Donald Trump lấp lửng về luật kiểm soát súng
Ứng viên tranh cử tổng thống Mỹ Donald Trump nói sẽ gặp gỡ Hiệp hội Súng trường Quốc gia Mỹ (NRA), bàn về danh sách cấm mua súng để ngăn bạo lực.
Bất ngờ thay đổi quan điểm về luật dùng súng, ông Donald Trump sẽ là trung tâm chú ý trong cuộc họp với NRA. AFP
Sau vụ xả súng làm chết 49 người tại một hộp đêm ở Orlando, bang Florida, các chính trị gia ở Mỹ lại phải suy nghĩ về việc hạn chế quyền sở hữu súng tại nước này.
Hôm 15.6, các ứng viên đảng Cộng hòa đã yêu cầu hành động nhằm ngăn chặn bạo lực, trong đó họ dự kiến sẽ có cuộc họp với NRA, thảo luận về các phương án hạn chế súng ống, theo Reuters.
Trong khi các thành viên đảng Cộng hòa có xu hướng muốn siết chặt luật dùng súng, ứng viên đại diện cho đảng này trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay – Donald Trump – trước đó cho thấy ông tiếp tục giữ quan điểm nên cởi mở trong việc mua súng, và cho đó là sự trang bị cần thiết để phòng vệ.
Tỉ phú bất động sản này trước đây vẫn là người ủng hộ chuyện thả lỏng luật dùng súng, cho rằng đáng ra đã ngăn chặn thương vong của vụ Orlando nếu người dân có thể tự trang bị vũ khí. Điều này khiến Trump nhận sự ủng hộ lớn từ NRA.
Tuy nhiên trong một động thái bất ngờ hôm 15.6, ông Trump thuận theo ý kiến của các thành viên đảng Cộng hòa và cân nhắc về việc hạn chế sở hữu súng trong danh sách đen, còn gọi là “danh sách cấm bay” (no-fly list).
Video đang HOT
“Tôi sẽ gặp gỡ phía NRA, những người đã ủng hộ tôi, về việc không cho phép những kẻ khủng bố trong danh sách đen, hoặc danh sách “cấm bay” sử dụng súng”, ông Trump viết trên Twitter.
Đây có thể là hành động khiến ông Trump làm phật ý phía NRA, những người trước đó khẳng định chuyện hạn chế súng ống là “thiếu hiệu quả, vi hiến hoặc cả hai”. Mặc dù vậy, hiệp hội súng trường này cũng nói rằng rất vui lòng tiếp ông Trump, theo AFP.
“NRA tin rằng những kẻ khủng bố không nên được phép mua hoặc sở hữu vũ khí, trong một giai đoạn. Bất cứ ai trong danh sách theo dõi khủng bố mà muốn mua súng, nên được Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) theo dõi và việc mua bán nên cẩn trọng khi cuộc điều tra diễn ra”, phát ngôn viên NRA, Chris Fox cho biết trong một tuyên bố.
Vụ xả súng ở thành phố Orlando một lần nữa làm dấy lên cuộc tranh cãi về luật kiểm soát súng ở Mỹ. REUTERS
AFP nhận xét tuyên bố của NRA được diễn giải khá thận trọng về ngôn từ, và rõ ràng chuyện cấm kẻ nằm trong danh sách điều tra của FBI vốn dĩ cũng là điều trước nay vẫn thế. Và như vậy, câu chuyện về siết chặt luật dùng súng không hẳn đã sáng tỏ trước cuộc gặp gỡ này.
Omar Mateen, nghi phạm bắn chết 49 người và làm bị thương 53 người ở hộp đêm tại Orlando vừa qua, là một trường hợp khiến NRA phải lo ngại. FBI đã đưa Mateen vào danh sách đen và theo dõi trong 10 tháng từ năm 2013, sau đó xóa tên trong danh sách này. Từ đấy, Mateen đã được quyền mua súng trở lại, góp phần dẫn tới vụ thảm sát nêu trên.
Jonathan Lowy, người đứng đầu Dự án Hành động Pháp lý tại Trung tâm ngăn chặn bạo lực súng Brady cho biết ông không hiểu hết những ý định của ông Donald Trump.
“Bạn chắc chắn không thể ban hành một dòng tweet (trên twitter) vào luật pháp – bạn cần chi tiết cụ thể hơn nữa. Chúng tôi sẽ phải nhìn vào thực tế luật pháp, xem có bất kỳ sự hỗ trợ nào của ông Trump hay không”, The Washington Post dẫn lời ông Jonathan Lowy.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Tin tặc đăng ảnh khiêu dâm đồng tính lên tài khoản IS
Hacker thâm nhập vào các tài khoản mạng của những người ủng hộ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) và đăng ảnh khiêu dâm đồng tính nam để đáp trả sau vụ xả súng ở Mỹ.
Một tài khoản Twitter ủng hộ IS bị hacker tấn công. Ảnh: Telegraph
"Tôi làm điều này là vì những người mất mạng ở Orlando", tin tặc có biệt danh WauchulaGhost nói với Newsweek. "Daesh (IS) đang lan truyền và ca ngợi vụ tấn công, vì thế tôi nghĩ tôi nên bảo vệ những người đã thiệt mạng. Việc cướp đi những sinh mạng vô tội là không thể tha thứ".
Omar Mateen, 29 tuổi, rạng sáng 12/6, xả súng vào hộp đêm dành cho người đồng tính ở thành phố Orlando, Mỹ, làm 49 người chết, 53 người bị thương. Y trước đó gọi điện đến cảnh sát và tuyên bố trung thành với nhiều nhóm phiến quân, trong đó có IS.
Tổ chức cực đoan này cũng nhận trách nhiệm về vụ tấn công và cho hay Mateen là một thành viên. Tuy nhiên, giới chức Mỹ chưa phát hiện bằng chứng cho thấy y được IS trực tiếp chỉ đạo ra tay mà có khả năng bị cực đoan hóa qua Internet.
WauchulaGhost, người có quan hệ với nhóm tin tặc nổi tiếng Anonymous, bắt đầu tấn công các tài khoản IS vài tháng trước.
Để trả đũa IS sau vụ thảm sát, tin tặc này đã đăng các đường dẫn trang web khiêu dâm đồng tính, hình ảnh cờ nhiều màu và các thông điệp ủng hộ cộng đồng người đồng tính lên các tài khoản mạng xã hội của IS, thay cho hình ảnh các phiến quân.
WauchulaGhost cho hay mục đích của anh không phải là tấn công người Hồi giáo.
"Hành động của chúng tôi nhắm tới các phần tử cực đoan. Nhiều thành viên trong nhóm chúng tôi là người Hồi giáo và chúng tôi tôn trọng tất cả các tôn giáo không giết người vô tội", anh nói.
WauchulaGhost tuyên bố đã chiếm các tài khoản Twitter của hơn 200 người ủng hộ IS, dù nhiều tài khoản đã bị gỡ bỏ. Ít nhất hai tin tặc khác tham gia cùng anh trong chiến dịch này.
Các tin tặc đang khai thác một số cách để chống lại IS, trong đó có việc tạo ra các ứng dụng giả để lửa các phiến quân tải về máy. Lo sợ các thành viên bị lộ thông tin cá nhân hoặc vị trí, IS đã yêu cầu họ xác nhận kỹ lưỡng trước khi tải các ứng dụng liên quan đến nhóm.
Anonymous thề sẽ tiến hành nhiều vụ tấn công mạng để trả đũa IS sau vụ khủng bố ở Paris năm ngoái.
Anh Ngọc
Theo VNE
Suy yếu, IS 'bắt quàng làm họ' với những kẻ xả súng Việc IS tự tuyên bố có mối liên quan với những kẻ xả súng cho thấy nhóm này có thể đang suy yếu, phải tìm mọi cách để lôi kéo truyền thông, khuếch trương ảnh hưởng. Phiến quân thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Ảnh: PA Sau vụ xả súng đẫm máu nhất lịch sử nước Mỹ tại câu lạc bộ đồng...