàn tay của ông Trump. Trong cuộc gặp với tổng thống đương nhiệm, tỷ phú New York đặt hai bàn tay theo kiểu "cầu nguyện ngược".
"Phân tích của tôi là có lẽ ông ấy (Donald Trump) đã học được điều gì đó mà ông ấy chưa từng biết trước đây. Đây là kiểu đặt tay thăm dò, chưa dứt khoát", bà Wood cho biết.
Cách đặt tay "cầu nguyện ngược" của ông Trump (Ảnh: UPI)
"Khi ông Trump chuẩn bị nói, ông ấy nắm chặt tay lại, đây là dấu hiệu cho thấy ông ấy muốn tự trấn an chính mình", bà Wood cho biết thêm.
Phân tích cử chỉ của ông Obama, chuyên gia Wood nhận thấy ông đặt hai tay lên chân của mình và đây "không phải Tổng thống Obama mà bà thường thấy". Cử chỉ này biểu lộ rằng ông Obama đang mệt mỏi, bà Wood nhận định.
Bà Wood đã dẫn lại một đoạn trong cuộc nói chuyện, trong đó ông Obama nói: "Tôi cảm thấy được khích lệ khi Tổng thống đắc cử Trump quan tâm đến việc hợp tác với đội ngũ của tôi trong việc giải quyết nhiều vấn đề mà đất nước đang phải đối mặt. Tôi tin rằng điều quan trọng là tất cả mọi người, dù đến từ đảng phái hay xu hướng chính trị nào, đều bắt tay với nhau, cùng nhau làm việc để đối phó với nhiều thách thức của đất nước". Bà Wood cho rằng bà không cảm thấy thuyết phục với những lời nói này của tổng thống đương nhiệm.
"Khi nói đến đoạn "cảm thấy được khích lệ", ông Obama đã nhắm mắt lại. Tôi gọi đó là cú chặn đứng bằng mắt. Cử chỉ đó nói cho tôi biết ông ấy không hoàn toàn cảm thấy được khích lệ", chuyên gia ngôn ngữ cơ thể giải thích.
Ông Trump và ông Obama bắt tay nhau trong cuộc gặp (Ảnh: Reuters)
Tuy nhiên, bà Wood cho rằng tổng thống thực sự tin rằng ông và ông Trump cần phải "làm việc cùng nhau" để đối mặt với các thách thức. Bà cũng cho rằng ông Trump nghiêm túc và chân thành trong những lời nói của mình.
Thành Đạt
Theo Dailymail
Bà Michelle Obama lần đầu tiếp phu nhân Tổng thống đắc cử Trump Đệ nhất phu nhân Michelle Obama hôm qua 10/11 đã tiếp phu nhân của Tổng thống đắc cử Donald Trump tại Nhà Trắng và cùng uống trà trong lúc trò chuyện về kinh nghiệm nuôi dạy con cái. Đệ nhất phu nhân Michelle Obama và bà Melania Trump gặp nhau tại Nhà Trắng hôm qua 10/11 (Ảnh: Whitehouse) NBC dẫn lời người phát...