Đời tư kín tiếng của nữ giám đốc tài chính Huawei bị Canada bắt giữ
Bà Mạnh Vãn Châu là giám đốc tài chính, con gái của người sáng lập tập đoàn Huawei Technologies Nhậm Chính Phi và bà có đời tư khá kín tiếng.
Ái nữ của “ông trùm” Huawei
Bà Mạnh hiện khoảng hơn 40 tuổi, là con gái của ông Nhậm và người vợ đầu – bà Meng Jun (con gái của một quan chức cao cấp ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc). Năm 1987, ông Nhậm lập ra Huawei, và trong 3 thập kỷ tiếp theo, tập đoàn liên tục mở rộng để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh và thiết bị viễn thông lớn nhất Trung Quốc. Bà Mạnh có một người em trai ruột cùng mẹ tên là Ren Ping.
Bà Mạnh Vãn Châu.
Kể từ khi gia nhập Huawei hơn 20 năm trước, bà Mạnh đã dần trở thành nhân vật trung tâm trong ban lãnh đạo tập đoàn cho dù chưa thể khẳng định bà có phải là người tiếp quản “đế chế” của cha mình hay không. Gia đình nà rất giàu có và có mối liên hệ mật thiết với nhau, nhưng bản thân bà Mạnh khá kín tiếng, có lối sống khác với cô em gái cùng cha khác mẹ đang theo học tại Đại học Harvard.
Ông Nhậm có một cô con gái khác. Sau khi ly dị người vợ đầu, ông kết hôn với bà Yao Ling và họ có một cô con gái, Annabel Yao, sinh viên tại Harvard. Cô Yao cho biết cô không có hứng thú với việc gia nhập Huawei. Người vợ thứ ba của ông Nhậm là bà Su Wei chưa có con.
Ông James Yan, giám đốc công ty phân tích thị trường công nghệ Counterpoint Research đánh giá rằng bà Mạnh là người tự tin, có năng lực và khả năng làm việc độc lập. Việc bà bị bắt giữ và đe dọa trừng phạt mang đến rủi ro lớn đối với Huawei vì bà là một trong những giám đốc điều hành quan trọng nhất.
Trên thực tế, bà Mạnh Vãn Châu đã đổi sang họ mẹ ở tuổi 16. Sau khi tốt nghiệp đại học, bà làm việc một thời gian ngắn tại Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc rồi quay về Huawei. Năm 1997, bà tạm rời công ty để tiếp tục đi học lấy bằng thạc sĩ từ Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung trong vòng 1 năm rưỡi.
Có rất nhiều đồn đoán trong công ty và trên các phương tiện truyền thông rằng sự hiện diện của bà Mạnh và em trai Ren Ping tại Huawei là một phần trong kế hoạch kế nhiệm người cha. Trên thực tế, ông Ren Ping từng được xem như là chủ tịch tiếp theo của tập đoàn. Tin đồn lan xa đến nỗi ông Nhậm Chính Phi phải gửi đi một email nội bộ vào năm 2013, mạnh mẽ phủ nhận khả năng này. Ren Ping cũng không phải là thành viên của hội đồng quản trị.
Video đang HOT
Trong email của mình, ông Nhậm đã nhấn mạnh những phẩm chất mà một người kế nhiệm cần có, bao gồm tầm nhìn, tính cách và kiến thức đặc thù của ngành. Ông kết luận rằng “không ai trong số các thành viên gia đình tôi sở hữu những phẩm chất này” và “sẽ không bao giờ được đưa vào chuỗi người thừa kế”, Sina Tech đưa tin.
Bất chấp tuyên bố đó, bà Mạnh Vãn Châu vẫn tiếp tục vươn lên trong hàng ngũ quản lý tại Huawei. Bà là giám đốc điều hành và giám đốc tài chính từ năm 2011. Vào tháng 12/2011, ông Nhậm nói với các nhân viên rằng ông đã phẫu thuật ung thư 2 lần trong 8 năm qua và công bố một hệ thống luân phiên các giám đốc điều hành cấp cao. Chủ tịch luân phiên hiện tại là Guo Ping.
Vào tháng 3/2018, bà Mạnh thay cha trở thành phó chủ tịch tập đoàn. Tin tức về vụ bắt giữ bà đã khiến Đại sứ quán Trung Quốc ở Canada có động thái ngay lập tức. Trái phiếu đồng USD của Huawei hiện đang nghiêng về mức thấp kỷ lục.
Đã kết hôn và có 4 người con
Bà Mạnh thường trú ở Canada, có 4 người con 3 trai, 1 gái
Bà Mạnh Vãn Châu tới Canada lần đầu tiên vào năm 2003 rồi thường xuyên qua lại giữa Canada và Trung Quốc. Ban đầu bà đến Canada với tư cách là khách du lịch, nhưng rồi bà được cấp quyền thường trú tại Canada.
Trung Quốc không công nhận việc công dân sở hữu cùng lúc 2 quốc tịch nhưng nhiều người Trung Quốc khi học tập và làm việc ở nước ngoài có thể vẫn sở hữu hộ chiếu của các nước khác song không công bố. Bà Mạnh khẳng định, hiện bà chỉ sở hữu hộ chiếu của Trung Quốc và đặc khu Hồng Kông. Tuy nhiên, trong biên bản gửi Canada, Bộ Tư pháp Mỹ nói rằng trong vòng 11 năm qua, bà sở hữu ít nhất 7 hộ chiếu.
Trả lời phỏng vấn hồi năm 2013, bà Mạnh chia sẻ đã kết hôn và có 2 người con. Bà cho biết, chồng bà không phải một lãnh đạo của Huawei mà làm công việc không liên quan đến viễn thông. Trong hồ sơ gửi tòa án, bà Mạnh cho biết đã kết hôn với ông Lưu Hiểu Tông năm 2007 và hiện có 4 người con gồm cả con chung và con riêng.
Ông Lưu Hiểu Tông hiện 43 tuổi, là một điều dưỡng viên. Hai người chỉ có 1 cô con gái chung và 3 người con trai của bà Mạnh với những người chồng trước. Con trai cả của bà Mạnh đã đi làm và sống tự lập ở Trung Quốc, 2 người khác đang đi học. Trong khi đó, con gái út hiện đang học ở Trung Quốc.
Bà Mạnh từng mắc ung thư tuyến giáp và phải trải qua phẫu thuật vào năm 2011. Bà Mạnh và chồng đang sở hữu 2 căn hộ ở Vancouver, một căn trị giá 4,2 triệu USD, căn còn lại trị giá 12,2 triệu USD.
Theo GenK
Văn hóa kỷ luật tạo dựng nên đế chế Huawei với doanh thu lớn hơn cả Alibaba
Ở Huawei, không một ai, kể cả ông chủ Nhậm Chính Phi, có tài xế riêng hay được bay vé hạng nhất trả bằng tiền của công ty.
Trong khuôn viên trụ sở rộng lớn của Huawei Technologies tại Thâm Quyến, các bức tường tại khu nhà ăn được trang trí bởi rất nhiều các câu nói của nhà sáng lập Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei). Phòng thí nghiệm của công ty thì được xây dựng mô phỏng như Nhà Trắng ở Washington, Mỹ. Nhưng, tò mò nhất chính là những chú thiên nga đen bơi trong hồ nước.
Đối với tỷ phú Nhậm Chính Phi - người xuất thân là một cựu quân nhân và bây giờ là ông trùm viễn thông, những con chim tao nhã kể trên là để nhắc nhở bản thân và toàn bộ nhân viên tránh sự tự mãn và phải luôn trong tâm thế đón nhận một cuộc khủng hoảng bất ngờ ập đến.
Và dường như tình huống tồi tệ đó đã đến. Cuối tuần trước, Giám đốc tài chính của công ty đồng thời là con gái của tỷ phú Nhậm bà Mạnh Vãn Chu đã bị phía Canada bắt giữ theo yêu cầu của Mỹ và có nguy cơ sắp bị dẫn độ về nước này. Nguyên nhân vụ bắt bớ đến nay vẫn chưa được công bố nhưng theo nhiều nguồn tin nó liên quan tới việc vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ lên Iran.
Vụ bắt giữ rõ ràng ảnh hưởng mạnh mẽ tới Huawei. Chưa kể đến việc thời gian gần đây công ty này liên tục bị cáo buộc có những thiết bị không an toàn và phía Mỹ kêu gọi các đồng minh ngưng sử dụng sản phẩm của họ. Dẫu vậy, thông cáo báo chí của Huawei tỏ ra chừng mực: "Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi phiên điều trần tại ngoại vào thứ Hai. Chúng tôi có niềm tin rằng hệ thống pháp luật của Canada và Mỹ sẽ đi đến kết luận đúng đắn". Trước đó, công ty tuyên bố bà Mạnh không làm điều gì sai và tuân thủ tất cả luật hiện hành.
Nhậm Chính Phi là một nhân vật huyền thoại trong giới kinh doanh Trung Quốc. Ông không chỉ sống sót qua giai đoạn nạn đói khủng khiếp của quốc gia này mà còn xây dựng được công ty viễn thông khổng lồ với doanh thu 92 tỷ USD, gây sợ hãi cho một số nhà hoạch định chính sách phương Tây. Tại thị trường que enhaf, Huawei là nhà sản xuất điện thoại thông minh số một và còn vượt Apple để trở thành nhà sản xuất lớn thứ hai trên toàn cầu, theo số liệu của IDC.
Mặc dù có phần kín tiếng so với các đại gia Internet Trung Quốc, nhưng doanh thu của Huawei vào năm ngoái cao hơn Alibaba Group, Tencent Holdings và Baidu. Khoảng một nửa doanh thu đến từ nước ngoài, gồm châu Âu, Trung Đông và châu Phi.
Thời gian gần đây tham vọng mở rộng ra toàn cầu của Huawei bị kìm kẹp bởi nhiều rắc rối không đáng có. Đầu tiên là việc bị hủy thương vụ hợp tác với AT&T nhằm bán điện thoại của hãng tại Mỹ. Sau đó là loạt quốc gia gồm Úc, New Zealand và mới nhất là Nhật Bản tuyên bố sẽ không sử dụng các thiết bị của hãng cho mạng lưới 5G tại đất nước họ.
Đế chế khổng lồ được tạo dựng từ 21.000 NDT
Huawei được Nhậm Chính Phi cùng bốn đối tác thành lập vào năm 1987 với số vốn 21.000 nhân dân tệ. Công ty ban đầu là đơn bị buôn bán thiết bị viễn thông. Tuy nhiên, các kỹ sư của công ty đã sớm nghiên cứu các mạch điều khiển và tự sản xuất chúng. Thời ấy, công nhân làm việc trong nhiều giờ dưới thời tiết nóng bức và chỉ có quạt trần. Ông chủ Nhậm Chính Phi cho nấu canh đuôi lợn để cổ vũ tinh thần và bồi bổ các công nhân tăng ca.
Công ty từng nổi tiếng với "văn hóa nệm". Công ty chuẩn bị sẵn nệm cho công nhân nghỉ ngơi khi làm việc kiệt sức. Vào năm 2006, một công nhân là Hu Xinyu, 25 tuổi, người có thói quen làm việc cật lực và ngủ lại công ty đã chết vì viêm não. Một số nhân viên Huawei sau đó tự sát. Sau những cái chết, công ty thay đổi chính sách tăng ca, an toàn lao động và nhân viên y tế.
Ngoài ra, để cổ vũ cũng như tạo gắn bó với nhân viên, chủ tịch Nhậm Chính Phi còn dùng cách chỉ trả một nửa số lương bằng tiền. Một nửa còn lại được chuyển đổi thành cổ phiếu thưởng của công ty. Báo cáo năm 2017 cho biết ông giữ 1,4% cổ phần Huawei, tương đương 2 tỷ USD.
Kinh doanh quyết liệt
Trong khi doanh, Bloomberg dẫn lời giới kinh doanh rằng Nhậm Chính Phi tạo cho Huawei một phong cách bán hàng được gọi nôm na là "văn hóa chó sói". Tại các sự kiện, nhân viên bán hàng của Huawei lúc nào cũng được tung ra đông đảo, nhiều hơn hẳn các đối thủ cùng tham dự.
Những năm 2000, công ty tiến ra thị trường quốc tế bằng các thiết bị viễn thông có giá rẻ hơn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh như Cisco Systems. Huawei sau đó đã thừa nhận sao chép một phần nhỏ mã bộ định tuyến từ Cisco và đồng ý xóa mã nhiễm độc.
Kể từ sau đó, tỷ phú Nhậm Chính Phi đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu phát triển của công ty. Trong số 180.000 nhân viên, khoảng 80.000 đang tham gia vào R&D (Nghiên cứu và phát triển). Công ty được biết đến là nhà tuyển dụng tài năng hàng đầu ở Trung Quốc.
Theo GenK
Giám đốc tài chính của Huawei bị buộc tội lừa đảo và bảo vệ cô vào lúc này là một tài liệu Powerpoint Giám đốc tài chính Huawei đang cố gắng tung ra các bằng chứng để chứng minh không liên quan đến cáo buộc lừa đảo từ phía Hoa Kỳ. Sau nhiều năm đối mặt với sự nghi ngờ từ chính quyền Mỹ, Huawei hiện đang đứng trước nguy cơ bị xử lí vì tội lừa đảo. Hôm qua, một phiên điều trần công khai...