Đối thoại hậu bài viết “Đơn thuốc cho giáo dục lịch sử”

Theo dõi VGT trên

Sau bài viết “Đơn thuốc nào cho căn bệnh giáo dục lịch sử ở Việt Nam”, tôi nhận được sự quan tâm, phản hồi của bạn đọc qua Facebook, email, điện thoại và bình luận trên Vietnamnet. Sau khi đọc đi đọc lại hơn 70 bình luận của bạn đọc, tôi muốn viết thêm vài dòng.

Nhiều bạn đọc tỏ ra nghi ngờ những luận điểm đã nêu ra và cho rằng quá “hàn lâm”, “học thuật”, “giáo điều” xa rời với thực tế, chỉ có thể áp dụng với nhà nghiên cứu.

Nghi ngờ đó là dễ hiểu. Bởi vì hơn 60 năm qua, tư duy dạy học là”truyền đạt tri thức”vẫn thống trị. Nhiều người (đang hoặc đã là học sinh – HS) cũng được giáo dục lịch sử theo tư duy này.

Trong các giờ học kiểu truyền đạt, giáo viên sẽ là người lựa chọn nội dung và tiến hành giải thích, minh họa để HS ghi nhớ, lý giải. Ở đó, mối quan hệ giữa Sử học (khoa học lịch sử) và Giáo dục lịch sử là quan hệ một chiều. Giáo dục lịch sử đơn giản chỉ là sự tiếp nhận và truyền đạt các thành tựu của Sử học.

Nhìnra thế giới, cách dạy này không còn phổ biến. Luận điểm dạy lịch sử như là một môn Khoa học và sử dụng tích cực các phương pháp của Sử học trong học tập lịch sử không phải là một phát hiện gì mới của tôi.

Đối thoại hậu bài viết Đơn thuốc cho giáo dục lịch sử - Hình 1

Một nhóm học sinh lớp 10 Trường THPT FPT (Hà Nội) kiểm tra thông tin trên mạng sau khi xem nhóm khác nhập vai biểu diễn một sự kiện Lịch sử của đời Trần, trong bài học môn Lịch sử. Ảnh: Lê Anh Dũng

Các nước có nền giáo dục tiên tiến đã nghiên cứu công phu và sử dụng từ lâu. Ở Nhật, sau 1945 với sự xuất hiện của môn Nghiên cứu xã hội(môn học tổng hợp Địa lý, Lịch sử, Công dân), cách thức học tập lịch sử kiểu “nghiên cứu” được tiến hành rộng rãi.

Trong các giờ học môn này, HS sẽ không phải là người thụ động nghe, ghi chép những gì giáo viên giảng giải mà dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các em sẽ thiết lập các chủ đề nghiên cứu, tìm kiếm thông tin có liên quan, xử lý các thông tin và thể hiện kết quả nghiên cứu dưới nhiều hình thức: báo, tập san, poster (ápphích), bài luận…

Các phương pháp học tập phổ biến sẽ là : Role-playing (đóng vai), Poster-presentation (thuyết trình-tranh luận sử dụng áp phích kết hợp thông tin chữ viết và thông tin thị giác), thảo luận, tranh luận đối mặt (Debate), điềutra-phỏng vấn, điền dã, điều tra bằng bảng hỏi…

Không gian học tập sẽ mở rộng không chỉ giới hạn trong lớp học mà sẽ bao gồm cả gia đình, bảo tàng, thư viện trường, khu phố, quảng trường, Internet…

Thời gian học tập cũng không phải chỉ trên lớp mà sẽ là bất cứ thời điểm nào HS muốn. Ngay cả khi đi chơi cùng cha mẹ ở bảo tàng, công viên, siêu thị… HS cũng có thểthu thập được thông tin cần thiết.

Video đang HOT

Có bạn sẽ bảo “Đó là chuyện của nước Nhật.Việt Nam nó khác. Không làm được đâu”.

Xét trên bình diện rộng, nhận xét có phần chua chát ấy không hề sai hay cực đoan. Nhưng trong bối cảnh hiện tại thì có thể thực hiện được ở phạm vi nhất định, thông qua các “thực tiễn giáo dục”. Nhiều “thực tiễn” đơn lẻ này kết hợp lại sẽ tạo thành cuộc cải cách giáo dục “từ dưới lên” tạo ra hiệu ứng tích cực.

Trước khi trở thành nghiên cứu sinh tại Nhật Bản, tôi đã có gần 3 năm (9/2011-3/2014) làm giáo viên thỉnh giảng môn Lịch sử ở Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội). Trong quá trình dạy (chủ yếu là HS lớp 6 và 8), tôi đã vận dụng những điều đã trình bày tóm lược trong bài viết nói trên vào thực tế.

Trước khi thực hiện, tôi cũng có chút lo lắng như độc giả. Tuy nhiên, kết quả thành công ngoài dự kiến.

HS đã đón nhận nồng nhiệt và học tập say mê dù áp lực điểm số hay thi cử ở môn Lịch sử rất nhẹ, gần như là không có. Những giờ kiểm tra một tiết thay vì là “quãng thời gian lo sợ” đã trở thành khoảng thời gian các em được thoải mái viết những gì mình tâm đắc.

Tôi đã đánh máy và lưu giữ gần 1.000 bài kiểm tra của HS các lớp phục vụ nghiên cứu. 1.000 bài đều khác nhau, mặc dù vẫn chia sẻ các điểm chung.

Các bài viết tiêu biểu sau đó được tôi in ra đóng thành tập tặng cho các lớp để HS đọc và giao lưu, tranh luận. Nhiều phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm cũng quan tâm mượn đọc và có những ý kiến đóng góp bổ ích.

Tôi mong muốn đến khi có điều kiện sẽ xuất bản toàn bộ các bài viết này thành sách. Không có hàm ý khoe khoang hay tự mãn ở đây, tôi chỉ muốn dẫn lại việc”thăm dò tín nhiệm”giáo viên qua mỗi học kỳ đối với mình đều cho kết quả tốt (từ 80 – 94%),

Đương nhiên, những “thí nghiệm” của tôi chỉ mới được tiến hành ở HS lớp 6 và lớp 8 trong phạm vi hẹp là một trường ở thành phố với 200-300 HS.

Từlý luận đã nghiên cứu và thực tiễn đã làm, tôi cho rằng dạy môn Lịch sử như mộ tmôn Khoa học là hoàn toàn có thể. Vấn đề còn lại là sự giác ngộ và trách nhiệm của những người có liên quan.

Có cần thừa nhận tính đa dạng trong nhận thức lịch sử của HS hay không?

Trọng tâm bài viết của tôi là là bàn tới mục đích của giáo dục lịch sử(một số bạn đọc bị hút vào chuyện “tư duy lạc hậu của phóng viên VTV khi thực hiện phóng sự – theo tiêu đề được biên tập viên đặt lại).

Chắc hẳn bạn đọc đều nhận ra một thực tế khá “hài hước” là SGKcàng viết nhiều về nhân vật anh hùng, chiến tranh cách mạng, giáo viên càng lấy nội dung đó làm trọng tâm để dạy, thi cử; càng nhằm vào giai đoạn lịch sử hiện đại thì HS lại càng…không nhớ và nhầm lẫn lung tung.

Tại sao vậy? Đơn giản vì tư duy coi quá trình dạy học là truyền đạt-ghi nhớ trong thời đại đa giá trị và thông tin hóa đã trở thành lạc hậu. Nó đi ngược lại quy luật giáodục và tâm lý.

HS cũng như con người nói chung sẽ chỉ nhớ những gì nằm trong “vùng quan tâm, hứng thú” hoặc khi thấy ở nó có ý nghĩa gì đó đối với bản thân. Giáo viên càng chăm chăm vào việc “làm cho HS ghi nhớ” thì HS càng…quên. Nhưng nếu giáo viên nhắm đến việc hình thành nhận thức khoa học thông qua phương pháp khoa học, HS sẽ ghi nhớ một cách tự nhiên và “vô thức”.

Ví dụ, khi dạy tôi chẳng cần ép HS ghi nhớ Hiệp ước Nhâm Tuất mà nhà Nguyễn kí với Pháp năm 1862 có những nội dung có hại cho chủ quyền dân tộc như thế nào. Nhưng thông qua phép toán “lịch sử” yêu cầu HS tính đại thể xem số bạc nhà Nguyễn phải bồi thường cho Pháp có “giátrị” lớn thế nào khi quy đổi ra tiền hoặc thóc gạo trong mối tương quan với dân số thời đó và bây giờ, HS sẽ tựnhiên “nhớ” được nó.

Trong học tập lịch sử, nếu cần nhớ thì cái quan trọng là nhớ cái “tinh thần” của sự kiện. Chi tiết khi cần sẽ tra cứu. Giáo viên hay nhà nghiên cứu cũng vậy thôi.

Nhiều bạn đọc phản đối luận điểm nói trên vì cho rằng học lịch sử mà không nhớ thì học thế nào, không nhớ đượcQuang Trung là ai thì làm sao biết về cội nguồn dân tộc. Trong bài viết, tôi khẳng định đó là bất thường. Nhưng nếu dạy lịch sử chỉ chăm chăm làm cho HS nhớ Quang Trung là Nguyễn Huệ thì….chuyện các em nhầm lẫn “anh em” hay “bạn chiến đấu” không có gì khó hiểu.

Ở đây cũng có một điểm quan trọng cần lưu ý. Trong vô thức, nhiều giáo viên dạy lịch sử chỉ coi trọng việc truyền đạt các sự kiện lịch sử cùng các đánh giá, nhận định, ý nghĩa được định sẵn(trong chương trình, SGK, sách giáo viên, chuẩn kiến thức-kĩ năng) tới HS và mong các em ghi nhớ.

Tuy nhiên, sản phẩm của HS trong quá trình học tập lịch sử là “nhận thức lịch sử” với 3 thành tố chủ yếu: Nhận thức về sự thật (thời gian, không gian, nhân vật), nhận thức về cơ cấu (bản chất, mối quan hệ giữa các thành tố sự kiện, hiện tượng) và nhận thức về giá trị (tốt hay xấu, có ý nghĩa hay không có ý nghĩa, có giá trị gì với bản thân hay không…).

Mỗi HS là một thế giới riêng nên “nhận thức lịch sử” ở các em – cho dù học cùng một thầy, một cuốn sách giáo khoa – vẫn có tính chủ thể (đa dạng).

Không thừa nhận tính chủ thể này tạo ra xu hướng dạy học kiểu áp đặt, nhồi nhét, cưỡng bức tư tưởng.

Để đối phó, HS sẽ phải tìmcách che giấu đi cảm xúc, suy nghĩ thật sự của bản thân để trình bày cho “vừa ý thầy” hoặc để “đạt điểm cao” mặc dù trong đầu các em, nhận thức mang tính chủ thể không hề biến mất.

Đó là lý do giải thích tại sao nhiều HS không thích học môn Lịch sử ở trường và có điểm số môn này rất tệ nhưng lại rất quan tâm đến các vấn đề lịch sử và thích nghe “kể chuyện lịch sử”, xem phim lịch sử… Thực chất, đó là biểu hiện của việc HS tìm kiếm sự “tựdo trong nhận thức”.

Ở đó, tính đa dạng của nhận thức lịch sử được thừa nhận và HS được trải nghiệm “khoái cảm trí tuệ” khi tiếp nhận các “hình ảnh lịch sử” đa chiều và tự xây dựng “hình ảnh lịch sử” cho bản thân.

Môn Lịch sử trong trường phổ thông muốn tồn tại được trong sự yêu mến của HS và thậm chí của cả…giáoviên dạy môn này thì phải thừa nhận sự đa dạng trong nhận thức và coi đó là tiền đề để tiến hành giáo dục. Đương nhiên, sẽ lại xuất hiện lo lắng rằng nếu vậy sẽ “đối phó” thế nào nếu HS nhận thức lung tung hay suy diễn ngớ ngẩn? Nỗi lo đó dễ hiểu nhưng không khó giải quyết.

Nhận thức lịch sử ngoài tính chủ thể còn có tính thực chứng và lô-gic. Khi dạy lịch sử như một môn khoa học, giáo viên sẽ phải chú ý giúp cho tính thực chứng và lô-gic trong nhận thức của HS tăng lên.

Nhận thức lịch sử của HS ban đầu thường non nớt nhưng trải qua học tập với các phương pháp của sử học như đã trình bày cùng với phương pháp thảo luận thì sẽ được mài sắc và ngày càng trở nên “khoa học hơn”. Vai trò của giáo viên là nằm ở đó thay vì truyền đạt các “chân lý” đã được quyết định sẵn.

Nếu kéo dài kiểu dạy học lịch sử minh họa trong thời đại ngày nay sẽ gây nên hậu quả khó lường: Con người chỉ biết tin vào các chân lý được định sẵn và tìm kiếm “đáp án”cho những vấn đề đặt ra từ những gì viết trong SGK hoặc lời nói của giáo viên nà không tìm tòi sáng tạo.

Cũng cần phải lưu ý rằng nhận thức lịch sử thường có mối liên hệ rất mật thiế tvới tinh thần nhân ái, khoan dung. Nếu nhận thức lịch sử chỉ có một và con người khăng khăng nhận thức đó là chân lý tuyệt đối, họ sẽ có xu hướng độc đoán và coi những nhận thức khác với mình như kẻ thù cần tiêu diệt. Xu hướng ấy có hại cho sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như của cộng đồng trong thời đại toàn cầu hóa khi đa giá trị được thừa nhận rộng rãi.

Mối liên hệ giữa sự sa sút của các môn khoa học xã hội với sự gia tăng của các tội ác phi nhân hiện nay có thể được giải thích dưới góc độ ấy.

Một giờ học thành công: Dẫn dắt nhau tiệm cận chân lý

Trước khi kết thúc bài viết này, tôi muốn đưa ra một sự so sánh. Đương nhiên sựso sánh này cần tới sự khoan dung, rộng lượng của độc giả. Đó là nếu như coi bài viết của tôi là một bài giảng về lịch sử và các bình luận của độc giả là ý kiến phát biểu, tranh luận của HS thì tôi nghĩ đó là một giờ học thànhcông. Không phải giờ học nào cũng cần đến kết luận cuối cùng. Sự tranh luận sẽ còn tiếp diễn để liên tục mài sắc trí tuệ của cả người dạy và người học để dẫn dắt nhau tiệm cận chân lý.

Đương nhiên, tôi không có ý dám coi mình là “thầy” của độc giả mà ngược lại. Trong thâm tâm, với tư cách là một người làm giáo dục và trách nhiệm của một công dân, tôi rất mong không chỉ Lịch sử mà các môn xã hội khác ở Việt Nam rồi cũng sẽ có những giờ học như thế.

Theo vietnamnet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin đang nóng

Truy tố nữ DJ ở TPHCM cầm đầu đường dây mua bán hơn 100kg ma túyTruy tố nữ DJ ở TPHCM cầm đầu đường dây mua bán hơn 100kg ma túy
09:01:20 06/02/2025
Chồng cũ lái siêu xe hơn 12 tỷ đến viếng Từ Hy Viên và câu chuyện xót xa đằng sau chiếc xeChồng cũ lái siêu xe hơn 12 tỷ đến viếng Từ Hy Viên và câu chuyện xót xa đằng sau chiếc xe
06:34:34 06/02/2025
Bà ngoại hot nhất Việt Nam mặc áo dài quá đẹp, gọi là "người đẹp không tuổi" cũng không saiBà ngoại hot nhất Việt Nam mặc áo dài quá đẹp, gọi là "người đẹp không tuổi" cũng không sai
07:19:03 06/02/2025
Gây sốc xứ tỷ dân: "Từ Hy Viên có thể đã sống nếu ở bên chồng cũ?"Gây sốc xứ tỷ dân: "Từ Hy Viên có thể đã sống nếu ở bên chồng cũ?"
06:24:01 06/02/2025
Con gái đánh chết chồng, cha tới công an nhận tội thay ở Long AnCon gái đánh chết chồng, cha tới công an nhận tội thay ở Long An
08:31:34 06/02/2025
Hé lộ thông tin lễ thành đôi của Vũ Cát Tường và bạn gáiHé lộ thông tin lễ thành đôi của Vũ Cát Tường và bạn gái
06:28:56 06/02/2025
Tôi quyết định ly hôn sau một lần ngã xe, cả 2 bên nội ngoại đều chỉ trích nhưng không ai hiểu thâm ý sâu xa trong đóTôi quyết định ly hôn sau một lần ngã xe, cả 2 bên nội ngoại đều chỉ trích nhưng không ai hiểu thâm ý sâu xa trong đó
05:50:03 06/02/2025
Trả lương giúp việc 52 triệu/tháng, trở về quê, phát hiện 1 bí mật khiến chúng tôi tái xanh mặt, lập tức sa thải cô taTrả lương giúp việc 52 triệu/tháng, trở về quê, phát hiện 1 bí mật khiến chúng tôi tái xanh mặt, lập tức sa thải cô ta
05:44:14 06/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ông Trump rút Mỹ khỏi cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc

Ông Trump rút Mỹ khỏi cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc

Thế giới

10:25:24 06/02/2025
Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi một cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc (LHQ) cũng như tiến hành đánh giá lại nguồn tài trợ cho tổ chức này.
Các hẻm núi lớn được khắc lên mặt trăng trong chớp mắt

Các hẻm núi lớn được khắc lên mặt trăng trong chớp mắt

Lạ vui

10:21:58 06/02/2025
Hẻm núi lớn (Grand Canyon) ở bang Arizona của Mỹ phải mất hàng triệu năm mới tượng hình, trong khi hai hẻm núi kích thước tương tự được khắc lên bề mặt mặt trăng chỉ trong vòng 10 phút.
Dù giàu đến mấy cũng đừng lắp 6 thứ này trong phòng khách, đó không phải mê tín mà có cơ sở cả

Dù giàu đến mấy cũng đừng lắp 6 thứ này trong phòng khách, đó không phải mê tín mà có cơ sở cả

Sáng tạo

10:16:56 06/02/2025
Khi bắt tay vào việc trang trí nhà cửa, sự chuẩn bị kỹ lưỡng là điều vô cùng quan trọng. Nếu không, bạn có thể gặp phải nhiều rắc rối trong quá trình thi công và sử dụng.
Dậy sóng MXH: Từ Hy Viên chưa đăng ký kết hôn với chồng hiện tại, nam ca sĩ Hàn không được thừa kế 1 xu?

Dậy sóng MXH: Từ Hy Viên chưa đăng ký kết hôn với chồng hiện tại, nam ca sĩ Hàn không được thừa kế 1 xu?

Sao châu á

10:16:39 06/02/2025
Thông tin Từ Hy Viên chưa đăng ký kết hôn với chồng hiện tại ở Đài Loan (Trung Quốc) đã gây chấn động cộng đồng mạng
Phim Hàn mới chiếu đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính nghe tên ai cũng ghét nhưng trẻ đẹp đáng ngưỡng mộ

Phim Hàn mới chiếu đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính nghe tên ai cũng ghét nhưng trẻ đẹp đáng ngưỡng mộ

Phim châu á

10:13:27 06/02/2025
Bogota: City of the Lost (Bogota: Thành Phố Của Những Kẻ Lưu Lạc) - bộ phim thất bại ngoài phòng vé của Song Joong Ki mới đây đã phát hành trên nền tảng Netflix toàn cầu.
Gần 600 cây rừng bị đốn hạ dọc tuyến đường tuần tra biên giới

Gần 600 cây rừng bị đốn hạ dọc tuyến đường tuần tra biên giới

Pháp luật

09:52:41 06/02/2025
Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Nông phát hiện dọc tuyến đường tuần tra biên giới khu vực Đồn Biên phòng Bu Cháp có 569 cây rừng bị cưa hạ.
Bánh kẹo, đồ ăn nhanh chất cao "như núi" ở bãi rác xã La Phù

Bánh kẹo, đồ ăn nhanh chất cao "như núi" ở bãi rác xã La Phù

Tin nổi bật

09:42:28 06/02/2025
Tại bãi rác tự phát của xã La Phù, Hoài Đức, Hà Nội, hàng tấn bánh kẹo, đồ ăn nhanh bị vứt bỏ, chất cao như núi , làm ảnh hưởng đến môi trường và việc đi lại của người dân.
Công Phượng gặp chuyện kém vui, lỡ hẹn cùng ĐT Việt Nam?

Công Phượng gặp chuyện kém vui, lỡ hẹn cùng ĐT Việt Nam?

Sao thể thao

09:14:23 06/02/2025
Theo thông tin mới nhất, Công Phượng, tiền đạo đang có phong độ cao trong mùa giải 2024/2025, khả năng sẽ không thể góp mặt ở đợt tập trung sắp tới của đội tuyển Việt Nam do một chấn thương không lường trước được.
Cô giáo xin trích 360k quỹ lớp để lì xì học sinh, cả lớp đồng ý chỉ riêng một người phản đối: "Sao làm tiền phụ huynh quá?"

Cô giáo xin trích 360k quỹ lớp để lì xì học sinh, cả lớp đồng ý chỉ riêng một người phản đối: "Sao làm tiền phụ huynh quá?"

Netizen

09:12:54 06/02/2025
Đầu xuân năm mới, không khí rộn ràng, niềm vui ngập tràn khắp lớp học. Trong những ngày đầu tiên trở lại trường, ngoài những lời chúc tốt đẹp, thầy cô còn có một đặc quyền siêu đáng yêu: lì xì cho học sinh lấy may!
Bậc thầy phong thủy Trung Quốc khuyên 4 con giáp hợp đeo vàng nhất: Càng đeo càng giàu có, thịnh vượng

Bậc thầy phong thủy Trung Quốc khuyên 4 con giáp hợp đeo vàng nhất: Càng đeo càng giàu có, thịnh vượng

Trắc nghiệm

09:12:26 06/02/2025
Ngày vía Thần Tài sắp tới là dịp để con giáp này mua vàng và rước thêm tài lộc về nhà đầu năm mới.Đúng ngày vía Thần Tài, 4 con giáp này hưởng lộc quý trời cho, mở cửa là gặp quý nhân, đã giàu lại thêm giàu
Hoa hậu Tiểu Vy lần đầu lên tiếng thông tin hẹn hò mỹ nam Thái Lan

Hoa hậu Tiểu Vy lần đầu lên tiếng thông tin hẹn hò mỹ nam Thái Lan

Sao việt

08:33:20 06/02/2025
Tiểu Vy khẳng định chưa từng yêu đương Nicky Nachat, cả hai chỉ là quan hệ bạn bè vô tình gặp nhau và chơi chung nhóm bạn.