Đối tác chăn nuôi an tâm đồng hành, đón thành quả tốt lành từ chuỗi 3F Plus của GREENFEED
Với chuỗi thực phẩm lành 3F Plus, GREENFEED Việt Nam đã và đang mang đến nhiều giải pháp chăn nuôi giúp các đối tác cùng khách hàng tối ưu năng suất, an tâm đầu ra… hướng đến những vụ nuôi thành công.
Thức ăn chăn nuôi sạch, dinh dưỡng cùng mô hình trại chăn nuôi hiệu quả, bền vững
Trong chăn nuôi, nguồn thức ăn sạch, chất lượng cao là yếu tố quan trọng, tác động trực tiếp lên kết quả sinh trưởng của vật nuôi cũng như hiệu quả, lợi nhuận trong cả quá trình. Nhằm mang đến cho chủ trại những giải pháp dinh dưỡng hiệu quả, GREENFEED không ngừng đổi mới, nghiên cứu phát triển, liên tục cải tiến các sản phẩm thức ăn đáp ứng các tiêu chí sạch, lành cho hiệu quả dinh dưỡng cao. Không dừng lại ở đó, GREENFEED còn hỗ trợ liên kết đầu ra, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, đảm bảo lợi ích chăn nuôi cho đối tác, khách hàng.
Sau gần hai thập kỷ, GREENFEED sở hữu hệ thống 10 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước và khu vực với quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000, HACCP, GLOBAL G.A.P, BAP.
Là khách hàng lâu năm của GREENFEED, ông Nguyễn Đức Tiến (Tuyên Quang) hiện đang sử dụng 100% bộ sản phẩm Hitek của GREENFEED cho trang trại quy mô 250 heo nái và 2.000 heo thịt của mình. Ông Tiến cho biết: “10 năm sử dụng nguồn thức ăn chăn nuôi do GREENFEED cung cấp, tôi rất an tâm, hài lòng với chỉ số FCR của thức ăn luôn dao động chỉ từ 2,3 đến 2,35. Heo mau lớn mà còn tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận của trại. Đặc biệt, GREENFEED còn tích cực hỗ trợ trại, thu mua đầu ra với giá cả rất ổn định, khiến người nuôi như tôi an tâm hơn qua từng vụ nuôi thành công”.
Bên cạnh thức ăn chăn nuôi, mô hình trại chăn nuôi cũng được phía GREENFEED chú trọng đầu tư và phát triển. Nền tảng mô hình của GREENFEED đảm bảo song hành hai yếu tố hiệu quả và bền vững: Đầu vào chuẩn với con giống ưu việt; quy trình chăn nuôi hiện đại giúp tối ưu chi phí vận hành; đầu ra thương phẩm chất lượng cao, được bao tiêu với giá tốt; công nghệ xử lý thải bền vững cùng với các hoạt động thúc đẩy phát triển cộng đồng.
GREENFEED cung cấp cho đối tác hệ thống trang trại hiệu quả và bền vững.
Theo anh Hồ Ngọc Xuân – Đại diện trại Phú Hưng (Bình Định), một trong những đối tác đã có hơn năm năm hợp tác cùng GREENFEED cho biết: “Ngay từ khi thành lập, trại Phú Hưng đã ứng dụng trọn bộ giải pháp chăn nuôi khoa học của GREENFEED gồm giải pháp dinh dưỡng vật nuôi, giải pháp con giống chuẩn chất lượng quốc tế, giải pháp chuồng trại, quản lý chăn nuôi, an toàn sinh học và thú y. Chính điều này đã giúp Phú Hưng gặt hái được nhiều thành công và lợi ích thiết thực trong những năm qua. Điển hình trong giai đoạn 2019 – 2020, khi dịch ASF gây thiệt hại nặng trên địa bàn trại, Phú Hưng gần như không bị ảnh hưởng nhờ áp dụng tuyệt đối các giải pháp trên cũng như sự hỗ trợ tận tình của nhân viên GREENFEED”.
Thực tế, mô hình chăn nuôi của GREENFEED đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá cao và được chọn thí điểm cho chuỗi cơ sở sản xuất thịt heo an toàn dịch bệnh theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới (OIE).
Video đang HOT
Đảm bảo đầu ra với chuỗi liên kết và hệ thống thương hiệu thực phẩm lành, ngon
Đi đầu trong việc hỗ trợ đối tác chăn nuôi, GREENFEED đem đến những giải pháp tối ưu và toàn diện nhất nhằm hỗ trợ chủ trại giải quyết bài toán đầu ra, đảm bảo kết quả kinh tế. Cụ thể, năm 2019, doanh nghiệp đã cho ra mắt thương hiệu thịt mát G Kitchen và liên tiếp sau đó là MAMACHOICE và Wyn để hỗ trợ phân phối, tiêu thụ sản phẩm. Trong số đó, MAMACHOICE là ví dụ điển hình khi hướng đến bao tiêu 100% đầu ra của các trại chăn nuôi đang sử dụng trọn bộ giải pháp và đáp ứng tiêu chuẩn của GREENFEED.
MAMACHOICE đáp ứng nhu cầu thực phẩm tươi sống, lành, ngon với mức giá hợp lý tại khu vực chợ truyền thống.
Chia sẻ về vấn đề này, anh Hồ Ngọc Xuân cũng cho biết thêm: “Thương lái rất tin tưởng và yên tâm khi nghe đến hoặc sử dụng sản phẩm từ heo giống của GREENFEED vì heo có nhiều ưu điểm như xương giò nhỏ, dẻo thịt, tỷ lệ móc hàm cao lên đến 78 – 80%. Trại Phú Hưng hiện cũng đang cung cấp heo thương phẩm cho thương hiệu thịt sạch MAMACHOICE và nhận được nhiều phản hồi rất tích cực của bà con về chất lượng thịt cùng giá thành hợp lý”.
Với những thành quả ngọt, lành từ chuỗi thực phẩm 3F Plus đem đến không chỉ người tiêu dùng cuối mà còn cho tất cả các đối tác, khách hàng trong hệ sinh thái, GREENFEED tiến gần hơn với sứ mệnh xây dựng các thương hiệu chất lượng, đáng tin cậy, mang đến cho cộng đồng thêm nhiều hơn những thành quả tốt, những giá trị lành – hướng đến sự phát triển bền vững, hiệu quả về lâu dài.
Lào Cai: Lo tiêu thụ 40.000 tấn quả nhiều mắt vì chưa được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
Trong khuôn khổ Diễn đàn trực tuyến kết nối thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ rau quả nông sản phía Bắc (Diễn đàn kết nối Nông sản 970 - Phiên thứ XVI) ngày 18/12, nhiều doanh nghiệp, HTX, nông dân đã kết nối, hợp tác tiêu thụ các mặt hàng nông sản đặc sản tại các địa phương.
Điều chỉnh để tránh ùn ứ nông sản từ phía Nam
Chia sẻ tại diễn đàn, ông Vương Tiến Sỹ - Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Lào Cai cho biết, hiện tỉnh có nhiều sản phẩm nông, lâm, thủy sản thế mạnh như chuối, chè, dứa, rau ôn đới và quế.
Ngoài ra, do đặc điểm khí hậu, Lào Cai còn tiềm năng phát triển cá nước lạnh, với sản lượng khoảng 700 tấn/năm.
Theo ông Sỹ, Lào Cai đã lựa chọn 6 loại nông sản chủ lực để tập trung đầu tư, sản xuất, chế biến, tạo ra các chuỗi liên kết vùng.
"Hiện tại, chè, chuối là những sản phẩm đã được Lào Cai đưa ra nước ngoài tiêu thụ. Trong đó, chuối được xuất chính ngạch sang Trung Quốc, còn chè đã xuất sang Trung Đông, châu Âu" - ông Sỹ nói.
Các đại biểu, khách hàng tham gia kết nối, mua hàng nông sản trong khuôn khổ diễn đàn. Ảnh: Hải Đăng
Trong khuôn khổ diễn đàn, Ban tổ chức đã kết nối cho các đơn vị ký kết thỏa thuận hợp tác sản xuất, tiêu thụ các mặt hàng nông sản: Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bát Xát Lào Cai) ký với Công ty CP Sữa Hmilk; Công ty CP Đầu tư An Hòa ký kết với Công ty TNHH Hương Linh (Điện Biên). HTX Anh Tài (Bắc Quang, Hà Giang) ký với Công ty CP Nông nghiệp sinh thái ECOVI.
Ông Sỹ cho biết thêm, vấn đề của Lào Cai hiện là sản phẩm dứa, với diện tích khoảng 1.600ha và sản lượng khoảng 40.000 tấn.
Tuy nhiên, mặt hàng này chưa được xuất chính ngạch sang Trung Quốc.
Trong khi, các nhà máy chế biến dứa hiện mới tiêu thụ khoảng 1/3 sản lượng. Tỉnh đang phải phân phối qua các kênh nhỏ lẻ trong nước.
"Qua diễn đàn, chúng tôi rất mong được kết nối với các địa phương lân cận và Trung Quốc, đặc biệt là ở những sản phẩm đã được Lào Cai sản xuất theo quy trình tiên tiến, đảm bảo chất lượng" - ông Sỹ nói.
Cũng theo ông Sỹ, là cửa ngõ kết nối giữa Trung Quốc với khu vực ASEAN, lượng hàng nông sản đi qua Lào Cai rất lớn.
Do đó, tỉnh mong muốn Chính phủ, Bộ NNPTNT, và các bộ, ban, ngành liên quan nghiên cứu việc xây dựng khu logistics, triển lãm, trưng bày nông sản. Lào Cai đã dành ra quỹ đất hơn 300ha để chuẩn bị cho kế hoạch này. Bên cạnh đó, Lào Cai kiến nghị sớm đàm phán để tỉnh đưa sản phẩm dứa, quế xuất chính ngạch sang Trung Quốc.
Ông Vi Văn Đức - Giám đốc Công ty TNHH Nông nghiệp VIGIA (tỉnh Lạng Sơn) cho biết: Hiện nay, công ty đang thực hiện liên kết, bao tiêu sản phẩm khoai tây, khoai lang, thạch đen cho người dân trên địa bàn tỉnh Lang Sơn.
Về khoai tây, mỗi năm công ty có 700-1.200 tấn có nhu cầu tiêu thụ. Hiện, khoai tây bắt đầu vào vụ gieo trồng, dự kiến tháng 3-5 sẽ cho thu hoạch, sản lượng sẽ tăng cao hơn so với mọi năm.
Về khoai lang, năng lực sản xuất của công ty có thể cung cấp 1.000-2.000 tấn/năm. Tuy nhiên, đầu ra còn rất hạn chế nên chưa thúc đẩy sản xuất mạnh mẽ. Đây là tiềm năng các đơn vị có nhu cầu có thể khai thác.
Đối với thạch đen, đơn vị có thể cung cấp 2.000-5.000 tấn/năm. Hiện, công ty đã đăng ký mã cơ sở đóng gói nhưng hải quan Trung Quốc chưa chấp thuận.
Đẩy mạnh bán hàng qua nhiều kênh
Chia sẻ bí quyết tiêu thụ nông sản trong tâm thế "bình thường mới", bà Vũ Thị Hậu - Chủ tịch Hiệp hội các Nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng: Các mặt hàng nông sản của các tỉnh phía Bắc hết sức phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, hiện nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc tiêu thụ bị ảnh hưởng rất nhiều.
Việc tiêu thụ sản phẩm ở mỗi gia đình có xu hướng tăng lên. Do đó, để sản phẩm chất lượng đến tay người tiêu dùng, các doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, điều chỉnh giá bán hợp lý... sẽ dễ dàng được thị trường nội địa chấp nhận.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần cập nhật công nghệ mới nhất, đẩy mạnh việc bán hàng qua nhiều kênh khác nhau, sẽ giúp công tác tiêu thụ thuận lợi hơn, nhất là trong bối cảnh việc mua hàng trực tiếp đang gặp khó khăn do dịch bệnh như hiện nay. Mong các địa phương hỗ trợ HTX, người dân nâng cấp phương tiện sản xuất, bán hàng để thích nghi tình hình mới.
Bà Hậu cũng góp ý với tỉnh Lào Cai trong việc tiêu thụ sản phẩm cá tầm, cá hồi. Theo đó, tỉnh nên có phương án đưa sản phẩm này vào tiêu thụ trong các siêu thị.
"Nếu Lào Cai đưa được sản phẩm siêu thị sẽ có sự cạnh tranh về giá, giúp người tiêu dùng bình dân cũng có thể tiếp cận những sản phẩm giá trị cao này, khả năng tiêu thụ sẽ tăng lên" - bà Hậu phân tích.
Bà Nguyễn Thị Thu - Giám đốc Công ty CP Hỗ trợ sáng kiến kinh doanh tạo tác động MEVI đề xuất một số giải pháp như: Tạo các điểm tập kết tại các vùng nguyên liệu như Lào Cai, Sơn La... Điểm này sẽ tập trung toàn bộ thông tin về sản lượng, năng suất, giá bán... của người dân. Một lưu ý nữa, là việc nâng cao kiến thức về việc đóng gói, bao bì.
Mã số vùng trồng sẽ được cấp... online Theo kế hoạch chuyển đổi số nông nghiệp năm 2022, Bộ NNPTNT sẽ ưu tiên đồng bộ hóa dữ liệu ngành trồng trọt, chăn nuôi, trong đó, sẽ số hóa quy trình cấp để triển khai cấp mã số vùng trồng trực tuyến (online). Chọn hai lĩnh vực đột phá để chuyển đổi số nông nghiệp Theo kế hoạch chuyển đổi số nông...