Đôi uyên ương trồng cả vườn hoa cho ngày cưới
Thuê đất trồng hoa là cách đôi tình nhân người Anh làm cho ngày trọng đại của họ, sau gần 9 năm bên nhau.
Aimee và Tyler Morrison, cùng 25 tuổi, đến từ Salisbury (Wiltshire) không có kinh nghiệm làm vườn, song vẫn thuê một mảnh đất và bắt đầu gieo trồng từ tháng 6/2018.
Khu vườn có hơn 20 loại hoa như anh túc, thược dược, cánh bướm… “Làm vườn mang lại nhiều thú vị. Tôi rất thích tìm hiểu các bông hoa, còn Tyler tìm hiểu về dinh dưỡng và sâu bệnh trong vườn”, Aimee, làm về thiết kế đồ hoạ, chia sẻ.
Vào mùa đông, nhiều lúc họ cảm tưởng các ngón tay như bị đóng băng khi ươm cây trong nhà kính. Mùa hè, họ luôn ra vườn trước 7 giờ sáng để tưới và nhiều hôm sẽ không rời khỏi trước 10 giờ tối. Hầu hết các ngày cuối tuần suốt một năm qua, Tyler và Aimee đều ở vườn.
“Chúng tôi mất nhiều thời gian nghiên cứu hoa nào thích hợp nhất cho đám cưới tháng 8. Chúng tôi cũng tính đến chiều cao, hình dáng các loài hoa so với bình cắm và khả năng tươi tốt trở lại sau khi cắt”, Tyler, thợ mộc, nói.
Video đang HOT
Hôn lễ diễn ra tại một nông trại ở West Dean (West Sussex) hôm 10/8. Những bó hoa cầm tay cho cô dâu, phù dâu, cài áo chú rể và phù rể, cũng như trang trí bàn, cổng vòm và cả hoa khô để tung khi vào lễ đường đều là “của nhà trồng được”.
Thông thường, một lễ cưới sẽ phải chi 1.600 bảng (khoảng 45 triệu đồng) cho hoa, nhưng nhờ tự trồng, vợ chồng Tyler chỉ mất khoảng 400 bảng (11 triệu đồng) cho giống hoa, phân bón, nhà kính…
Ý tưởng của họ được nhiều người thích thú. Một người bạn đã đặt hoa của Tyler và Aimee cho đám cưới của họ trong tháng 9 này, khiến đôi vợ chồng trẻ có kế hoạch “tay ngang” trồng hoa phục vụ đám cưới.
Bảo Nhiên
Theo Metro/VNE
Kinh tế có thể khủng hoảng nếu mất đi sinh vật bé bằng hạt đỗ này
Trái đất có nguy cơ mất tất cả côn trùng trong 100 năm tới, nền kinh tế toàn thế giới có thể bị thiệt hại nặng nề.
Những con ong đang trở nên khan hiếm và có giá trị đến mức nhiều người hành nghề ăn cắp ong từ các trang trại khác nhau trên khắp nước Mỹ và bán chúng với giá cả trăm nghìn đô la.
Điều này xảy ra bởi quần thể của cả ong mật và ong hoang dã đã suy giảm trong vài thập kỷ qua. Tỷ lệ tuyệt chủng của côn trùng thụ phấn này đã tăng lên 100 đến 1.000 lần so với tỷ lệ bình thường, theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO). Khoảng 40% các loài thụ phấn không xương sống, đặc biệt là ong và bướm, đang đối mặt với sự tuyệt chủng trên toàn thế giới.
Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân hại chết những con ong, nhưng nguyên nhân tiềm năng rơi vào bốn loại: mầm bệnh, sâu bệnh, căng thẳng và thuốc trừ sâu.
Ong mật đóng vai trò quan trọng trong chuỗi sản xuất toàn cầu (Nguồn: BI)
Những con ong đóng vai trò quan trọng trong sản xuất trái cây, rau và hạt - nếu không có công việc thụ phấn, loài người sẽ trở nên khan hiếm các nguồn lương thực và nguyên liệu nông nghiệp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chuỗi sản xuất toàn cầu.
Theo một nghiên cứu được công bố đầu năm nay, khoảng 40% các loài côn trùng trên thế giới đang suy giảm. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tổng số lượng của tất cả các loài côn trùng trên hành tinh đang giảm 2,5% mỗi năm. Nếu xu hướng đó tiếp tục suy giảm, Trái đất có thể không có bất kỳ loài côn trùng nào vào năm 2119.
Không có ong để thụ phấn cho cây trồng, sản lượng của khoảng 35% nông nghiệp trên toàn thế giới sẽ bị ảnh hưởng và 87 trong số các loại cây lương thực hàng đầu thế giới sẽ không thể tiếp tục sản xuất.
Không có ong, nông nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng (Nguồn: BI)
Trên toàn thế giới, nông dân đang trồng ngày càng nhiều cây trồng phụ thuộc vào thụ phấn như ca cao, cà chua, hạnh nhân và táo. Khối lượng sản phẩm của các loại cây trồng này đã tăng gấp ba lần trong 50 năm qua. Tổng cộng, những cây trồng này mang lại tổng lợi nhuận trị giá 577 tỷ đô la mỗi năm, theo báo cáo của Liên Hợp Quốc.
Bò và cừu cũng ăn các loại cây trồng phụ thuộc vào ong để thụ phấn, chẳng hạn như cỏ linh lăng và cỏ ba lá. Do đó, nguồn sữa cung cấp cho loài người sẽ trở nên khan hiếm và đắt đỏ nếu không có loài ong thụ phấn.
Động vật thiếu dinh dưỡng từ một số loại cây sẽ không thể tạo ra nhiều sữa, vì vậy ngành công nghiệp sữa sẽ phải vật lộn để sản xuất phô mai, bơ hoặc sữa chua nếu số lượng ong tiếp tục giảm đáng kể.
Ngành công nghiệp sản xuất bông cần 8 đàn ong mật trên một ha để thụ phấn. Vật liệu này được sử dụng để làm quần jean, áo phông, áo khoác, khăn trải giường, khăn tắm,... Không có ong, chắc chắn ngành công nghiệp này sẽ sụp đổ.
Ngành công nghiệp sản xuất bông sẽ sụp đổ nếu không có ong mật thụ phấn (Nguồn: BI)
Theo một báo cáo của Nhà Trắng năm 2014, những con ong hoang dã, như ong vò vẽ và ong alfa leafcutter, đã đóng góp 9 tỷ đô la cho các dịch vụ thụ phấn trong năm 2009. Dịch vụ nuôi ong và thụ phấn thuê nở rộ. Cây trồng thụ phấn từ loài ong có giá trị gấp năm lần so với cây trồng không được làm như vậy, theo FAO. Chỉ riêng tại Mỹ, ong mật được ước tính đóng góp 15 tỷ đô la cho nền kinh tế.
Theo một nghiên cứu năm 2008 về ngành công nghiệp trái cây ở Nam Phi, việc thuê con người làm công việc của ong bằng tay có thể tiêu tốn chi phí gấp hơn 65 lần so với sử dụng ong tự nhiên. Thực tế việc phụ phấn thủ công đã phải thực hiện tại Trung Quốc, nhưng nó có thể không khả thi ở mọi nơi.
Theo dân việt
Đặc sản thanh trà Huế mất mùa nặng Hạn hán kéo dài khiến cây thanh trà, đặc sản ở tỉnh Thừa Thiên Huế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, quả thanh trà chậm phát triển, mất mùa nặng. Phường Thủy Biều, thành phố Huế là nơi có diện tích trồng thanh trà lớn của tỉnh Thừa Thiên - Huế, với hơn 145 ha. Năm nay, nhiều vườn thanh trà ở đây mất...