Dồn hết nguồn lực cho lớp 6, năm nay triển khai GDPT mới nhiều trường rối bời

Theo dõi VGT trên

Những vướng mắc trong công tác phân công giáo viên và sắp xếp thời khóa biểu dạy tích hợp đến nay vẫn là một bài toán khó đối với các trường trung học cơ sở.

Từ năm học 2022-2023, chương trình giáo dục phổ thông mới lần đầu tiên được áp dụng với khối lớp 7.

Chương trình được xây dựng theo hướng mở, không còn hai môn Sinh học, Vật lý mà thay bằng Khoa học tự nhiên. Hai cặp môn Lịch sử và Địa lý, Âm nhạc và Mỹ thuật cũng được tích hợp lại, giữ nguyên thời lượng như chương trình hiện hành.

Các môn học, hoạt động bắt buộc khác gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm giáo dục của địa phương. Chương trình mới cho phép học sinh lớp 7 tự chọn Tiếng dân tộc thiểu số hoặc Ngoại ngữ 2.

Tổng số tiết mỗi tuần của chương trình hiện hành là 28,5 , chương trình mới là 29. Các trường được khuyến khích dạy hai buổi trên ngày, mỗi buổi không quá 5 tiết, mỗi tiết 45 phút.

Dồn hết nguồn lực cho lớp 6, năm nay triển khai GDPT mới nhiều trường rối bời - Hình 1

Từ năm học 2022-2023, chương trình giáo dục phổ thông mới lần đầu tiên được áp dụng với khối lớp 7. (Ảnh minh họa: Lã Tiến)

Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về công tác chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông mới đối với khối lớp 7, cô Nguyễn Ngọc Anh – Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Thành Công (quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội) cho biết, nhà trường đã bước đầu hoàn thành công tác chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ cho năm học tới.

“Năm học 2021-2022, trường đã triển khai giảng dạy sách giáo khoa mới đối với khối lớp 6. Thời gian đầu thực hiện có những khó khăn nhất định do cả giáo viên, học sinh và phụ huynh đều lúng túng. Qua những kết quả và kinh nghiệm triển khai chương trình đối với lớp 6, nhà trường sẽ đánh giá, rút kinh nghiệm để có kế hoạch cụ thể và lựa chọn bộ sách sao cho phù hợp đối với khối lớp 7″, cô Nguyễn Ngọc Anh nói.

Cùng vấn đề này, thầy Lò Văn Thại – Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Tà Tổng (huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) chỉ ra khó khăn lớn nhất của các trường ở khu vực miền núi khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới đó chính là thiếu giáo viên, cơ sở vật chất chưa đủ đáp ứng, điều kiện tổ chức còn hạn chế.

“Ví dụ với môn Khoa học tự nhiên được tích hợp từ hai môn Sinh học và Vật lý, thực tế nhà trường chưa có giáo viên dạy liên môn nên sắp tới khi triển khai chương trình đối với khối lớp 7, trường có thể sẽ phải dạy đồng thời song song 2 phân môn, bố trí sắp xếp thời khóa biểu linh hoạt để hoàn thành kế hoạch môn học.

Video đang HOT

Việc sắp xếp giáo viên dạy môn tích hợp sẽ gặp nhiều khó khăn bởi nguồn giáo viên đang rất khan hiếm, chưa kể nhà trường đã tập trung, dồn hết nguồn lực để thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với khối lớp 6″, vị Hiệu trưởng này nêu quan điểm.

Cũng theo thầy Thại, các khu sản xuất, trang trại, địa điểm tổ chức học tập, trải nghiệm trên địa bàn huyện cách xa trường nên việc đưa các em đi tham quan rất khó trong khi kinh phí tổ chức của nhà trường là rất ít ỏi.

Hoạt động này đã được triển khai đối với khối lớp 6 nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bởi vậy nhà trường rất mong nhận được sự hỗ trợ kinh phí hoặc nguồn xã hội hóa từ địa phương để có thể đáp ứng hoạt động giáo dục này.

“Lựa chọn giáo viên dạy giỏi và giàu kinh nghiệm cũng là một trong những giải pháp được Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Tà Tổng (huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) thực hiện để giảm bớt khó khăn, áp lực cho việc dạy Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Nhà trường đã cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn từ chương trình giáo dục phổ thông mới cho đến tập huấn sử dụng sách giáo khoa, sẵn sàng thực hiện tốt các yêu cầu mới đặt ra”, thầy Lò Văn Thại cho biết thêm.

Tương tự, cô Vũ Thị Quế – Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Linh Thông (huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên) chia sẻ, công tác chuẩn bị về đội ngũ, cử giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng luôn được trường chú trọng khi triển khai chương trình mới.

Ngoài ra, các giáo viên cũng tự giác học hỏi, nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu của chương trình, thay đổi cách thức giảng dạy sáng tạo, truyền đạt kiến thức tốt nhất đến học sinh.

Hiện, nhà trường đã có văn bản hướng dẫn giáo viên trực tiếp giảng dạy chọn sách giáo khoa. Tuy nhiên, những vướng mắc trong công tác phân công giáo viên và sắp xếp thời khóa biểu dạy tích hợp đến nay vẫn là một bài toán khó đối với Trường Trung học cơ sở Linh Thông (huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên) khi chương trình sắp tới sẽ áp dụng với cả khối lớp 7.

Do vậy, trường dự kiến trong năm học mới sẽ có nhiều điều chỉnh về thời khóa biểu với khối lớp 7. Thời khóa biểu không xây dựng theo cách truyền thống và áp dụng hết học kỳ như trước đây. Kế hoạch dạy học của giáo viên cũng thay đổi theo từng tháng để có thể “tích” sao cho “hợp”.

Sắp triển khai GDPT mới, làm sao để môn Sử không còn là nỗi sợ của học sinh?

Nên đưa các giáo viên ở các trung tâm giáo dục thường xuyên, trường trung học phổ thông đại trà tham gia vào công tác làm đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Theo đánh giá, Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ hội để đổi mới sách giáo khoa cũng như phương pháp giảng dạy các môn học, trong đó có môn Lịch sử.

Từ trước đến nay, bộ môn Lịch sử luôn được quan tâm và đổi mới chương trình, sách giáo khoa lần này cũng vậy.

Theo như kế hoạch, năm học sắp tới 2022 - 2023 chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ triển khai đối với lớp 10 mà môn Lịch sử thuộc nhóm môn tự chọn nên nhiều lo ngại việc đại đa số học sinh sẽ ngó lơ môn học này.

Phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đem băn khoăn này đi hỏi Giáo sư Đỗ Thanh Bình - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thì được thầy cho biết gốc rễ của vấn đề học sinh sợ, chán học Lịch sử nằm ở khâu ra đề thi chứ không phải là phương pháp dạy hay người dạy.

Sắp triển khai GDPT mới, làm sao để môn Sử không còn là nỗi sợ của học sinh? - Hình 1

Giáo sư Đỗ Thanh Bình - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ảnh: Xuân Trung)

Thầy Bình nhận định, đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông quá khó, trong khi đó trình độ học sinh thì khác nhau nên dẫn đến kết quả thi môn Lịch sử trung bình trong cả nước thấp.

Nhìn lại phổ điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Lịch sử của cả nước năm 2021 cho thấy, có 637.005 thí sinh tham gia thi bài thi Lịch sử trong đó điểm trung bình là 4.97 điểm, điểm trung vị là 4.75 điểm. Điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 4.0 điểm. Đây là môn thi có kết quả thấp nhất trong kỳ thi năm 2021. Đặc biệt, trong 3 năm gần đây điểm Lịch sử luôn ở khu vực cuối bảng trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Theo thầy Bình, kết quả này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tâm lý học sinh khi quyết định có lựa chọn môn Lịch sử hay không trong năm học tới đây. Nhiều học sinh có sự e ngại, sợ môn Lịch sử.

Để giải quyết lo lắng này, thầy Bình đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo cần ra đề thi có sự phân hóa và sát với chương trình học để học sinh ở nhiều trình độ khác nhau có thể làm bài được. Bên cạnh đó nên đưa các giáo viên ở các trung tâm giáo dục thường xuyên, trường trung học phổ thông đại trà tham gia vào công tác làm đề và giảm bớt giáo viên ở trường chuyên. Có như vậy mới biết học sinh trung học phổ thông ở trình độ nào và ra đề phù hợp.

Sách giáo khoa cần sát với thực tế và sinh động hơn

Từ trước đến nay sách giáo khoa môn Lịch sử bị đánh giá quá nhiều số liệu, sự kiện lịch sử. Đây là một trong những nguyên nhân khiến học sinh chán, sợ môn Lịch sử. Chương trình mới này cũng là lúc để các nhà chuyên môn nhìn nhận lại và cải cách sách giáo khoa làm sao để thôi thúc niềm yêu thích học môn Lịch sử đến với nhiều học sinh hơn.

Chia sẻ về cuốn sách Lịch sử 10 trong chương mình mới, Tiến sĩ Nguyễn Văn Ninh - Trưởng bộ môn lý luận và phương pháp dạy học lịch sử tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, cũng là Chủ biên môn Lịch sử 10 - bộ sách Cánh Diều thông tin, sẽ có nhiều điểm mới trong bộ sách Lịch sử năm sau. Cuốn sách được đội ngũ chủ biên hứa hẹn sẽ giúp học sinh nhìn nhận về Lịch sử không còn là môn học thuộc lòng, nhiều dữ liệu, sự kiện mà là một môn học sát với thực tế, giúp các em có hứng thú khi học.

Về nội dung, sách giáo khoa mới được biên soạn theo các chủ đề, chuyên đề, các vấn đề của lịch sử. Sách giáo khoa mới lớp 10 có 7 chủ đề, có 3 chuyên đề liên quan đến các nền văn minh thế giới, còn lại là lịch sử Việt Nam. Các bài học sẽ được triển khai theo dạng các nội dung chuyên sâu và phổ quát chứ không đơn thuần là các chuỗi sự kiện, ngày tháng năm khiến học sinh nhàm chán.

Sắp triển khai GDPT mới, làm sao để môn Sử không còn là nỗi sợ của học sinh? - Hình 2

Một trong những nội dung trong sách Lịch sử lớp 10 của bộ sách Cánh Diều

Theo thầy Ninh, nội dung trong sách giáo khoa lớp 10 sẽ nâng cao mở rộng và mang tính đặc thù hơn nội dung được giảng dạy ở trung học cơ sở.

Về hình thức, mỗi trang sách đều có sự phối kết hợp hài hòa giữa hình ảnh và chữ viết. Hai thành tố này hỗ trợ cho nhau để thực hiện mục tiêu của bài học. Hệ thống chữ ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Những hình ảnh phong phú, đa dạng phụ họa cho chữ viết giúp giáo viên và học sinh khai thác bài học một cách tối đa, phát huy tính tư duy và định hướng cho người học.

Bên cạnh đó sách Lịch sử được biên soạn theo hướng tích hợp tức là nó được đặt với mối quan hệ với nhiều ngành khoa học khác như tư tưởng, văn hóa, ... để giúp việc học lịch sử trở nên đời thường, gần gũi với cuộc sống thực tế hơn, qua đó, học sinh có thể nhìn thấy được những câu chuyện của xã hội hiện đại như áo dài dân tộc, công nghệ sinh học, bảo vệ chủ quyền biển đảo, cuộc cách mạng 4.0, trí tuệ nhân tạo,... Đây được xem là một trong những cải tiến có thể giúp khơi gợi niềm đam mê của học sinh với môn Lịch sử để khi các em học không còn là những kiến thức xa xôi mà đó chính là cuộc sống đang hiện hữu.

Quan trọng nhất vẫn là người dạy

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Ninh, dù một cuốn sách có hấp dẫn như thế nào thì quan trọng nhất vẫn là ở người dạy. Thầy cô phải là người truyền được lửa cho học sinh qua mỗi bài giảng.

Làm thế nào để học sinh có thể thấm sâu và hiểu sâu về những sự kiện lịch sử có vẻ khô khan mà không dừng lại là ở kiến thức nặng nề số liệu, ghi nhớ đó là mục tiêu của việc học môn Lịch sử. Vì vậy, để mỗi tiết học có thể phát huy được khả năng sáng tạo, tư duy và truyền cảm hứng yêu lịch sử dân tộc đến học sinh thì điều này phụ thuộc phần lớn vào phương pháp dạy của giáo viên. Thầy cô dạy hay thì học sinh mới yêu thích môn học.

Thầy Ninh cho rằng, để các em yêu thích môn Lịch sử thì giáo viên cần có phương pháp dạy vừa truyền tải được nội dung chính của bài học vừa giúp các em phát huy tính chủ động, sáng tạo không chỉ đơn thuần là giáo viên đọc học sinh chép bài như xưa. Bên cạnh đó, nhà trường, giáo viên tùy vào điều kiện để tạo ra các hoạt động trải nghiệm trong từng môn học như đa dạng hóa hình thức dạy học bằng cách tổ chức các chuyến tham quan di tích lịch sử, các làng nghề, chùa, đền,.... hay tổ chức đóng vai, tranh luận ngay trong từng tiết học.

Về vấn đề này, Giáo sư Đỗ Thanh Bình cho rằng, sách giáo khoa mới thì phương pháp dạy của giáo viên cũng phải mới. Bây giờ giáo dục không phải kiểu phát thanh một chiều mà phải có sự trao đổi qua lại giữa hai bên. Giáo viên chỉ có nhiệm vụ tổ chức lớp học và hướng dẫn còn học sinh sẽ là người làm chủ bài học, tự nghiên cứu, tìm tòi trên cơ sở nội dung có sẵn. Điều này sẽ giúp học sinh chủ động hơn và phát triển khả năng tư duy độc lập.

Với những thay đổi có tính đột phá về cả tư duy người dạy và sách giáo khoa, các chuyên gia hy vọng năm học tới nhiều em sẽ yêu thích môn Lịch sử và lựa chọn tổ hợp có môn Lịch sử. Bởi đây là môn học giúp các em giáo dục nhân cách, lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, bồi dưỡng truyền thống uống nước nhớ nguồn và hình thành những phẩm chất tốt đẹp của một công dân Việt Nam, công dân toàn cầu đáp ứng nhu cầu phát triển của thời đại...

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Khả Ngân chính thức công khai bạn trai mới?Khả Ngân chính thức công khai bạn trai mới?
20:48:05 22/12/2024
Nhan sắc thật của "Phú Sát Hoàng Hậu" Tần Lam khiến 50 triệu người sốc nặngNhan sắc thật của "Phú Sát Hoàng Hậu" Tần Lam khiến 50 triệu người sốc nặng
21:17:42 22/12/2024
Huỳnh Hiểu Minh bị soi bằng chứng bắt tay với người tình đang mang thai lừa dối cả tỷ ngườiHuỳnh Hiểu Minh bị soi bằng chứng bắt tay với người tình đang mang thai lừa dối cả tỷ người
20:29:22 22/12/2024
Con gái Duy Phương: "Tôi không cấm cản ba tôi được"Con gái Duy Phương: "Tôi không cấm cản ba tôi được"
23:27:59 22/12/2024
Nữ diễn viên quyến rũ nhất thế giới tố bạn diễn tội quấy rối tình dụcNữ diễn viên quyến rũ nhất thế giới tố bạn diễn tội quấy rối tình dục
18:35:59 22/12/2024
Thái độ của Hoa hậu Khánh Vân sau màn nhảy gây tranh cãi tại hôn lễThái độ của Hoa hậu Khánh Vân sau màn nhảy gây tranh cãi tại hôn lễ
20:42:02 22/12/2024
Park Shin Hye công khai nói 1 điều với ông xã Choi Tae Joon trên sân khấu nhận giải, dàn sao phản ứng bất ngờPark Shin Hye công khai nói 1 điều với ông xã Choi Tae Joon trên sân khấu nhận giải, dàn sao phản ứng bất ngờ
21:10:23 22/12/2024
Khánh Thi khoe dáng sau khi giảm 11kg, cùng chồng làm đúng 1 việc suốt 10 năm quaKhánh Thi khoe dáng sau khi giảm 11kg, cùng chồng làm đúng 1 việc suốt 10 năm qua
19:34:52 22/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Á hậu Quỳnh Nga bị fan nhan sắc Việt miệt thị, nói nhiều câu "đau lòng"

Á hậu Quỳnh Nga bị fan nhan sắc Việt miệt thị, nói nhiều câu "đau lòng"

Sao việt

23:22:15 22/12/2024
Bên cạnh những ý kiến đánh giá khá khách quan, không ít người đã mang ngoại hình của Quỳnh Nga ra mổ xẻ và chê bai một cách đau lòng.
Bellingham đoạt giải thưởng Messi đang thống trị

Bellingham đoạt giải thưởng Messi đang thống trị

Sao thể thao

23:17:52 22/12/2024
Jude Bellingham vừa được được Liên đoàn thống kê và lịch sử bóng đá thế giới vinh danh là tiền vệ kiến thiết xuất sắc nhất trong năm 2024.
Choáng với hình ảnh hiện tại của Tiểu Long Nữ trong Thần Điêu Đại Hiệp, 58 tuổi nhưng vẫn nhìn như gái đôi mươi

Choáng với hình ảnh hiện tại của Tiểu Long Nữ trong Thần Điêu Đại Hiệp, 58 tuổi nhưng vẫn nhìn như gái đôi mươi

Hậu trường phim

23:06:46 22/12/2024
Có thể khẳng định, Lý Nhược Đồng dường như đã thoát khỏi nanh vuốt của thời gian và vẫn trẻ trung xinh đẹp như hồi đôi mươi.
Trailer phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối' hé lộ bối cảnh hùng tráng, khốc liệt

Trailer phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối' hé lộ bối cảnh hùng tráng, khốc liệt

Phim việt

22:12:50 22/12/2024
Kể từ khi công bố dự án, phim Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối nhận được sự quan tâm của khán giả bởi đây là dự án hướng đến kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
HIEUTHUHAI "sợ thì đi về": Walk chưa hết 4 lần đã chào fan và lên xe mất dạng

HIEUTHUHAI "sợ thì đi về": Walk chưa hết 4 lần đã chào fan và lên xe mất dạng

Nhạc việt

21:41:20 22/12/2024
Là 1 bản nhạc sôi động với tiết tấu dồn dập gây nghiện, ai nấy cũng phải nhún nhảy nên cũng không khó hiểu khi fan nghe mãi Walk vẫn chưa chán.
Không thể nhận ra Diva Mỹ Linh

Không thể nhận ra Diva Mỹ Linh

Tv show

21:25:29 22/12/2024
Mỹ Linh gây bất ngờ với động tác uốn dẻo, nhảy hùng hục vũ đạo mạnh không hề thua kém các đàn em. Nữ diva còn khiến khán giả sốc óc khi nhào lộn, ke đầu ngay trong dancebreak của màn trình diễn.
Syria hậu Assad: Bàn cờ địa chính trị giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ

Syria hậu Assad: Bàn cờ địa chính trị giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ

Thế giới

21:14:33 22/12/2024
Sự sụp đổ của chính quyền Assad và chiến thắng của phe đối lập Syria được coi là lời cảnh tỉnh cho những người ra quyết định của Israel.
Tuyên bố dậy sóng của sao nữ 9X sau 4 tháng kết hôn với doanh nhân trên sân khấu SBS Drama Awards

Tuyên bố dậy sóng của sao nữ 9X sau 4 tháng kết hôn với doanh nhân trên sân khấu SBS Drama Awards

Sao châu á

20:35:35 22/12/2024
Màn xuất hiện của nữ diễn viên này tại SBS Drama Awards 2024 đã trở thành chủ đề nóng trên mạng xã hội Hàn Quốc.
Đôi tất với hoa văn lạ gây tranh cãi nhất MXH những ngày gần đây: Bạn chọn đứng về "phe" nào?

Đôi tất với hoa văn lạ gây tranh cãi nhất MXH những ngày gần đây: Bạn chọn đứng về "phe" nào?

Netizen

19:01:53 22/12/2024
Nhưng gần đây, một người mẹ có một hành động khá đặc biệt khi phát hiện đôi tất của con gái bị rách vài lỗ. Cô đã kiên nhẫn và tỉ mỉ sửa lại đôi tất với những miếng vá rất đẹp,
Người IQ cao biết 12 mẹo "thần thánh" để việc nhà nhàn tênh, người IQ thấp chật vật trong mớ hỗn độn

Người IQ cao biết 12 mẹo "thần thánh" để việc nhà nhàn tênh, người IQ thấp chật vật trong mớ hỗn độn

Sáng tạo

17:32:39 22/12/2024
Nằm lòng 12 mẹo này, bạn sẽ thấy cuộc sống dễ thở hơn nhiều! Khi mới mua quần áo hoặc chăn ga mới, việc bị phai màu trong lần giặt đầu tiên là điều dễ xảy ra, nhất là với các chất liệu vải như denim.