Đối tác quan trọng tuyên bố ‘nghỉ chơi’ với Huawei
Công ty sản xuất bán dẫn Đài Loan ( TSMC), đối tác gia công bán dẫn lớn nhất thế giới năm 2019, đã ngừng mọi hợp đồng đặt hàng mới từ Huawei Technologies.
Theo Nikkei Asian Review, những quyết định đơn phương được TSMC đưa ra nhằm tuân thủ các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới của Mỹ công bố vào ngày 15/5, với mục đích cản trở các công ty sản xuất chip xử lý của nước này cung cấp các sản phẩm cho Huawei. Theo đó, các đơn đặt hàng được ký kết trước khi Bộ Thương Mại Mỹ công bố lệnh cấm sẽ vẫn được TSMC giao hàng, muộn nhất cho đến ngày 14/9 năm nay.
Chính phủ Mỹ đang giáng những đòn mạnh vào nền công nghệ Trung Quốc, thông qua các quy định xuất khẩu.
Đây có thể được coi là đòn mạnh tay của Mỹ dành cho Huawei, khiến công ty này gặp khó khăn hơn bao giờ hết trong việc nhập nguồn cung các linh kiện, thiết bị phục vụ sản xuất.
Sau Apple, Huawei Technologies hiện là khách hàng lớn thứ hai của TSMC. Hầu hết sản phẩm chip tiên tiến mà Huawei đang sử dụng, bao gồm cả chip smartphone đều do công ty này gia công.
Video đang HOT
Cùng thời gian với thông báo lệnh cấm của Bộ Thương mại Mỹ, TSMC cũng cho biết họ sẽ xây dựng và đưa vào hoạt động xưởng sản xuất chip trị giá 12 tỷ USD tại Arizona với sự hỗ trợ của Chính phủ Liên bang Mỹ.
Theo Wall Street Journal, các quan chức Nhà Trắng đã thảo luận với hai nhà cung cấp chip hàng đầu thế giới là TSMC và Intel, lên kế hoạch xây dựng các nhà máy trong nước, đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng tại Mỹ, giảm sự phụ thuộc vào các nhà máy khu vực châu Á và chuỗi cung ứng quốc tế.
“TSMC luôn tuân thủ luật pháp và các quy định hiện hành, đồng thời theo sát quy tắc xuất khẩu của Hoa Kỳ và làm việc chặt chẽ với các các bên liên quan để tiến hành phân tích pháp lý, đảm bảo kiểm tra toàn diện và giải trình các quy tắc này”, đại diện TSMC trả lời TechCrunch.
Huawei là đối tác quan trọng thứ hai của TSMC. Tuy nhiên, đứng trước quy định của chính phủ Mỹ, TSMC vẫn phải tuân thủ và dừng hợp tác với Huawei.
Theo Nikkei Asian Review, Huawei dường như lường trước được những động thái này của Bộ Thương Mại Mỹ và đã cho xây dựng các kho hàng tích trữ linh kiện trong vòng một năm. Về phía Trung Quốc, các quỹ của Chính phủ Trung Quốc đã hỗ trợ khoảng 2,25 tỷ USD vào nhà máy sản xuất của Tập đoàn sản xuất vật liệu bán dẫn quốc tế (SMIC), kỳ vọng vào sự phát triển của công ty chip nội địa sẽ thoát khỏi sự ảnh hưởng vào Mỹ.
Đây là lệnh cấm mới nhất mà Chính phủ Mỹ ban hành nhằm chống lại Huawei với lý do an ninh quốc gia. Vào năm 2012, hai công ty ZTE, Huawei được Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ liệt vào danh sách mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh quốc gia.
Mỹ gia tăng trừng phạt Huawei, thổi bay hàng chục tỷ USD vốn hóa của Apple và Boeing
Các lo ngại về những biện pháp đáp trả từ Trung Quốc khiến giá trị vốn hóa của hàng loạt công ty Mỹ bốc hơi.
Những biện pháp trừng phạt của Bộ Thương mại Mỹ đối với tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei Technologies đã đẩy căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới lên mức cao nhất từ trước đến nay. Bên cạnh tác động trực tiếp lên Huawei, nhiều công ty Mỹ khác cũng bị ảnh hưởng từ động thái mới này.
Theo quy định mới của Bộ Thương mại Mỹ, các công ty sử dụng bất kỳ trang bị và phần mềm nào của Mỹ cũng sẽ không được cung cấp chip cho Huawei nếu không có giấy phép từ Washington. Không chỉ giáng một đòn trực tiếp vào Huawei, điều này còn tác động mạnh mẽ đến đối tác gia công chip của họ, là hãng TSMC.
Nhưng việc bóp nghẹt nguồn cung chip cho Huawei cũng có thể dẫn đến một đòn đáp trả từ Trung Quốc giáng vào các công ty Mỹ khác. Tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc, Hu Xijin cho biết: " Dựa trên những gì tôi biết, nếu Mỹ chặn các nguồn cung công nghệ quan trọng cho Huawei, Trung Quốc sẽ kích hoạt "danh sách thực thể không đáng tin cậy" để giới hạn hoặc điều tra các công ty Mỹ như Qualcomm, Cisco và Apple cũng như hoãn hợp đồng mua máy bay của Boeing."
Nếu trở thành hiện thực đây sẽ là đòn giáng mạnh vào Boeing khi hãng này vốn đang gặp khó khăn sau các vụ bê bối liên quan đến chất lượng dòng 737 MAX. Tháng trước, hãng này đã phải cắt giảm 16.000 nhân viên - tương đương 10% lao động của mình. Vào năm 2018, một mình Trung Quốc đã chiếm đến 13,6% tổng doanh thu của Boeing.
Qualcomm, công ty đang kỳ vọng tăng trưởng từ việc thương mại hóa 5G, đặc biệt tại Trung Quốc. Khi nước này bị bùng phát virus corona vào đầu năm nay, doanh thu quý đầu 2020 của Qualcomm đã sụt giảm đến 29%. Một biện pháp trừng phạt từ Trung Quốc có thể làm điều này tồi tệ hơn nữa.
Riêng đối với Apple, ảnh hưởng sẽ còn lớn hơn nữa nếu một biện pháp như vậy được đưa ra. Hiện 3 thị trường, Trung Quốc, Hong Kong và Đài Loan đã đóng góp đến hơn 16% tổng doanh thu của công ty này. Đó là còn chưa kể đến việc đây là khu vực sản xuất chính của công ty này.
Do vậy, sau khi các biện pháp mới trừng phạt Huawei được đưa ra, đến cuối ngày giao dịch thứ Sáu vừa qua, giá trị vốn hóa của Boeing, Apple và Qualcomm đã bị thổi bay tổng cộng 14 tỷ USD, do các lo ngại về những biện pháp trả đũa từ Trung Quốc.
Mặc dù vậy, ông Wendy Cutler, cựu trưởng đoàn đàm phán thương mại Mỹ cho rằng, Trung Quốc có thể "tự bắn vào chân mình khi trả đũa các công ty Mỹ" do điều này có thể "dẫn đến việc đẩy nhanh hơn nữa quá trình các công ty Mỹ chuyển ra khỏi Trung Quốc vào thời điểm họ đang cần đến nhất để góp phần phục hồi nền kinh tế Trung Quốc."
Xiaomi đang đuổi kịp Huawei ở thị trường điện thoại thông minh châu Âu Xiaomi có thể đang thua đối thủ lớn hơn, Huawei Technologies, tại thị trường nội địa của mình, nhưng ở châu Âu, họ đang bắt kịp nhờ chiến lược tiếp thị trực tuyến mạnh mẽ. Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP) Xiaomi đang bắt kịp Huawei tại thị trường điện thoại thông minh châu Âu, nhờ những nỗ lực tiếp thị trực tuyến mạnh...