Đời sống tủi cực của các góa phụ Ấn Độ
Dưới đây là một số hình ảnh cho thấy đời sống buồn tủi, khổ cực của những góa phụ ở Ấn Độ.
Ở một số vùng nông thôn chậm phát triển của Ấn Độ những người phụ nữ góa chồng bị coi là gánh nặng trong gia đình, thậm chí cái bóng của họ cũng bị cho là mang lại điềm gở.
Những người phụ nữ Hindu ở quốc gia này phải chịu tội khi chồng chết, họ sẽ bị đày đến một vùng hoang vắng, sống một cuộc sống tủi cực. Ngày ngày các goá phụ phải cầu nguyện cho gia đình người chết. Mặc dù sati, một hủ tục buộc các goá phụ Hindu phải chịu hoả thiêu theo chồng, bị cấm áp dụng trong nhiều năm qua thế nhưng giờ đây những goá phụ này đang phải chịu nhiều nỗi thống khổ tương tự.
Bị kết tội là gây ra cái chết cho chồng, họ phải chịu cảnh lưu đày tại một nơi hẻo lánh gần như bị mọi người quên lãng. Các goá phụ sống tại đây chen chúc trong những ngôi nhà chật chội, không điện nước, không thông tin. Thậm chí họ không được hưởng những quyền lợi cơ bản nhất về tôn giáo hay xã hội.
Dù sống tách biệt cộng đồng, họ thường mang áo choàng dài trắng, một hình thức để tang theo đạo Hindu. Theo truyền thống, họ phải sống như thế để chuộc lại lỗi lầm do họ gây ra. Vòng đeo cổ của họ cũng bị đập vỡ, vết son đỏ trên trán (đánh dấu người phụ nữ đã kết hôn) được xóa đi.
Bác sỹ Mohini Giri, người sáng lập Guild of Service, một tổ chức giúp đỡ những người phụ nữ và đứa trẻ cơ cực cho biết, bà đã nếm trải sự sỉ nhục của người đời kể từ khi trở thành một quả phụ. Nhiều lần bà đã bị xem là điềm gở và không được phép tham dự các đám cưới. “Chúng tôi sống trong một xã hội gia trưởng. Đàn ông nói rằng về phương diện văn hóa, một góa phụ không thể làm điều gì cả: không được để tóc dài và không cần xinh xắn. Đó là nhận thức xã hội mà chúng tôi muốn thay đổi.”
Gần đây, các khu lánh nạn của phụ nữ Hindu tại miền Đông Ấn Độ kết nạp thêm rất nhiều thành viên mới. Những goá phụ này trốn chạy đến đây để tránh cảnh bị bà con bên chồng lạm dụng tình dục hoặc phải đi làm mại dâm.
Hàng ngàn quả phụ không nơi nương tựa đã tập chung tại Vrindavan, nơi được tin là cái chết sẽ cứu rỗi linh hồn họ. Vì thế họ tới đó để sống trong các ashram (tu viện Ấn Độ) và đợi chờ cái chết. Tuy nhiên, cuộc sống trong ashram tại thành phố thánh Vrindavan hoàn toàn không phải là một chiếc giường trải đầy hoa hồng cho những phụ nữ cô đơn và bị bỏ rơi.
Tại các trại tị nạn, nếu không có kế sinh nhai, những goá phụ Hindu phải đi xin ăn hoặc đi hát mướn cho những nhà giàu. Cứ 2 giờ hát cầu nguyện chủ nhà lại trả ít gạo hoặc một vài đồng rupi. Ngoài việc kiếm từng đồng xu nhỏ để tồn tại qua ngày, họ còn phải chuẩn bị cho đám tang của chính mình sau này. Theo luật lệ của đạo Hindu, hằng ngày họ vẫn cầu nguyện cho gia đình của người đã chết.
Video đang HOT
Những nỗ lực của các nhà hoạt động xã hội nhằm chấm dứt hiện trạng này dường như chẳng có kết quả gì. Hiện nay, dân Ấn Độ coi đó là chuyện bình thường và cũng không muốn thay đổi. Dù chính phủ ban hành luật hôn nhân quy định độ tuổi kết hôn, phần lớn phụ nữ Hindu vẫn lấy chồng lúc 6 tuổi và không ít người trở thành goá bụa khi mới 20
Các nhà làm phim như Dharan Mandrayar và Deepa Mehta đã làm nhiều bộ phim về cảnh ngộ khốn khổ của những người phụ nữ như vậy nhưng điều này lại gây ra các cuộc tranh luận nảy lửa tại quốc gia đông dân thứ hai thế giới. Bộ phim Mehta năm 2005, miêu tả câu chuyện của Kalyani trẻ trung và xinh đẹp, một người quả phụ đã bị bán cho các ổ mại dâm. Bộ phim đã giành được giải thưởng Hàn lâm năm đó. Tuy nhiên, vẫn không có điều gì thay đổi trong cuộc sống thực tại của Kalyani, người phải sống trong những điều kiện khắc nghiệt mỗi ngày.
Sinh sống ở thị trấn Vrindavan, các góa phụ nguyện cống hiến những năm tháng cuối đời cho thần Krishma. Ảnh: Một góa phụ lớn tuổi sống ở một trại dưỡng lão đang thêm gia vị vào món ăn trưa.
Người góa phụ lấy hai mẩu bánh bít-cốt và một cốc trà sữa để ăn sáng.
Một người đang phàn nàn về những quy định của các nhà điều hành tới thành viên của tổ chức Sulabh trong lần đơn vị này tới thăm khu nhà ở của các góa phụ.
Ảnh chụp từ trên cầu thang ghi lại cảnh một góa phụ đang lầm lũi đi về phòng để ngủ.
Gian phòng nghỉ ngơi của một góa phụ đáng thương.
Chừng 10.000 góa phụ sinh sống ở thị trấn Ấn Độ đặc biệt này trong điều kiện khó khăn, dưới tiêu chuẩn trung bình. Trong ảnh: Một góa phụ “lên đồng” trong đền Krishna.
Theo Tổng hợp
Đổi chủ tọa xử phúc thẩm thiếu niên tạt axit đoàn cưỡng chế
TAND tỉnh Long An chấp nhận kiến nghị của các luật sư, thay đổi chủ tọa phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ tạt axit vào đoàn cưỡng chế của em Nguyễn Mai Trung Tuấn.
Sáng 2/3, tại trụ sở TAND tỉnh Long An, đã diễn ra phiên tòa phúc thẩm vụ án Nguyễn Mai Trung Tuấn - 16 tuổi, bị xét xử về tội cố ý gây thương tích do đã tạt axit vào đoàn cưỡng chế.
Hội đồng xét xử trong phiên phúc thẩm lần này đã có sự thay đổi khi thẩm phán Lê Quang Hùng - trước đó đã được phân công làm chủ tọa phiên tòa đã được thay bằng thẩm phán Lê Hùng Cường.
Có 9 luật sư tham gia bào chữa cho Nguyễn Mai Trung Tuấn trong vụ án này. Việc thay đổi chủ tọa phiên tòa lần này của TAND tỉnh Long An là căn cứ vào kiến nghị của các luật sư trước khi mở phiên tòa này.
Sáng 2/3, TAND tỉnh Long An đã tiếp tục mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án Nguyễn Mai Trung Tuấn về hành vi cố ý gây thương tích
Theo kiến nghị của các luật sư, khi vụ án mới chỉ được xét xử phúc thẩm nhưng thẩm phán Lê Quang Hùng đã có những phát biểu, nhận định trên báo chí cho rằng bản án sơ thẩm là có căn cứ.
Trước đó, TAND tỉnh Long An đã có kế hoạch mở phiên tòa lưu động để xét xử vụ án vào ngày 1/2 nhưng đã tạm hoãn vì các luật sư yêu cầu cần có mặt thêm bị hại, giám định viên.
Mở đầu phiên tòa phúc thẩm hôm nay, các luật sư lại tiếp tục đề nghị tòa xem xét về việc không có mặt của giám định viên, không có mặt cha mẹ của Tuấn. Đồng thời, cậu ruột của Tuấn - là người giám hộ Tuấn trong phiên phúc thẩm này cũng cho rằng mình không đủ tư cách làm đại diện.
Sau hai lần tạm ngưng để hội ý, hội đồng xét xử tuyên bố vẫn tiếp tục phiên tòa, bác đề nghị của các luật sư về việc triệu tập cha mẹ của Tuấn (đang thụ án), đơn vị giám định đã gửi hồ sơ giám định nên việc có mặt của giám định viên tại phiên tòa là không cần thiết.
Nguyễn Mai Trung Tuấn bị cáo buộc phạm tội "cố ý gây thương tích" khi chỉ mới 15 tuổi.
Trong phiên sơ thẩm ngày 24/11/2015, TAND huyện Thạnh Hóa đã tuyên phạt Tuấn 4 năm 6 tháng tù với kết luận Tuấn đã tạt axit vào đoàn cưỡng chế giải tỏa mặt bằng dự án, làm một trưởng công an xã bị thương tích 35%.
Phiên tòa phúc thẩm vẫn đang tiếp tục./.
Theo Sơn Lâm
Theo_VOV
'Thành phố của những góa phụ' ở Ấn Độ Dưới đây là những hình ảnh tại 'thành phố của những góa phụ' ở Ấn Độ. Thành phố của những góa phụ là nơi tập trung khoảng 10.000 chị em sống quây quần bên nhau bởi lý do chồng mất hay bị gia đình ruồng rẫy. Người dân địa phương thường gọi Vrindavan là " thành phố của những góa phụ". Bởi lẽ,...