Đối phó với những cơn giận dỗi bất thình lình của trẻ, đây mới là cách làm đúng
Chắc hẳn bố mẹ không mong muốn nhìn thấy con mình giận dỗi , nổi nóng thất thường, nhưng khi trẻ phát tiết cảm xúc chưa hẳn là điều xấu, bởi vì trong nước mắt có chứa hormone cortisol và căng thẳng.
Có 4 nguyên nhân chính khiến tính khí của trẻ thất thường:
1. Khi trẻ đối mặt với trở ngại hoặc sự việc quấy nhiễu khiến trẻ không thoải mái.
2. Trẻ mệt mỏi, sợ hãi, bị bạn bè giành giật đồ chơi hoặc bị xa lánh khiến tâm trạng của trẻ biến động và không thể kiểm soát cảm xúc.
3. Bố mẹ ngăn cấm hoặc áp đặt quá nhiều điều khiến trẻ bị áp lực về tâm lý.
4. Mối quan hệ giữa bố mẹ căng thẳng, không hòa hợp, trẻ không cảm nhận sự quan tâm, cảm giác an toàn và yêu thương nên trở nên nóng nảy.
Khi trẻ khóc lóc ầm ĩ, nước mắt sẽ giúp trẻ giải phóng áp lực của cơ thể, thúc đẩy cân bằng về tâm sinh lý.
Khi trẻ nổi nóng cũng là lúc trẻ đang muốn phát đi tín hiệu đến bố mẹ là “con cần sự giúp đỡ”. Bố mẹ có thể tận dụng cơ hội này để hướng dẫn và giúp trẻ đối mặt với khó khăn.
Sau đây là vài mẹo giúp bố mẹ ứng phó với cơn giận dỗi của trẻ:
1. Bố mẹ cần kiểm soát cảm xúc của bản thân, tránh phản ứng thái quá
Trẻ nổi nóng kéo theo hệ lụy là bố mẹ cũng buồn bực theo, tuy nhiên bố mẹ không nên la hét, không to tiếng, không tranh luận với trẻ, bởi sự nóng giận có tính lây truyền.
Khi bố mẹ phản ứng thái quá sẽ càng mất bình tĩnh, càng khiến cơn nóng nảy của trẻ kéo dài thời gian hơn.
2. Bố mẹ cần bình tĩnh chờ đợi cơn giận của trẻ nguôi ngoai
Khi trẻ nóng giận, trẻ sẽ la hét, khóc lóc ầm ĩ, ném đồ chơi… cho đến khi mệt mới thôi.
Thời điểm này, bố mẹ không nên trốn chạy khỏi hiện trường, phương pháp đúng nhất là bố mẹ lẳng lặng theo dõi trẻ phát tiết cảm xúc, bảo đảm trẻ không có hành động thương tổn đến bản thân và trẻ cần được biết bố mẹ vẫn luôn ở gần trẻ.
Video đang HOT
3. Ôm trẻ vào lòng vỗ về an ủi
Khi trẻ có hành động gây thương tổn đến bản thân, bố mẹ nên ôm trẻ vào lòng, dịu dàng vỗ về khiến trẻ cảm nhận được sự an ủi, điều này khiến cơn giận của trẻ nguôi ngoai và trẻ sẽ vui lại ngay.
Đối phó với những cơn giận dỗi bất thình lình của trẻ, đây mới là cách làm đúng – Ảnh 2.Nếu bố mẹ không muốn trẻ nóng giận thất thường, bố mẹ cần phải kiểm soát cảm xúc của bản thân (Ảnh minh họa).
4. Không nên nhân nhượng đòi hỏi vô lý của trẻ
Cho dù cơn giận của trẻ kéo dài dai dẳng nhưng bố mẹ không nên vì thế mà nhân nhượng rồi tự phá vỡ quy tắc. Khi cơn giận của trẻ qua đi, bố mẹ nên phê bình hành động sai trái của trẻ, đó mới là cách giáo dục đúng đắn.
5. Tìm hiểu nguyên nhân và giải quyết ngọn nguồn vấn đề
Khi trẻ đã bình ổn cảm xúc, bố mẹ cần tranh thủ trò chuyện với trẻ, tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ nóng giận và cùng trẻ giải quyết vấn đề, đồng thời giảng giải cho trẻ hiểu nổi nóng không thể giải quyết vấn đề mà càng khiến tình hình phức tạp hơn.
6. Bố mẹ cần phải làm gương cho trẻ noi theo
Mặc dù trẻ còn nhỏ và không hiểu cách bố mẹ đối nhân xử thế, nhưng mỗi ngày trẻ sẽ quan sát hành vi và biểu hiện của bố mẹ.
Đặc biệt là giai đoạn trẻ sơ sinh, trẻ sẽ nắm bắt thông tin cảm xúc từ mẹ (hoặc người thân thiết với trẻ) thông qua nét mặt, sau đó trẻ sẽ có hành động tiếp theo là tiếp cận hoặc tránh né. Các nhà tâm lý học gọi đây là lý thuyết “tham khảo xã hội”.
Lấy một ví dụ đơn giản, nếu như người mẹ có tâm trạng vui vẻ và luôn tươi cười, trẻ đương nhiên cũng sẽ vui vẻ theo.
Bởi vậy, nếu bố mẹ không muốn trẻ nóng giận thất thường, bố mẹ cần phải kiểm soát cảm xúc của bản thân, các thành viên trong gia đình cũng cần cố gắng tạo bầu không khí ấm áp và hòa thuận.
Khi trẻ cảm nhận được tình yêu thương và sự bao dung, trẻ sẽ bớt nóng nảy hơn.
Theo www.phunutoday.vn
Thí điểm cuốn chiếu sách giáo khoa kiểu này không ổn
Chưa có sự tiếp cận kiến thức từ các lớp học dưới thì học sinh sẽ không thể học được ở các lớp học trên.
Nhằm thực hiện chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, Khung chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới đã chính thức được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua, sau hai lần lấy ý kiến nhân dân.
Đây được coi là một bước cụ thể hóa quan trọng nhằm thực hiện một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đã được đặt ra từ nhiều năm nay.
Mục tiêu hướng đến là tạo một diện mạo mới cho nền giáo dục trước các yêu cầu của đổi mới, tạo ra một lớp người mới trong nhu cầu của sự phát triển đất nước.
Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 14/10/2017 có đăng bài viết "Chi tiết lộ trình dự kiến áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới".
Theo đó, bài viết đã cung cấp những nội dung về lộ trình dự kiến áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới do Chính phủ đề xuất theo Tờ trình số 408/TTr-CP ngày 14/10/2017 về tình hình thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông, được gửi tới Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.
Hình minh họa, nguồn: Vtv.vn.
Tuy nhiên, khi nhìn vào những nội dung trong đề xuất này có thể thấy những bất cập và không hợp lý cho lộ trình thực hiện một chương trình giáo dục phổ thông lớn, liên quan đến tất các học sinh trong đất nước chúng ta.
Vì vậy, cần thiết phải có sự trao đổi và xem xét lại về lộ trình thực hiện này.
Cụ thể, theo những nội dung đã được đề xuất thì thời gian thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới cho học sinh phổ thông sẽ được áp dụng đối với cấp tiểu học là từ năm học 2019-2020;
Đối với cấp trung học cơ sở là từ năm học 2020-2021 và đối với cấp trung học phổ thông là từ năm học 2021-2022.
Bởi kiến thức luôn có sự liền mạch, logic theo một chỉnh thể thống nhất.
Vì thế, nếu học sinh không có sự tiếp cận từ lớp dưới thì học sinh sẽ không thể học được ở các lớp trên.
Đó là chưa kể đến trong chương trình giáo dục phổ thông mới còn có những môn học mới.
Chúng ta biết, nguyên tắc chung nhất cho một chương trình giáo dục và cũng được đặt ra trong việc dạy học là:
Học sinh được bắt đầu từ những kiến thức căn bản và cơ sở, sau đó nội dung sẽ được định hướng và phát triển dần lên theo một mạch kiến thức và tư duy, mang tính hệ thống và logic chung.
Và trong chủ trương đổi mới giáo dục lần này, đó là sự đổi mới căn bản và toàn diện, vì thế có thể nói, những nội dung mà học sinh sẽ được học là những kiến thức mới.
Như thế, nếu học sinh chưa có sự tiếp cận kiến thức từ các lớp học dưới thì học sinh sẽ không thể học được ở các lớp học trên.
Vì thế, có thể nói, lộ trình cùng với cách thực hiện này đã thể hiện một sự vội vàng, mang tính áp đặt nên đã bộc lộ như những bất cập.
Bởi vì đã không đảm bảo được các yêu cầu về mặt khoa học của kiến thức và các yêu cầu về giảng dạy trong sư phạm theo một sự thống nhất chung.
Trên thực tế, một chương trình giáo dục được xây dựng công phu, nhằm đảm bảo được các yêu cầu đặt ra cho việc đổi mới, có đủ thời gian tập huấn cho các giáo viên cũng như có sự chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất nhưng lộ trình thực hiện không hợp lý, nếu như không muốn nói là phản khoa học sẽ không mang lại được được hiệu quả và gây trở ngại cho sự học tập của các học sinh.
Vì thế, để đảm bảo hiệu quả cho việc thực hiện một chương trình giáo dục mới với các yêu cầu về mặt khoa học cũng như sư phạm thì một lộ trình hợp lý sẽ được thực hiện là:
Chương trình và sách giáo khoa mới sẽ phải được thực nghiệm và áp dụng dần lên bắt đầu cho học sinh từ lớp 1 cho đến lớp 12, cũng có thể được hiểu đó là theo hình thức cuốn chiếu dần lên.
Nghĩa là, năm đầu tiên sẽ tiến hành thực nghiệm và áp dụng cho lớp 1, sau đó khi học sinh học lên lớp 2 là sẽ có sự thực nghiệm và áp dụng tiếp chương trình cho lớp 2, và sau đó là lên lớp 3...
Và cứ như như thế cho đến khi học sinh học đến hết lớp 12.
Như thế, theo lộ trình với cách thực hiện này thì phải sau 12 năm, chương trình cùng với sách giáo khoa mới sẽ được triển khai và áp dụng hoàn toàn.
Tuy đó là một thời gian dài nhưng đảm bảo được các yêu cầu chung cho giáo dục, đặc biệt là về mặt khoa học và sư phạm trong việc đảm bảo hiệu quả học tập cho học sinh.
Từ đó, các khóa học của các học sinh ở các lớp sau sẽ được học tiếp nối theo một chương trình mới thống nhất.
Do vậy, đây là lộ trình dự kiến được đề xuất trong cách thực hiện nên cần thiết phải được xem xét lại.
Bởi đó là những bước thực hiện một chương trình giáo dục quan trọng của quốc gia nên không thể có sự triển khai một cách nóng vội, theo sự áp đặt mang tính chủ quan.
Từ đó sẽ gây ra sự bất lợi cho các học sinh ngay trong những năm đầu thực hiện.
Trên đây là một vài trao đổi để chúng ta cùng chia sẻ và làm rõ hơn về vấn đề này nhằm tránh gây thiệt hại cho các học sinh và đảm bảo hiệu quả cho việc thực hiện một chương trình giáo dục mới mang tính toàn diện trong tiến trình đổi mới của đất nước.
Rất mong có được sự quan tâm để cùng được trao đổi.
Theo GDVN
Khổ đủ đường với người chồng hơn vợ 20 tuổi Học xong Cao đẳng Du lịch, đang lúc chờ việc, cô theo 1 người bạn về quê kiếm việc làm thêm. Cô được nhận vào làm phụ nghề cho một gia đình làm thủ công mỹ nghệ. Cùng làm việc với cô có người đàn ông hơn cô 20 tuổi để ý, gần gũi tán tỉnh cô. Ông ấy ngỏ lời yêu cô...