Đội quân robot hỗ trợ Thế vận hội Tokyo
Dù diễn ra chậm một năm vì dịch Covid-19, nhưng Thế vận hội Tokyo 2020 vẫn là dịp để nước chủ nhà Nhật Bản phô diễn công nghệ chế tạo robot đẳng cấp thế giới.
Nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Toyota đã phát triển một bộ robot để tham gia hỗ trợ điều hành tại Thế vận hội. Điểm đặc biệt của đội quân robot này là chúng được thiết kế để thể hiện các ứng dụng hằng ngày một cách thực tế hơn.
“ Thế vận hội Tokyo 2020 là cơ hội để chúng tôi thể hiện công nghệ robot của Nhật Bản. Đây không chỉ đơn giản là triển lãm robot, mà còn là dịp để giới thiệu hoạt động thực tế của robot trong đời sống thực. Vì vậy, Thế vận hội năm nay không chỉ có các môn thể thao, mà còn có một số robot tuyệt vời đáng để mong đợi”, Hirohisa Hirukawa, người đứng đầu Dự án Robot Tokyo 2020, nói.
Miraitowa màu xanh lam và Someity màu hồng là hai robot có thể tương tác với con người, nên sẽ đóng vai trò là linh vật chính thức của Thế vận hội, đồng thời kiêm luôn nhiệm vụ “gặp gỡ và chào mừng” các vận động viên cùng với những người được phép tham dự. Chúng được điều khiển từ xa bởi con người, nhưng có camera trên bo mạch để nhận dạng khuôn mặt, nét mặt và tương tác với những cái bắt tay, gật đầu, chớp mắt.
Ngoài hai robot trên, đội quân hỗ trợ đặc biệt cho Thế vận hội sắp diễn ra còn có sự góp mặt của robot hình người với kích thước thật T-HR3. Toyota đã phát triển T-HR3 từ năm 2017. Nó có khả năng bắt chước những chuyển động tay của người điều khiển. Toyota cho biết T-HR3, được điều khiển bởi kính thực tế ảo và một bộ khung xương ngoài, sẽ có thể thực hiện động tác đập tay với các vận động viên và thậm chí tự tổ chức một cuộc trò chuyện với họ.
“Với tầm nhìn về tương lai, chúng tôi tin rằng sẽ có nhu cầu cao về robot thực hiện các nhiệm vụ tinh vi trong tương tác an toàn với con người”, Tomohisa Moridaira, người đứng đầu nhóm nghiên cứu và phát triển robot của Toyota, nói.
Có lẽ quan trọng nhất tại Thế vận hội đặc biệt này là T-TR1, một loại robot có khả năng dịch chuyển tức thời cho phép mọi người tham dự các sự kiện và tương tác với các vận động viên theo hệ thống thực tế ảo. Để mô tả thì T-TR1 là một màn hình cao, thẳng đứng, hiển thị hình ảnh trực tiếp của người xem từ xa và có một máy ảnh gắn trên đầu mang lại cho mọi người cảm giác như họ thực sự đang ở đó. Bất kỳ ai được chọn tham gia cũng có thể di chuyển robot quanh một địa điểm bằng điều khiển từ xa.
Một robot có lẽ sẽ ít được sử dụng tại Thế vận hội năm nay là Delivery Support Robot, loại robot hỗ trợ giao hàng được thiết kế để giao thức ăn và đồ uống cho đối tượng khán giả ngồi trên xe lăn. Đối tác của nó, robot hỗ trợ con người Human Support Robot được chỉ duy bởi một ứng dụng, cũng được thiết kế để hướng dẫn những vị khách cần hỗ trợ để di chuyển đến chỗ ngồi của họ. Mặc dù không được dùng nhiều tại Thế vận hội Olympic, nhưng chúng chắc chắn sẽ giúp ích tại Tokyo Paralympics bắt đầu vào ngày 24.8.
“Loại robot này sẽ giúp khán giả ngồi trên xe lăn có thể thoải mái theo dõi sự kiện thể thao, hòa mình vào bầu không khí bên trong sân vận động mà không có bất kỳ hạn chế nào”, Nobuhiko Koga, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tổng hợp của Toyota, cho hay.
Video đang HOT
Bên cạnh những robot riêng biệt, Thế vận hội Tokyo còn ứng dụng một mạng bot không bị ảnh hưởng bởi các hạn chế gọi là Field Event Support (FES). Mạng bot là hệ thống ứng dụng phần mềm chạy các tác vụ tự động hóa trên mạng. FES sẽ có nhiệm vụ theo dõi nhân viên vận hành và tự động điều hướng để hỗ trợ các hoạt động trong lĩnh vực thi đấu điền kinh.
Được biết, bên ngoài khuôn khổ các môn thể thao, Toyota cũng sẽ sử dụng xe tự hành e-Palette để đưa đón vận động viên và huấn luyện viên từ làng Olympic đến nơi thi đấu. Loại xe này có thể chở tối đa 20 người. Mỗi xe dài 5,25 mét, có thể chạy được 90 dặm trước khi cần được sạc lại. Nếu có bất kỳ lỗi nào xảy ra, xe sẽ tự trở về kho và xe mới được điều động thay thế.
Miraitowa và Someity
T-HR3
T-TR1
Delivery Support Robot và Human Support Robot
Field Event Support
Xe tự hành e-Palette
Robot giúp người khuyết tật mặc quần áo
Cánh tay robot có thể hỗ trợ người khuyết tật, người hạn chế khả năng vận động trong sinh hoạt hằng ngày, nhưng thách thức là làm sao để nó không vô tình gây hại cho họ.
Robot có thể vô tình va phải con người nếu cả hai không cẩn thận
Theo Engadget , các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm máy tính và AI (trí tuệ nhân tạo) của MIT (MIT CSAIL) đã tạo ra thuật toán giúp robot hỗ trợ con người sinh hoạt mà vẫn đảm bảo an toàn.
Muốn mặc quần áo cho con người, robot phải học từng bước một, từ việc giữ quần áo, quan sát cử chỉ của người mặc, tránh va chạm với họ, cho đến hiểu về chất liệu quần áo. Chúng phải được lập trình với tất cả thông tin như vậy.
Tuy nhiên, trong lúc hoạt động, chỉ cần một phản ứng không cẩn thận có thể khiến robot và con người va chạm nhau, tiêu biểu là trường hợp của những robot công nghiệp vô tình làm hại các công nhân trong nhà máy.
Cũng chính vì thế, các thuật toán trước đây thường ngăn robot tiếp xúc với con người để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến vấn đề gọi là "robot đóng băng" - cũng là bài toán nan giải đối với xe tự lái. Khi cảm thấy không thể đảm bảo an toàn cho con người, robot hay các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung sẽ ngừng hoạt động và bỏ qua nhiệm vụ được đặt ra ban đầu.
Để vượt qua vấn đề đó, nhóm nhà khoa học của MIT đã phát triển thuật toán giúp robot có thể tiếp xúc an toàn với con người, hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, tránh va chạm ở mức tối thiểu.
Nghiên cứu sinh Shen Li cho biết: "Việc phát triển thuật toán ngăn tổn hại về thể chất đối với con người mà vẫn không ảnh hưởng đến hiệu quả công việc là một thách thức quan trọng".
Đối với nhiệm vụ thay quần áo đơn giản, robot vẫn phải giữ áo khi con người làm những chuyện khác như kiểm tra điện thoại. Nó phải có khả năng dự đoán nhiều tình huống khác nhau. Zackory Erickson - chuyên gia của Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) cho biết: "Cách tiếp cận đa diện này kết hợp lý thuyết tập hợp (set theory), dự đoán hành vi con người, các quy định bảo đảm an toàn và thường xuyên phản hồi để đánh giá mức độ an toàn trong tương tác giữa người - robot".
Nghiên cứu đang ở trong giai đoạn đầu, nhưng họ có thể áp dụng ý tưởng này vào nhiều việc khác ngoài mặc quần áo, hướng đến mục tiêu cuối cùng là khiến robot có thể hỗ trợ các hoạt động thể chất cho người khuyết tật.
Robot hỗ trợ khử khuẩn tại bệnh viện dã chiến Robot khử khuẩn bằng tia UV, có khả năng tự hành hoàn toàn, giúp giảm tải cho đội y tế tại bệnh viễn dã chiến ở Bắc Giang. Mẫu robot này vừa được đưa đến Bắc Giang trong những ngày đầu tháng 6. Robot được thiết kế theo dạng tách rời, gồm một module xe tự hành (AGV), kết hợp cùng một module...