Đối phó với tăng cân khi cai thuốc lá
Tăng cân rất thường gặp khi cai thuốc lá nhưng thực ra không phải là người cai thuốc lá tăng cân mà người hút thuốc lá gầy quá mức và khi cai thuốc sẽ phục hồi lại cân nặng bình thường.
Cai thuốc lá có thể tăng cân nhưng hoàn toàn kiểm soát được – Ảnh: Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá
Theo Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá – Bộ Y tế, một nghiên cứu kéo dài trong 10 năm đánh giá tăng cân do cai thuốc lá trên hàng ngàn người, kết quả nghiên cứu có đến 2/3 người cai thuốc lá tăng cân trong đó mức tăng cân trung bình là 2,8 kg ở nam và 3,8 kg ở nữ. Số cân nặng tăng lên còn tùy thuộc vào giới tính, trong đó giới nam tăng cân ít hơn giới nữ: 52% nữ giới tăng hơn 3 kg nhưng chỉ có 44% nam giới tăng hơn 3 kg. Theo đánh giá của các bác sĩ trong điều trị cai thuốc lá, người hút thuốc lá sau khi cai thuốc lá thì cân nặng của họ có tăng lên nhưng cuối cùng thì cân nặng trung bình của những người cai thuốc lá sau khi tăng cân lại không hơn cân nặng trung bình của những người không hút thuốc lá. Khi so sánh cân nặng trung bình của người không hút thuốc lá với người hút thuốc lá, người ta nhận thấy cân nặng trung bình của người hút thuốc lá bao giờ cũng thấp hơn cân nặng người không hút thuốc lá có cùng giới tính, chiều cao, tuổi tác.
Video đang HOT
Như vậy cần phải nói lại cho đúng ở đây là người hút thuốc lá sau khi cai thuốc lá đã “phục hồi cân nặng bình thường” chứ không phải là tăng cân sau khi cai thuốc lá.
Cần thay đổi loại thức ăn: ăn ít thức ăn nhiều ngọt, mỡ và muối, ăn nhiều trái cây và thức ăn nhiều chất xơ. Duy trì tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày. Ưu tiên những môn tập thể dục nâng cao sức bền bỉ hơn là sức mạnh (ví dụ như: khuyến khích chạy bộ, bơi lội hơn tập cử tạ).
Trong những trường hợp tăng cân bệnh lý, rối loạn hành vi ăn uống, người cai thuốc lá cần phải đến tư vấn bác sĩ chuyên khoa về cai thuốc lá và dinh dưỡng để có những chế độ điều trị phù hợp dùng thuốc và không thuốc.
Theo Thanh niên
Phụ nữ hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn nam giới
Các nhà khoa học từ lâu đã phát hiện ra rằng hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
Phụ nữ hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn nam giới. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Tuy nhiên tác hại lớn như thế nào còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố giới tính, điều trước kia ít được biết đến. Theo kết quả một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Anh, hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới.
Trong nghiên cứu này, các tác giả đã phân tích dữ liệu của 3.343 bệnh nhân tim mạch tại Anh trong giai đoạn 2009-2014. Kết quả cho thấy 2 điều: Thứ nhất, phụ nữ hút thuốc lá sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn nam giới, điều này càng thể hiện rõ ở nhóm tuổi từ 50 đến 64. Ở nhóm tuổi này, những người phụ nữ hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn 9,7 lần so với những người phụ nữ khác không hút thuốc; trong khi tỉ lệ này ở nam giới hút thuốc so với những người không hút thuốc là 4,5 lần. Thứ hai, phụ nữ hút thuốc lá sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt là nhóm tuổi từ 18 đến 49 với nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn 13,2 lần so với những người phụ nữ không hút thuốc.
Tại sao so với nam giới, phụ nữ hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn? Theo các nhà khoa học, điều đó có thể là do thuốc lá làm suy giảm lượng estrogen ở nữ giới - loại hormone quan trọng giúp chống lại các bệnh về tim mạch. Ngoài ra, yếu tố cấu tạo cơ thể cũng là một nguyên nhân. Ở nữ giới các mạch vành thường nhỏ hơn nam giới, những người có thời gian hút thuốc lâu dài sẽ dẫn đến việc động mạch dần bị thu hẹp lại, làm cho nguy cơ bệnh tim mạch tăng cao.
Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch và nhiều loại bệnh khác, các nhà khoa học khuyến cáo những người hút thuốc lá nên nhanh chóng ngừng hút thuốc.
Thanh Tùng
Theo TTXVN
Israel: 8.000 người tử vong mỗi năm do các bệnh liên quan đến hút thuốc lá Mỗi năm tại Israel có khoảng 8.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến hút thuốc lá. Đây là số liệu do Bộ Y tế và Hiệp hội Ung thư Israel (ICA) công bố ngày 28/5. Ảnh minh họa Theo báo cáo của ICA, trong số ca tử vong nói trên có 800 trường hợp là hút thuốc lá thụ động....