Đội quân truy vết California bất lực trước Covid-19
California từng được coi là điển hình chống Covid-19 của Mỹ, nhưng đội quân truy vết tiếp xúc giờ đây không thể theo kịp tốc độ lây lan của virus.
Truy vết tiếp xúc là công tác chủ chốt trong chiến lược y tế nhằm kiểm soát Covid-19. Đội ngũ tiến hành hoạt động này cần hỏi những người nhiễm nCoV mới về gia đình, bạn bè, hoặc người quen mà họ có thể đã tiếp xúc, để những người nghi nhiễm được thông báo tự cách ly và xét nghiệm. Tuy nhiên, tình trạng số ca nhiễm tăng vọt khắp vùng thành thị đã cản trở quá trình truy vết tại bang California, Mỹ, dẫn tới xét nghiệm và nhận kết quả chậm trễ.
Vào cuối tháng 5, người dân California, Mỹ, sống trong tâm trạng hân hoan, khi bang được coi là một hình mẫu thành công trong cuộc chiến chống Covid-19. Bang gần 40 triệu dân này đã tránh được một làn sóng bùng phát Covid-19 từng được dự báo là rất tồi tệ, số bệnh nhân nhiễm nCoV nhập viện bắt đầu giảm và các nhà hàng, cơ sở kinh doanh đã mở cửa trở lại.
California khi đó xây dựng được một đội quân truy vết 10.000 người trên toàn bang, thậm chí một số hạt như Santa Clara còn tuyển vượt chỉ tiêu đội ngũ chuyên lần theo tung tích của virus.
Tuy nhiên, chỉ 2 tháng sau, California chứng kiến làn sóng bùng phát Covid-19 mới khi tái mở cửa, trở thành điểm nóng dịch bệnh mới của nước Mỹ. Mark Ghaly, giám đốc sở y tế và dịch vụ nhân sinh bang California, cho biết số lượng đội quân truy vết đó giờ đây không đủ để đương đầu với “làn sóng” Covid-19.
“Việc truy vết tiếp xúc với mức độ lây lan nCoV như hiện nay khó khăn hơn rất nhiều. Chương trình truy vết mà chúng tôi đã xây dựng không dựa trên mức độ lây nhiễm này”, Ghaly phát biểu hôm 14/7.
Năng lực xét nghiệm hạn chế và việc thông báo kết quả chậm trễ cũng gây trì hoãn nghiêm trọng đối với quá trình liên lạc các ca nhiễm mới, cùng những người tiếp xúc gần. Do đó, số người có nguy cơ bị phơi nhiễm ngày càng gia tăng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm nCoV tại một trạm lưu động ở thành phố San Diego, bang California, hôm 25/6. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Ngay cả tại Santa Clara, nơi huy động được hơn 700 người truy vết tiếp xúc, gấp ba lần mức khuyến nghị tối thiểu của bang, giới chức y tế cũng tỏ ra bối bối. Sarah Rudman, quan chức chịu trách nhiệm giám sát công tác truy vết của hạt Santa Clara, thẳng thắn thừa nhận rằng bà “không có câu trả lời” khi được hỏi liệu hệ thống truy vết có đang hoạt động hiệu quả hay không.
“Tôi nghĩ hệ thống chắc chắn phát huy hiệu quả trong những bối cảnh tốt nhất. Tuy nhiên, chúng tôi còn rất nhiều việc phải làm để có thể đạt được bối cảnh đó tại hạt Santa Clara”, Rudman cho hay.
Trong khi đó, nhiều địa phương khác tại California, như hạt Alameda, vẫn cách xa mục tiêu nhân sự tối thiểu cho công tác truy vết tiếp xúc mà chính quyền bang đề ra. Hạt Alameda có 93 người truy vết, tức là chưa đầy một nửa mục tiêu 250 người để đáp ứng chỉ tiêu 15 người truy vết/100.000 cư dân.
“Tình trạng số ca nhiễm gia tăng đột biến gần đây khiến công việc càng thêm thách thức. Tuy nhiên, chúng tôi đang tăng cường tuyển dụng để tìm kiếm thêm nhân lực tiến hành nhiệm vụ này”, phát ngôn viên hạt Alameda Neetu Balram cho biết.
Thượng nghị sĩ bang California Steve Glazer chỉ ra rằng việc thiếu dữ liệu về hiệu quả truy vết tiếp xúc trên toàn bang cũng là một rào cản khi số ca nhiễm đang tăng lên. “Ngoài mục tiêu đào tạo 10.000 người truy vết mới mà Thống đốc Gavin Newsom đặt ra, tôi không nhận được bất cứ dữ liệu hoặc thông tin thực tế nào cho thấy hiệu quả của công tác này”, Glazer nói.
Nghị sĩ này cho hay toàn bang California và hầu hết các hạt không thống kê được có bao nhiêu người liên hệ với đội ngũ truy vết trong vòng 24 giờ, khoảng “thời gian vàng” mà Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo, nhằm cách ly hiệu quả ca nhiễm mới và kiềm chế virus lây lan. “Họ cũng không báo cáo về mức độ thành công trong việc truy vết những người tiếp xúc gần với ca nhiễm mới”, ông nói thêm.
Glazer còn phàn nàn rằng chính quyền không cung cấp dữ liệu thu thập được từ các ca nhiễm có thể hữu ích trong việc đánh giá rủi ro với cộng đồng. “Liệu họ có phải nhân viên y tế, hoặc người lao động thuộc lĩnh vực được cho là thiết yếu trong đại dịch hay không? Họ có tránh đến nơi công cộng, hoặc có đến các bữa tiệc hay không? Họ có thường xuyên đeo khẩu trang không?”, Glazer đặt một loạt câu hỏi.
“Chúng tôi không có bất cứ dữ liệu nào để nắm bắt tình hình. Không có những thông tin đó, chúng tôi không thể mong đợi kiềm chế được virus”, Glazer nhận định.
Các bác sĩ cũng bày tỏ lo ngại về những ca nhiễm và ca tiếp xúc không được đội ngũ truy vết liên lạc, cùng việc thiếu thông tin về hiệu quả và lợi ích của công tác này. Tại Santa Clara, việc đông đảo người tham gia truy vết được coi là một thành công, nhưng không có nhiều thông tin công khai về hiệu quả của chương trình.
Rudman tuần trước cho biết đội ngũ truy vết tại hạt Santa Clara đã liên hệ được “khoảng 70-75% toàn bộ ca nhiễm và 65% trường hợp tiếp xúc”, thêm rằng “phần lớn được liên lạc trong vòng 48 giờ”. Tuy nhiên, các con số cụ thể chưa được công bố.
Perry Halkitis, trưởng khoa y tế cộng đồng tại Đại học Rutgers, Mỹ, cho biết số đối tượng cần truy vết đối với mỗi loại bệnh là khác nhau. Với nCoV, chủng virus lây lan dễ dàng và âm thầm, những người truy vết tốt nhất nên tìm được 75% số người tiếp xúc gần với người nhiễm trong vòng 24 giờ. Ông cho rằng việc liên hệ với họ trong vòng 48 giờ là “không hay lắm” và nếu lâu hơn, hiệu quả của công tác truy vết trở nên rất hạn chế.
Gonzalo Riccombeni, một người truy vết tại hạt Santa Clara, cho biết những người được anh liên hệ đều hợp tác, nhưng năng lực xét nghiệm và thời gian chờ đợi kết quả lại là một “chướng ngại vật” khác. Theo phát ngôn viên Balram của hạt Alameda, địa phương này đạt mục tiêu xét nghiệm 3.100 người mỗi ngày, nhưng quá trình trả kết quả bị chậm trễ.
Các phòng thí nghiệm trên cả nước cho biết thời gian tiến hành xét nghiệm và trả kết quả đã tăng gấp đôi, khiến người xét nghiệm chỉ có thể biết mình bị nhiễm nCoV hay không sau vài ngày, đôi khi tới hơn một tuần. Do những hạn chế này, giám đốc sở y tế California Ghaly cho biết bang sẽ ưu tiên xét nghiệm cho những người có triệu chứng.
Bất chấp loạt trở ngại, các chuyên gia y tế vẫn đánh giá truy vết tiếp xúc là công cụ hiệu quả nhất để kiềm chế đại dịch, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và trường học tái mở cửa, thêm rằng làn sóng Covid-19 hiện nay không xuất phát từ thất bại trong việc truy vết.
“Đại dịch lan rộng không phải vì việc truy vết tiếp xúc thất bại, mà bởi mọi người hành động như thể dịch bệnh đã trôi qua”, Halkitis nêu ý kiến.
Người California cuối tháng 5 tận hưởng nhiều kỳ nghỉ dài và đám đông đổ ra đường phố, bãi biển tụ tập, vui chơi như bình thường, dù Covid-19 chưa biến mất. Đến cuối tháng 6, họ bắt đầu trả giá, khi số ca nhiễm và nhập viện tăng vọt. California trong 24 giờ qua ghi nhận thêm gần 10.000 ca nhiễm nCoV.
“Hành động của người dân và các doanh nghiệp tạo cơ hội rất lớn cho virus lây lan, và nó cho thấy chúng ta có thể vuột mất mọi thành quả đã đạt được nhanh đến mức nào”, Anne Rimoin, giáo sư dịch tễ học tại Trường Y tế Công Đại học Los Angeles California, nhận định.
Hà Nội trao tặng hơn 15.000 khẩu trang y tế cho vùng Ile-de-France
Ngày 03/7, tại Paris, Đại sứ Việt Nam tại Pháp thay mặt chính quyền Hà Nội trao tặng hơn 150.000 khẩu trang y tế cho chính quyền Ile-de-France.
Ông Nguyễn Thiệp, Đại sứ Việt Nam tại Pháp, thay mặt chính quyền thành phố Hà Nội, trao tặng 150 nghìn chiếc khẩu trang y tế cho chính quyền vùng Ile-de-France.
Cũng nhân dịp này, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, gửi tặng thành phố Choisy-le-Roi, một địa phương thuộc vùng hành chính Ile-de-France, 30.000 chiếc khẩu trang y tế.
Đại sứ Nguyễn Thiệp và Chủ tịch Vùng Ile-de-France trao đổi về cuộc chiến chống Covid-19 tại hai nước. Ảnh: Huỳnh Điệp
Đại sứ Nguyễn Thiệp và bà Valérie Pécresse, Chủ tịch Hội đồng vùng Ile-de-France, đã trao đổi về mối quan hệ hợp tác giữa hai địa phương và về cuộc chiến chống Covid-19 đang diễn ra tại Pháp cũng như tại Việt Nam. Đại diện cho vùng Ile-de-France đón nhận món quà ý nghĩa từ phía Việt Nam, bà Pécresse không quên bày tỏ sự ấn tượng đối với hiệu quả cuộc chiến chống dịch Covid-19 mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua.
"Tôi rất ấn tượng khi được biết Việt Nam đã triển khai cuộc chiến chống Covid-19 như thế nào và được biết ở Việt Nam có rất ít nạn nhân của dịch Covid-19. Tại Pháp, chúng tôi đã bị bất ngờ khi bị dịch Covid-19 tấn công, đây sẽ là một cuộc chiến rất dài và khó khăn. Vì vậy mà tôi rất cảm động với sự tương trợ mà ông Chủ tịch thành phố Hà Nội dành cho vùng Ile-de-France ngày hôm nay, thông qua số khẩu trang này", bà Pécresse nói.
Vùng Ile-de-France, khu vực hành chính trung tâm của nước Pháp, là một trong những vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất tại Pháp từ khi dịch Covid-19 tấn công nước này. Bà Valérie Pécresse cho biết, ưu tiên lúc này của vùng Ile-de-France là phục hồi lĩnh vực kinh tế khi dịch bệnh đã được kiểm soát.
"Hiện nay, virus vẫn chưa biến mất hoàn toàn mà vẫn đang lân lan nhưng tình hình dịch bệnh không còn như trước đây. Chúng tôi bắt đầu phục hồi kinh tế, chúng tôi sẽ dùng hết sức mình để phục hồi nền kinh tế vốn bị đình trệ khi đất nước phải phong tỏa", bà Pécresse nói thêm.
Chủ tịch vùng Ile-de-France cũng cho biết, trong các nỗ lực khôi phục kinh tế, xã hội thời kỳ hậu Covid-19, vùng này đang lên kế hoạch tổ chức các hội nghị, diễn đàn về vấn đề môi trường, theo mô hình của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (COP) trong thời gian tới.
Ile-de-France là địa phương có mối quan hệ hợp tác với thành phố Hà Nội từ hơn 30 năm qua. Quan hệ hợp tác giữa hai địa phương là hình mẫu cho quan hệ hợp tác phi tập trung giữa hai nước. Vì vậy, vùng Ile-de-France mong muốn có sự tham dự của thành phố Hà Nội nhằm trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường nhân hội nghị này.
Phép thử chưa từng thấy với đập Tam Hiệp Khoảng 15 triệu dân ở miền nam Trung Quốc đang bị ảnh hưởng bởi trận lũ lụt tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Lượng nước đổ về quá nhiều đang đe dọa các hồ chứa của đập thủy điện, trong đó có Tam Hiệp - con đập lớn nhất thế giới. Ngập lụt ở tỉnh An Huy ngày 27/6. Ảnh: China Daily...